meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xu hướng thanh toán không tiếp xúc bùng nổ trong lĩnh vực F&B

Thứ ba, 08/03/2022-08:03
Thanh toán không tiền mặt đang được coi là xu hướng mới và hiện đang được phát triển mạnh trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực F&B (Food and Beverage). Lượng giao dịch tiền mặt có xu thế giảm đi đáng kể tại khu vực Đông Nam Á và khu vực Châu Á Thái Bình Dương hiện nay

Khi tình hình dịch bệnh hiện nay diễn ra khá phực tạp và vẫn chưa thực sự khả quan thì điều mà những chủ quán và người bán ưu tiên trước mắt đó là làm sao để người tiêu dùng và khách hàng của mình cảm thấy an toàn và yên tâm nhất khi giao dịch thanh toán. Một giải pháp được kiến nghị nhất nhằm đảm bảo an toàn và đề cao tính tiện lợi đó là phương thức thanh toán không tiền mặt, phương thức này được dự đoạn sẽ sớm thay thế phương thức thanh toàn truyền thống, trở thành một xu hướng tất yếu trong ngành F&B thời gian tới đây.

Xu hướng mới trong đại dịch 

Xu hướng thanh toán không tiếp xúc bùng nổ trong lĩnh vực F&B - ảnh 1

Tại Hội thảo về "Ẩm thực và đồ uống Việt Nam 2022" diễn ra vào tháng Hai vừa qua do Mastercard và Vietcetera tổ chức, bà Winnie Wong - Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, Lào, Campuchia của Mastercard đã chia sẻ thông tin rằng số lượng giao dịch tiền mặt trong nghành dịch vụ, ẩm thực, nhà hàng và khách sạn hiện có xu hướng giảm mạnh.

Khủng hoảng vì đại dịch Covid-19, năm 2021 vừa qua được xem là một năm mà nghành dịch vụ ăn uống phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Vượt lên nghịch cảnh, ngành F&B cho thấy rằng họ đã tìm được cách để sống chung với đại dịch. Thói quen thanh toán của người tiêu dùng đã có xu thế thay đổi, thay vì sử dụng tiền mặt bằng cách thanh toán trực tiếp, giờ đây người tiêu dùng đã sử dụng phương thức thanh toán qua mạng, mô hình mua sắm trực tuyến được ưa chuộng hơn bao giờ hết.

Từ sự thay đổi của khách hàng cũng dẫn tới sự thay đổi của người bán ở khắp các quy mô, họ dần chuyển sang kỹ thuật số, bán hàng trực tuyến và phương thức thanh toán tiền mặt nhằm phù hợp và đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng cũng như tuân thủ quy tắc giãn cách trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19.

Giám đốc của Mastercard còn nhấn mạnh vào việc thúc đẩy thanh toán không tiếp xúc và nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi bà cho biết hiện ở khu vực Đông Nam Á các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp đã giảm nhiều với số liệu lên tới 60 - 70%, còn tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã giảm xuống mức 75%. Tại khu vực này, 90% người dân thực hiện phương thức thanh toán trực tuyến vì lý do vệ sinh và an toàn.

Trong khu vực này cũng có tới 80% người tiêu dùng có nhu cầu và mong muốn được mua sắm tại cửa hàng cũng như mua hàng trực tuyến, trong số này có tới 69% người tiêu dùng mong muốn được sử dụng những phương thức thanh toán trực tuyến.

Xu hướng thanh toán không tiếp xúc bùng nổ trong lĩnh vực F&B - ảnh 2

Được biết, đối với những nhà bán lẻ với đa dạng hình thức thanh toán, 72% khách hàng sẽ trung thành hơn với họ. Có tới 85% khách hàng cho biết họ muốn sử dụng phương thức thanh toán mà họ muốn và 61% những khách hàng rời bỏ các nhà bán lẻ không có phương thức thanh toán trực tuyến.

Bà Winnie Wong còn cho biết rằng tại Việt Nam, việc tiêu dùng không tiếp xúc đã phát triển mạnh trong đời sống hàng ngày, ngay cả trước khi đại dịch toàn cầu Covid-19 xảy ra. Đây được coi như là một lý do lớn để nghành bán lẻ F&B phát triển hơn phương thức thanh toán trực tuyến mà không dùng tới tiền mặt trong bối cảnh dịch Covid-19 dần trở nên phức tạp hơn.

Giống như QR code, vốn không hề xa lạ với người dùng công nghệ, nhưng chỉ tới khi đại dịch xảy đến, người tiêu dùng mới dần quen thuộc và sử dụng nhiều hơn, giúp QR code phát huy và tối ưu hoá giúp người mua cũng như người bán có giao dịch thuận tiện và dễ dàng hơn. Các công nghệ mới hiện nay đã giúp việc thanh toán trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Ngoài QR code thì công nghệ sinh trắc được xem như là một phương thức thanh toán không tiền mặt an toàn và sẽ phổ biến với người tiêu dùng trong tương lai. Đặc biệt khi thiết bị di động thông minh hiện đã được phủ cập và phủ sóng trên toàn cầu, các giao dịch trong ngân hàng giờ đây cũng đã thêm công nghệ sinh trắc học. Dường như, lĩnh vực F&B nên đưa thêm phương thức thanh toán này hiện thực hoá, nhằm thuận tiện hợi quá trình vận hành.

Những khách hàng dùng phương thức truyền thống giờ đây đã dần chuyển đổi sang phương thức thanh toán trực tuyến bởi vì sự an toàn, thuận tiện và rất nhanh chóng. Vậy nên, các doanh nghiệp F&B giờ đây cần phải nâng cấp và thay đổi hướng đi cũng như cách phục vụ để nhằm phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng cũng như người tiêu dùng trong tương lai.

Bà Wong cũng đề cập tới những xu hướng trong ứng dụng công nghệ mới như bán hàng đa kênh, sẽ cung cấp thêm trải nghiệm mới cho khách hàng, giúp cá nhân hoá các đối tượng khách hàng.

Chuyển đổi số được đẩy mạnh

Xu hướng thanh toán không tiếp xúc bùng nổ trong lĩnh vực F&B - ảnh 3

Việc gia tăng mạnh các hình thức thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt và việc cập nhật những xu hướng thanh toán mới giúp các doanh nghiệp nâng cao được nguồn thu cũng như tối ưu hoá được hoạt động. Trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19, phương thức thanh toán mới được cho là sẽ giúp doanh nghiệp không phụ thuộc quá nhiều vào lối kinh doanh và phương thức thanh toán truyền thống, từ đó phát triển và có những cơ hội bán hàng mới.

Theo Phó thống đốc Phạm Tiến Dũng, kế hoạch của ngành ngân hàng trong hoạt động chuyển đổi số đến 2025 định hướng đến năm 2030 đặt mục tiêu phát triển hơn những ngân hàng số, gia tăng thêm tiện ích cũng như nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Để làm được vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn thiện thêm khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số được diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, cần tập trung hơn vào quá trình phát triển ngân hàng số, ứng dụng công nghệ cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm cung ứng đủ sản phẩm với dịch vụ an toàn, tiện lợi và chi phí thấp.

Ông Dũng cho biết thêm rằng thanh toán trực tuyến trên thiết bị di động tăng trưởng cao trong năm nay với 90% số lượng và 150% giá trị. Nhiều ngân hàng có tới 90% giao dịch trên kênh số. Bên cạnh đó, hệ sinh thái số và thanh toán số đã được thiết lập hầu hết trên khắp các ngân hàng số bằng các dịch vụ số khác, mang trải nghiệm của người tiêu dùng càng thêm an toàn và tiện lợi.

Giám đốc Visa Việt Nam - Lào - Bà Đặng Tuyết Dung chia sẻ rằng đã kết hợp với đối tác thực hiện nghiên cứu về thái người tiêu dùng và thói quen của họ trong việc thanh toán vào tháng Chín năm ngoái, nghiên cứu được thực hiện trên 6.200 người ở một số nước như Việt Nam, Singapore cho thấy kết quả số lượng người tiêu dùng sử dụng phương thức thanh toán truyền thống giảm đáng kể trước tác động của đại dịch Covid-19.

Được biết trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, cứ 10 giao dịch thanh toán thì có tới 6,8 thanh toán bằng phương thức truyền thống. Nhưng giờ đã giảm chỉ còn 5,4 những giao dịch bằng tiền mặt. Dự kiến, trong tương lai phương thức thanh toán trực tuyến sẽ áp đảo phương thức thanh toán truyền thống khi chúng mang lại nhiều lợi ích và an toàn hơn cho người người tiêu dùng.

Xu hướng thanh toán không tiếp xúc bùng nổ trong lĩnh vực F&B - ảnh 4

Người tiêu dùng sử dụng tiền mặt giảm đi đáng kể trong đại dịch, khi có tới 56% người chia sẻ rằng họ đã bỏ phương thức thanh toán bằng tiền mặt, 65% số người nói sẽ giảm bớt số tiền mặt trong ví mà thay vào đó là giao dịch thẻ, ví điện tử. Thanh toán không tiền mặt được ưa chuộng, khách hàng cảm thấy an toàn, yên tâm, tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Giờ đây, một số các loại hình thanh toán không tiền mặt nhiều nhất là thanh toán các phí dịch vụ, thanh toán hoá đơn. Bà Dung cũng cho hay rằng 78% số người đã được hỏi nói rằng họ sẽ dùng phương thức thanh toán trực tuyến, hiện nay có hai loại thanh toán khiến xu hướng chuyển đổi này trở nên mạnh mẽ hơn đó là ví điện tử chiếm 70% và 65% dùng thẻ ngân hàng tránh tiếp xúc.

Ông Phùng Duy Khương - Phó Tổng giám đốc khối khách hàng cá nhân của ngân hàng VPBank cũng nhận định rằng thói quen tiêu dùng của người dân đã có sự thay đổi ấn tượng trong đại dịch Covid-19. Ông cho biết thêm rằng tỉ lệ sử dung dịch vụ Mobile banking đã có sự tăng trưởng lớn từ 42% lên tới 70% chỉ trong ba năm 2019,2020,2021, ngoài ra tỷ lệ sử dụng Internet banking đã tăng gấp hai lần trong 2 năm vừa qua.

Ông Nguyễn Viết Châu - Giám đốc Trung tâm Innovation Lab thuộc ngân hàng MB Bank cho biết MB xác định là doanh nghiệp số. MB Bank ban đầu có tư duy chuyển đổi số kho đưa các sản phẩm và dịch vụ lên kênh số, áp dụng công nghệ thông tin và tự động hoá các quy trình mà vốn được hoàn thành một cách thủ công, tốn thời gian. Được biết, MB bank gần đây đã thay đổi tư duy khi tự xác định mình là một doanh nghiệp số, từ đó dẫn tới mọi sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng đều phải là sản phẩm số. Điều tiên quyết và được đặt lên hàng đầy vẫn là trải nghiệm của người tiêu dùng.

Được biết, từ trước tới nay việc thanh toán không tiếp xúc vẫn chưa thực sự xuất hiện trước đại dịch Covid-19, chỉ sau khi dịch bệnh xuất hiện, kèm theo những mối lo lây nhiễm khi tiếp xúc là lý do lớn thúc đẩy sự phát triển của phương thức thanh toán mới này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

18 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

18 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

18 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

18 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

18 giờ trước