5 sai lầm hầu hết F0 đều mắc phải: Cứ xông nhiều là tốt?
BÀI LIÊN QUAN
Bộ Y tế khuyến cáo nhóm người nào không nên sử dụng thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir?Bộ Y tế chính thức công bố giá thuốc điều trị COVID-19 MolnupiravirNhiều người chủ quan sau khi khỏi Covid-19 rồi bất ngờ bị tái nhiễm: Chuyên gia nói gì?Trong những ngày qua, dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, số ca F0 tăng cao không ngừng. Thời điểm hiện tại, hầu hết các trường hợp F0 đều tự cách ly và điều trị tại nhà, dẫn đến nhiều vấn đề nhức nhối như lạm dụng thuốc, xông, thuốc bổ và thực phẩm chức năng.
Liên quan đến vấn đề này, BS Đồng Phú Khiêm – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, cho biết khi số lượng F0 gia tăng, trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều các loại đơn thuốc cho F0. Những đơn thuốc này có thể đến từ bác sĩ, dược sĩ, thậm chí cả những người bán hàng online.
BS Khiêm cho biết, những F0 tự cách ly và điều trị tại nhà không nên tự ý dùng các đơn thuốc “online” và hạn chế mắc phải 5 sai lầm phổ biến dưới đây:
Xông liên tục
Theo BS Khiêm, trong Đông y, xông có thể là biện pháp giúp người bị viêm đường hô hấp nói chung và người nhiễm Covid-19 nói riêng giảm bớt triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên đến nay,
Tuy nhiên đến nay, việc xông vẫn chưa được thêm vào hướng dẫn chẩn đoán điều trị Covid-19, vì thế mọi người không cần quá lạm dụng việc này. Việc xông quá nhiều có thể gây mất nước, khiến cơ thể suy nhược mệt mỏi.
Bên cạnh đó, việc xông quá nhiều có thể ảnh hưởng tới niêm mạc đường hô hấp, đặc biệt với những bệnh nhân Covid-19 thì niêm mạc sẽ càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. BS Khiêm cũng khuyến cáo mỗi người chỉ xông ngày 1 lần, khi xông cần đảm bảo an toàn, tránh bị bỏng.
Lạm dụng thuốc kháng virus
Nhiều người luôn chuẩn bị trước hộp thuốc kháng virus với mong muốn có thể ngăn ngừa bệnh trở nặng. Vì thế mà thuốc kháng virus hiện nay được bán nhiều trên mạng xã hội với mức giá vô cùng đắt đỏ.
Tuy nhiên, BS Khiêm khẳng định, nếu dùng các loại thuốc kháng virus không đúng cách, không những không thể ngăn ngừa biến chứng hậu Covid-19 mà còn có thể mang tới những tác dụng phụ không mong muốn.
Một số loại thuốc kháng virus như Molnupiravir hiện nay còn được khuyến cáo có khả năng ảnh hưởng tới thai nhi, vì thế cả nam và nữ nếu đang có ý định sinh con thì nên tìm đến bác sĩ hướng dẫn khi muốn dùng loại thuốc này.
BS Khiêm cũng nhấn mạnh, các loại thuốc kháng virus hiện vẫn đang được nghiên cứu và dùng trong thời gian ngắn. Do đó, loại thuốc này chỉ dành cho một số đối tượng, chưa kể những tác dụng phụ có thể kể đến. Nếu F0 khỏe mạnh và không có triệu chứng sẽ không cần sử dụng thuốc kháng virus.
Sử dụng thuốc kháng viêm, kháng đông sai cách
Những loại thuốc kháng đông và kháng viêm vốn dễ mua, giá cá rẻ nên đang bị nhiều người lạm dụng. Nhiều người cho rằng, loại thuốc này có thể ngăn ngừa virus ăn xuống phổi. Thực tế, những loại thuốc này chỉ dùng cho bệnh nhân trở nặng, bệnh nhân theo dõi tại nhà nếu sử dụng có thể làm tăng triệu chứng bệnh, gây rối loạn chuyển hóa, tăng đường huyết.
Do đó, người dân không nên mua các thuốc Corticoid để tích trữ nếu đang tự cách ly và điều trị tại nhà. F0 có triệu chứng nhẹ cũng không nên uống thuốc chống đông vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Lạm dụng kháng sinh
Theo BS Khiêm, các loại thuốc kháng sinh không có tác dụng trên virus, việc sử dụng kháng sinh cho người mắc Covid-19 chỉ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, tỷ lệ người bệnh Covid-19 có vi khuẩn đi kèm vô cùng thấp, thậm chí tỷ lệ chỉ ở mức 1/1000.
Lạm dụng các thuốc bổ, thực phẩm chức năng
Nhiều người mua quá nhiều thuốc bổ, thực phẩm chức năng, các loại vitamin C, D, E, kẽm, sắt khiến giá của các loại mặt hàng này bị đẩy lên cao. Theo BS Khiêm, có rất ít bằng chứng chứng minh được rằng thuốc bổ có thể ngăn ngừa Covid-19 trở nặng. Vì thế, người bệnh không nên mua dự trữ thuốc bổ, thực phẩm chức năng quá nhiều để tránh tốn kém.