meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

"Á quân World Cup 2022" kinh doanh từ thời trang, mỹ phẩm, dược phẩm, truyền hình tới game… tại Việt Nam với số vốn đầu tư gần 4 tỷ USD

Thứ hai, 19/12/2022-17:12
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) của Pháp tại Việt Nam đạt mức 4 tỷ USD, xếp thứ 3 trên tổng 26 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đầu tư vào Việt Nam với hơn 300 doanh nghiệp lớn nhỏ. 

Không chỉ “chiếm sóng” trên khắp trang mạng xã hội, thu hút hàng triệu sự quan tâm của cư dân mạng và cộng đồng yêu bóng đá, đương kim Á quân mùa FIFA World Cup 2022 - Pháp là một trong các đối tác đầu tư quan trọng, xuất hiện trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam. 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Pháp vào Việt Nam hiện đã đạt gần 4 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn FDI của EU, đang xếp thứ 3 trên tổng số 26 quốc gia EU có đầu tư vào Việt Nam. Hơn 300 doanh nghiệp Pháp đầu tư vào Việt Nam với các dự án tại 35 tỉnh, thành phố. 


Đương kim Á quân mùa FIFA World Cup 2022 - Pháp là một trong các đối tác đầu tư quan trọng của kinh tế Việt Nam
Đương kim Á quân mùa FIFA World Cup 2022 - Pháp là một trong các đối tác đầu tư quan trọng của kinh tế Việt Nam

Những thương hiệu quen thuộc của Pháp như Louis Vuitton, L'Oreal, Sanofi, VSTV (K+), SCAVI,... đã gia nhập thị trường Việt Nam từ sớm, trải dài từ mỹ phẩm, thời trang, truyền hình tới dược phẩm, game,... 

Công ty Cổ phần SCAVI trực thuộc Tập đoàn Corèle International (Pháp) với 30 năm hoạt động tại Việt Nam trong ngành dịch vụ oursourcing thời trang nội y. Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần SCAVI sở hữu doanh thu lũy kế cao nhất. Doanh thu trên toàn hệ thống năm 2020 đã vượt mức 7.500 tỷ đồng, trong đó đã góp tỷ trọng lớn nhất là SCAVI Huế đạt gần 6.300 tỷ đồng. 

SCAVI được đặt tại khu công nghiệp Biên Hòa II - Đồng Nai cùng với 2 chi nhanh tại Lâm Đồng và Huế. Riêng với SCAVI Huế đã có ba nhà máy hoạt động liên tục tại khu công nghiệp Phong Điền với số vốn đầu tư hàng chục triệu USD. Doanh nghiệp cũng đang đầu tư vào Nhà máy sản xuất trang phục đồ lót và thể thao tại tỉnh Quảng Trị với số vốn trên 500 tỷ đồng. 

Tập đoàn dược phẩm đa quốc gia Sanofi là doanh nghiệp duy nhất có ba nhà máy tại TP. Hồ Chí Minh với khoảng 1.400 nhân viên trên toàn quốc. Các sản phẩm của Sanofi đã và đang hiện diện trong cuộc sống của người Việt như Alpha Choay, Plavix, Lactacyd, Calcium Corbiere, Taxotere,... Doanh thu của hệ thống này tăng trưởng liên tục qua hàng chục năm có mặt tại thị trường Việt Nam. Tới năm 2020 ghi nhận mức doanh thu gần 7.000 tỷ đồng. Sanofi vào hồi tháng 7 cũng khánh thành kho dược chuẩn GSP mới nhất tại Việt Nam, nằm trong khu công nghiệp Long Hậu, tỉnh Long An.

Hay như Louis Vuitton - Thương hiệu thời trang xa xỉ của Tập đoàn LVMH cũng ghi nhận mức doanh thu tăng trưởng rất mạnh kể từ khi gia nhập thị trường Việt Nam. Nhất là trong giai đoạn 2019 - 2020, doanh thu của hãng bứt phá lên 400 - 600 tỷ đồng. 


Louis Vuitton có mức doanh thu tăng trưởng rất mạnh từ khi gia nhập thị trường Việt Nam
Louis Vuitton có mức doanh thu tăng trưởng rất mạnh từ khi gia nhập thị trường Việt Nam

Louis Vuitton chính thức có mặt tại Việt Nam với cửa hàng đầu tiên được khai trương tại khách sạn Metropole Hanoi từ năm 1997 và ngày càng mở rộng ra những vị trí đắc địa, sầm uất bậc nhất Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 

Tập đoàn mỹ phẩm hàng đầu trên thế giới - L'Oreal đang sở hữu loạt thương hiệu mỹ phẩm từ bình dân như La Roche-Posay, Maybelline, Vichy, Garnier… tới sản phẩm cao cấp như YSL, Kiehl's, Shu Uemura, Lancome,... đã xuất hiện tại Việt Nam 15 năm nay. 

Hiện tại, L'Oreal mang tới thị trường Việt 12 thương hiệu mỹ phẩm thuộc 4 ngành hàng. Các sản phẩm của L'Oreal đang phủ sóng khắp cả nước nhờ hệ thống phân phối khủng, đa dạng gồm siêu thị, trung tâm thương mại, nhà thuốc, salon tóc và các sàn thương mại điện tử, đem về doanh thu từ 1.000 - 2.000 tỷ mỗi năm. 

Đơn vị sở hữu kênh truyền hình K+ VSTV là công ty liên doanh thuộc Tổng công ty truyền hình cáp Việt Nam - VTVcab (thuộc VTV) và Canal+ từ năm 2009. Năm 2013, phần vốn góp của VTVcab vào VSTV được chuyển nhượng cho VTV. Tới nay thì VTV rất muốn thoái vốn tại K+.

VSTV sở hữu hệ thống hàng nghìn đại lý trên toàn cầu. Tuy nhiên, trái với sự tăng trưởng của các doanh nghiệp đồng hương thì tình hình kinh doanh của VSTV không tỷ lệ thuận với quy mô. Doanh thu của họ gần như đi ngang và liên tiếp ghi nhận lỗ sau thuế lên tới hàng trăm tỷ đồng sau nhiều năm. 


VSTV không may mắn như các doanh nghiệp "đồng hương" khác
VSTV không may mắn như các doanh nghiệp "đồng hương" khác

Trong năm 2020, K+ đã lỗ tới 265 tỷ đồng, tới hết năm 2021 thì VSTV tiếp tục lỗ bởi các khó khăn nội tại và cạnh tranh gay gắt từ mảng truyền hình trả phí. Lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2021 hơn 3.895 tỷ đồng.

Hoạt động tại Việt Nam từ năm 1998, Louis Dreyfus Company (LDC) hoạt động trong ngành trồng trọt, kinh doanh, chế biến, bảo quản và phân phối cà phê, ngũ cốc, gạo và hạt có dầu tại thị trường trong nước và xuất khẩu. 

Làm việc với hơn 6.000 nông dân của Việt Nam, công ty này ghi nhận doanh thu tăng trưởng trong giai đoạn 2019 - 2020. Tuy nhiên, con số này đã giảm đáng kể so với mức hơn 7.000 tỷ đồng từng đạt được vào năm 2014. LDC đang vận hành 5 cơ sở tại Việt Nam, chủ yếu đặt tại khu vực Tây Nguyên. Trong đó, nhà máy chế biến cà phê Arabica Lâm Đồng là nhà máy duy nhất chế biến cà phê ướt của LDC trên toàn cầu. 

Ngoài ra, một số thương hiệu khá quen thuộc trong lĩnh vực game như Gameloft, hay thời trang thể thao như Decathlon,... đang mở rộng tại Việt Nam, doanh thu hàng năm đạt 300 - 400 tỷ đồng. 

Đồng thời, cùng với nhóm doanh nghiệp đang hoạt động tại thị trường nội địa, có nhiều tập đoàn của Pháp đã từng đầu tư mạnh vào các chuỗi siêu thị, bán lẻ tại Việt Nam, tuy nhiên đã thoái vốn. Ví dụ như Jaccar gần như đã thoái vốn hoàn toàn khỏi Hoàng Anh Gia Lai, Agrex Sài Gòn, Bourbon Bến Lức. Auchan đã rút khỏi thị trường Việt từ năm 2019; Casino Group cũng từ bỏ BigC tại Việt Nam. 

Chung quy lại, Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng và đang đứng ở vị trí là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Pháp. "Á quân World Cup 2022" vẫn giữ tham vọng đầu tư vào 16 lĩnh vực trên 21 lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế Việt Nam. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

22 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

22 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

22 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

22 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước