Xu hướng đầu tư tại quê nhà của giới trẻ Trung Quốc
BÀI LIÊN QUAN
Thu hút lượng đầu tư “khủng”, các công ty vũ trụ Trung Quốc sắp chiếm lĩnh thị trường trăm tỷ đôNhắm tới vốn hóa 1 tỷ USD vào năm 2024, F88 bắt đầu chuyển đổi thành chuỗi cửa hàng tài chính tiện íchTư duy đầu tư chứng khoán, BĐS của những người đẹp showbiz Việt: Nếu mất ngủ vì 10 triệu thì làm sao kiếm được 20 triệuTheo tờ South China Morning Post, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát hồi cuối năm 2019, ông Yao - 46 tuổi ở tỉnh Quảng Đông - thường ra nước ngoài hơn 20 lần một năm để mua bất động sản cho nhiều khách hàng Trung Quốc.
Những địa điểm mà ông Yao lựa chọn gồm Kyoto (Nhật Bản), Bangkok, Pattaya (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia). Kể từ khi biên giới đóng cửa, chuyến đi cuối của ông là vào tháng 3/2020. Kể từ đó, ông hy vọng cuộc sống sẽ sớm trở lại như lúc ban đầu: được tự do đi lại, đầu tư toàn cầu và được nghỉ hưu ở nước ngoài.
Ông Yao cho biết đây cũng được coi là những nguyện vọng của nhiều người Trung Quốc sinh vào những năm 1960 và 1970. Tuy vậy, đây không phải là mong muốn của giới trẻ nước này.
Theo SCMP kể trường hợp của Jay Li mới ngoài 20 tuổi nhưng hiện đang điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử. Chàng trai trẻ hiện đã chi 3 triệu nhân dân tệ (472.000 USD) để trang trí căn hộ rộng tới 90m2 của mình tại Quảng Châu.
Li nói rằng thiết kế nhà sang trọng và sở hữu một bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại sẽ thú vị hơn vì chúng là phương tiện tốt để lưu trữ giá trị, mua một căn hộ rộng 30 m2 tại một quốc gia Đông Nam Á với giá 500.000 - 800.000 nhân dân tệ không phải là điều mà những người trẻ như Li nghĩ tới.
Ông Yao nhìn nhận rằng, những người sinh trong giai đoạn 1980 - 2000 (thế hệ Y) và cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI (thế hệ Z) của Trung Quốc có xu hướng tập trung đầu tư vào thương mại điện tử, hình thức giải trí trực tuyến và các lĩnh vực trò chơi trong nước. Ngoài ra, thái độ đối với tiêu dùng cũng đã và đang thay đổi giữa các thế hệ X (sinh giai đoạn 1965 - 1979), thế hệ Y và Z giàu có của Trung Quốc.
Mặc dù giới trẻ vẫn luôn quan tâm tới việc ra nước ngoài nếu những biện pháp kiểm soát biên giới được loại bỏ nhưng họ ít có nhu cầu mua tài sản hoặc sống ở nước ngoài.
Ông Yao chia sẻ rằng, những người sinh năm 1970 và 1980 đã được hưởng lợi từ toàn cầu hoá, thúc đẩy họ đa dạng hoá kênh đầu tư ra nước ngoài nhằm đảm bảo tài sản của mình. Hiện giới trẻ bây giờ đã khác, họ muốn chi tiêu và đầu tư trong nước vì nghĩ rằng tài sản của họ sẽ an toàn hơn và có thể kiểm soát tốt hơn nếu ở Trung Quốc.
Công ty truyền thông tài chính độc lập hàng đầu Trung Quốc - Wu Xiaobo Channel - vào năm 2021 đã cho biết rằng tầng lớp trung lưu từ 40 tuổi trở lên tại Trung Quốc đã bắt đầu quan tâm tới việc phân bổ tài sản toàn cầu, nhập cư, chăm sóc y tế , nghỉ hưu và gìn giữ của cải.
Trong khi đó, tầng lớp trung lưu ở độ tuổi 20 và 30 của đất nước tỉ dân này hiện đang chú ý tới giáo dục, cơ hội nghề nghiệp và của cải, đồng thời phân bổ tài sản chủ yếu ở trong nước.