meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

9 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Quốc tế (VIB) gho nhận 13.300 tỷ đồng doanh thu, tăng 29% so với cùng kỳ

Thứ ba, 11/10/2022-15:10
Mới đây, Ngân hàng Quốc tế (VIB) đã công bố kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2022 với tổng doanh thu trên 13.300 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 29%. Lợi nhuận trước thuế đạt mức 7.800 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 46%.

Rủi ro được phân tán phần nào khi tỷ trọng bán lẻ cao

Ngân hàng Quốc tế (VIB) cho biết họ là một trong những ngân hàng có rủi ro thuộc vào nhóm thấp nhất trên thị trường với mức độ phân tán rủi ro tập trung tối đa và tỷ trọng dư nợ bán lẻ thị trường bán lẻ chiếm 90% tổng danh mục cho vay và với trên 90% khoản vay có tài sản đảm bảo. 

Có lẽ đây là một điểm đặc trưng của VIB trên thị trường và chủ yếu tập trung cho khách hàng vay cá nhân, cho vay ít (không tập trung) vào nhóm khách hàng doanh nghiệp, đáng chú ý là các công ty, tổng công ty cũng như tập đoàn lớn. 



Mới đây, Ngân hàng Quốc tế (VIB) đã công bố kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2022 với tổng doanh thu trên 13.300 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 29%, lợi nhuận trước thuế đạt mức 7.800 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 46%
Mới đây, Ngân hàng Quốc tế (VIB) đã công bố kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2022 với tổng doanh thu trên 13.300 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 29%, lợi nhuận trước thuế đạt mức 7.800 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 46%

Tính đến ngày 30/6, dư nợ cho vay của khách hàng cá nhân lên đến 197.416 tỷ đồng, chiếm đến 89% tổng dư nợ cho vay khách hàng của VIB. Trong khi đó thì dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước rất khiêm tốn và chỉ có 1.379 tỷ đồng còn dư nợ cho vay của những doanh nghiệp khác như Công ty Trách nhiệm hữu hạn, cổ phần,... vào khoảng 21.400 tỷ đồng. 

Lâu nay, VIB vốn rất có tiếng với sản phẩm cho vay mua ô tô (xe mới, xe cũ,...). Tính đến hết quý 3 năm 2022, VIB tiếp tục nằm trong nhóm dẫn đầu về thị phần cho vay ô tô. Ngoài ra, ngân hàng này cũng cho vay nhiều ở trong mảng mua nhà đất và tiêu dùng,... Đó cũng chính là lý do vì sao trong cơ cấu dư nợ của ngân hàng này và tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn lại cao, chiếm đến 63% tổng dư nợ. 

Bán lẻ cao cũng đồng nghĩa với chi phí vận hành tín dụng lớn hơn

Xét về mặt lý thuyết, quy trình giải ngân một số hồ sơ vay được thực hiện như nhau ở bất kế giá trị của khoản vay đó là 1 tỷ đồng hay 100 tỷ dòng. Dĩ nhiên là sẽ không tính thời gian thẩm định, xét duyệt dài ngắn khác nhau bởi quy mô cũng như độ rủi ro tín dụng cao. 


Dư nợ trung dài hạn chiếm 63% tổng dư nợ của VIB
Dư nợ trung dài hạn chiếm 63% tổng dư nợ của VIB

Chính vì thế mà với những ngân hàng chú trọng nhiều vào khoản vay nhỏ lẻ khối lượng công việc cũng sẽ nhiều hơn đã dẫn đến chi phí vận hàng như chi phí nhân viên, văn phòng phẩm hay công tác phí cũng sẽ nhiều hơn. 

Mặc dù vậy thì điều này cũng có thể khắc phục được bằng cách cải tiến quy trình vận hành cùng đa số các quy trình cũng như thủ tục để có thể giảm bớt thời gian xử lý công việc. 

Tại VIB, trong thời gian 9 tháng đầu năm 2022, chi phí hoạt động được kiểm soát tốt ghi nhận khoảng 4.600 tỷ đồng, so với mức tăng doanh thu (tăng 29% so với cùng kỳ) ghi nhận thấp hơn nhiều. 

Và một minh chứng rõ ràng về hiệu quả hoạt động của VIB đó chính là hệ số sinh lời trên vốn chủ ROE ấn tượng lên đến 30%. Điều này cũng có nghĩa là cứ với mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì ngân hàng sẽ thu về được 30 đồng lợi nhuận sau thuế. 


Cho vay bán lẻ
Cho vay bán lẻ

Đương nhiên, thu nhập của ngân hàng không chỉ đến từ việc cho vay và huy động thì thu nhập ngoài lãi của VIB cũng đã góp phần lớn vào lợi nhuận của ngân hàng. Như thế, kết thúc 9 tháng đầu năm 2022, thu nhập ngoài lãi của VIB ghi nhận đạt hơn 2.400 tỷ đồng và đóng góp 17% vào tổng thu nhập hoạt động. 

Như thế, hai mảng đem lại thu nhập lớn cho VIB chính là bảo hiểm nhân thọ và thẻ. Và tính đến hết quý 3/2022, VIB cũng tiếp tục nằm trong nhóm dẫn đầu về bảo hiểm nhân thọ trên toàn quốc. 

Ngoài ra, VIB lại tiếp tục được các tổ chức trung gian giảm thanh toán hàng đầu trên thế giới như Mastercard và đánh giá là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thẻ tín dụng nhanh nhất cùng với đó là chỉ tiêu trên thẻ cao nhất tại Việt Nam. 

Ngân hàng VIB cho biết họ đang chiếm thị phần số 1 và đóng góp trên 35% tổng mức chi tiêu thẻ Master ở thị trường Việt Nam đồng thời là ngân hàng tiên phong đẩy mạnh các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dữ liệu lớn (Big Data) và máy học (Machine Learning) ở trong các hoạt động về thẻ. Và để có thể có được điều này, không thể phủ nhận rằng lợi ích của việc gia tăng bán lẻ cùng việc phát triển khách hàng cá nhân để bán chéo những sản phẩm dịch vụ ngoài cho vay như thẻ và bảo hiểm. 


Ngân hàng VIB cho biết họ đang chiếm thị phần số 1 và đóng góp trên 35% tổng mức chi tiêu thẻ Master ở thị trường Việt Nam
Ngân hàng VIB cho biết họ đang chiếm thị phần số 1 và đóng góp trên 35% tổng mức chi tiêu thẻ Master ở thị trường Việt Nam

Tên đầy đủ của Ngân hàng VIB là Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam hay Ngân hàng Quốc Tế. Ngân hàng này được chính thức thành lập vào ngày 18/9/1996, trụ sở đặt tại 16 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với tổng vốn điều lệ lớn cũng như bề dày kinh nghiệm, VIB là một trong những ngân hàng ở Việt Nam hoạt động chính trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại ví dụ như cho vay xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế,…

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng đứng đầu tại Việt Nam. Với số điều lệ ghi nhận là 5.644 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 9.000 tỷ đồng còn tổng tài sản đạt mức 123,2 nghìn tỷ đồng.

Đến hiện tại, ngân hàng VIB cũng đã có mặt gần như trên khắp mọi miền của đất nước và luôn nằm trong Top những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam. Hiện, VIB đã có 9.400 cán bộ nhân viên phục vụ gần 3 triệu khách hàng ở 165 chi nhánh và phòng giao dịch ở 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước