2022 coi như “nháp”, thị trường bất động sản 2023 sẽ có một khởi đầu mới
BÀI LIÊN QUAN
Kiều hối có giúp thị trường bất động sản “ấm” lên?Bất động sản tỉnh lẻ miền Trung sẽ phát triển ra sao trong năm 2023?Nhiều kịch bản cho thị trường bất động sản trong năm 2023Chờ đợi gói thể chế trong năm sau
Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS. Phan Đức Hiếu chia sẻ tại Diễn đàn Dự báo thị trường bất động sản năm 2023 vừa diễn ra mới đây rằng hiện nay đang có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thị trường địa ốc.
Ông Hiếu nhận định, với những dư địa nhìn từ góc độ thể chế, thực tế cho thấy từ phía Chính phủ đã rất chủ động trong việc hoàn thiện môi trường thể chế nói chung và khung pháp lý cho thị trường bất động sản nói riêng như kế hoạch sửa đổi luật kinh doanh bất động sản, kế hoạch sửa đổi Luật Đất đai, kế hoạch sửa đổi Luật nhà ở… để chủ động xây dựng thị trường hướng tới ổn định và bền vững.
Thị trường bất động sản cận Tết quá ế ẩm: Khách hàng chỉ đến xem rồi về
Chưa năm nào mà thị trường bất động sản cận Tết lại trong tình trạng ế ẩm, cung ít cầu hiếm như năm nay.Điều gì làm nên sức bật của bất động sản du lịch năm 2023?
Những ngày cuối năm 2022, Trung Quốc đang thực hiện điều chỉnh chính sách “Zero Covid”, cân nhắc nới lỏng các yêu cầu kiểm soát sau thời gian dài thực hiện, đồng thời, nhiều hãng hàng không cũng đã thông báo khôi phục các đường bay giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đây được xem là một tín hiệu tích cực, giúp đẩy nhanh quá trình khôi phục của ngành nghỉ dưỡng Việt Nam.Giao dịch bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục “bất động”
So với cùng kỳ năm ngoái, trong tháng 11/2022, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng sụt giảm còn 80% và nhu cầu cũng có dấu hiệu sụt giảm 90% khiến giao dịch của thị trường này có dấu hiệu chững lại.Ngoài ra, Chính phủ cũng có hành động rất quyết liệt. Khi có vấn đề, Thủ tướng chính phủ thành lập tổ công tác kiểm tra, rà soát những khó khăn và hoạt động tích cực.
Theo ông Phan Đức Hiếu, những động thái của chính phủ về mặt thể chế góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường địa ốc tỏng cả ngắn hạn và dài hạn.
Ở những vấn đề chính sách, ngay từ khi bắt đầu giai đoạn hồi phục và phát triển, chúng ta đã nhận thức được vấn đề giải quyết về lao động như xây dựng hệ sinh thái bao gồm các hạ tầng xã hội và nhà ở để người lao động có thể yên tâm và cống hiến.
Đối với góc độ thể chế, theo ông Hiếu, sẽ có một số Luật trong thời gian tới dự kiến được sửa đổi và thông qua vào cuối năm 2023, có hiệu lực từ năm sau. Những khung pháp lý căn cơ nhằm hỗ trợ cho thị trường địa ốc dự kiến ít nhất sẽ xảy ra trong năm 2024 về mặt lâu dài.
Theo ông Hiếu, kết quả hành động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cũng như triển khai các chính sách về hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội là những yếu tố ảnh hưởng tới kỳ vọng sớm nhất về gói thể chế trong năm 2023.
Theo nhận định của ông Hiếu, thị trường bất động sản từ đầu năm 2023 vẫn có thể tiếp tục phải cầm chừng và có thể có những thay đổi khi sang quý II năm sau. Thế nhưng, theo ông Hiếu, đó là những thay đổi có điều kiện, nghĩa là phụ thuộc lớn vào hành động. Ông Hiếu nói: “Dẫu vậy, nếu có những vấn đề khác xảy ra bất ngờ, cũng có thể thay đổi thị trường sớm hơn”.
Thị trường bất động sản 2023 sẽ có khởi đầu mới
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Kim Chung tại diễn đàn cho rằng thị trường bất động sản năm 2023 bước sang trang mới khi nhiều Luật có liên quan dự kiến được sửa đổi và phê duyệt như Luật kinh doanh bất động sản, Luật nhà ở, Luật Đất đai, và đặc biệt quan trọng nhất vẫn là Luật Đất đai sửa đổi.
TS Trần Kim Chung nhận định về 5 phân mảng thị trường cho biết thị trường đất đai ghi nhận tín hiệu tốt lên và được kỳ vọng có thể đưa luồng tiền lớn vào thị trường với những phần mục quan trọng được nhắc tới trong Nghị quyết số 18-NQ/TW hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về vấn đề “Tiếp tục thực hiện đổi mới, hoàn thiện các thể chế, chính sách, nâng cao năng lực, hiệu quả sử dụng và quản lý đất, đồng thời tạo động lực đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao”.
Thị trường thứ 2 là thị trường nhà ở từ tình trạng cung cầu mất cân đối trong năm 2022 sẽ có thay đổi khi Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo việc chú trọng phát triển nhà ở xã hội góp phần đưa ra thị trường sản phẩm hàng hóa sao cho phù hợp kèm theo những chính sách và cơ chế hỗ trợ tài chính.
Thứ 3 là thị trường bất động sản công nghiệp chưa có lúc nào có cơ hội tốt như hiện tại. Trong bối cảnh dịch chuyển luồng vốn trên thế giới, nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ tình hình kinh tế chung trên toàn cầu nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng hay kiểm soát lạm phát ở mức 3% khi kết thúc năm 2022.
Thứ 4 là thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã bắt đầu gia tăng trở lại sau khi Việt Nam mở cửa cho khách du lịch và lĩnh vực này cũng đang dần khởi sắc.
Trong 5 phân mảng, thị trường cuối cùng là bất động sản tài chính.
Đứng trước những triển vọng tích cực, TS Trần Kim Chung kiến nghị rằng một số giải pháp như hoàn thiện các chỉ báo thị trường bất động sản như chỉ số giá đất, chỉ số giá nhà, chỉ số thị trường nhà, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến bất động sản để thị trường bất động sản có thể tiếp tục phát triển… Cùng với đó là tăng cường tính minh bạch của thị trường, huy động những nguồn lực tiềm năng các doanh nghiệp phát triển bất động sản cần hướng tới sự chuyên nghiệp.
Đáng chú ý, TS Trần Kim Chung khẳng định rằng cần có chính sách khơi thông dòng chảy luồng tiền, hơn là hỗ trợ tài chính từ phía cung sẽ chuyển sang phía cầu với những điều kiện vay vốn ưu đãi nhất định dành cho một số đối tượng khách hàng cụ thể khi có giao dịch được triển khai thực hiện. Trong quá khứ, chúng ta đã triển khai những gói hỗ trợ người mua nhà ở xã hội vay vốn ưu đãi đã phần nào giúp thúc đẩy thị trường bất động sản đi lên.
Sau cùng là giải pháp có liên quan tới thông tin truyền thông cần hướng đến hỗ trợ thị trưởng thực chất hơn, trưởng thành hơn và chuyên nghiệp hơn.