Working capital là gì? Vai trò của Working capital trong doanh nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Teamwork là gì? Những kỹ năng và tầm quan trọng của làm việc nhómWorkplace là gì? Tại sao Workplace lại phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏCo worker là gì? Các kiểu co woker bạn nên có trong công việcWorking capital là gì?
Working capital được dịch ra tiếng Việt là vốn lưu động. Đây chính là một nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp nhằm đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp đó. Một số loại hình vốn lưu động trong doanh nghiệp thường thấy là tiền, các sản phẩm hay hàng hóa tồn kho,...
Các doanh nghiệp cần phải biết cách tính vốn lưu động để đo lường mức tài chính ngắn hạn mà doanh nghiệp đang sở hữu. Cách tính vốn lưu động được diễn đạt qua công thức sau:
Net Working capital = Current assets - Current liabilities
Trong đó:
- Net Working capital là gì? Nó được dịch sang tiếng Việt là vốn lưu động thuần.
- Current assets chính là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
Công thức tính tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp như sau:
Tài sản ngắn hạn = tiền mặt + hàng tồn kho + các khoản phải thu + tài sản ngắn hạn khác.
- Current liabilities ở đây là nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được tính theo công thức sau:
Nợ ngắn hạn = Nợ phải trả + vay ngắn hạn + nợ dồn tích + các khoản vay ngắn hạn khác.
Một số khái niệm liên quan đến Working capital là gì?
Working capital management
Working capital management được dịch sang tiếng Việt là quản lý vốn lưu động. Đây là một quá trình nhà quản trị tiến hành lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn lưu động và kiểm soát tài chính trong quá trình sử dụng. Hoạt động này nhằm đảm bảo cho việc sử dụng nguồn vốn lưu động một cách hợp lý và làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Operating Working capital
Operating Working capital còn được hiểu là vốn lưu động hoạt động (OWC). Đây là một thước đo tài chính được thiết kế để xác định chính xác khả năng thanh toán của một công ty.
Thuật ngữ này tương tự như khái niệm cơ bản về vốn lưu động vì được tính bằng cách trừ đi các khoản nợ phải trả của một công ty khỏi nguồn tài sản của nó. Tuy nhiên, định nghĩa này hẹp hơn những gì cấu thành nên các tài sản và nợ phải trả đó. Về mặt tài sản OWC được giới hạn ở hàng tồn kho và các khoản phải thu, trong khi nợ phải trả giới hạn ở các khoản phải trả.
Working capital investment
Working capital investment được dịch sang tiếng Việt là đầu tư vốn lưu động. Đây là số tiền bạn cần để mở rộng kinh doanh và đáp ứng các trách nhiệm kinh doanh ngắn hạn cũng như trang trải chi phí kinh doanh.
Có thể hiểu, vốn khởi nghiệp là số tiền bạn cần phải bỏ ra để bắt đầu kinh doanh cho đến khi nó tạo ra doanh thu để có thể tự trang trải. Bạn có thể nhận được những khoản đầu tư vốn lưu động và vốn khởi nghiệp từ những khoản tài trợ, từ đối tác và nhà đầu tư.
Số tiền đầu tư vốn lưu động sẽ chính là số tiền bạn nhận được khi trừ đi các khoản nợ ngắn hạn trên tài sản lưu động. Dưới đây là công thức tính vốn đầu tư lưu động:
Đầu tư vốn lưu động = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Đầu tư vốn lưu động có thể được dự đoán là một số âm hoặc một số dương. Điều này sẽ phụ thuộc vào số lượng nợ của một doanh nghiệp.
Working capital Meaning
Working capital Meaning dịch sang tiếng Việt là ý nghĩa của vốn lưu động trong một doanh nghiệp. Như đã đề cập, vốn lưu động ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Chỉ cần dựa vào vốn lưu động, ta có thể đánh giá được khả năng phát triển của một doanh nghiệp. Cụ thể:
- Vốn lưu động sẽ cho biết công ty đó có đủ tài chính để chi trả cho những khoản nợ ngắn hạn và chi phí sản xuất kinh doanh hay không. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài những tài sản cố định, các doanh nghiệp cũng cần phải có một số khoản tiền để phục vụ cho việc mua các nguyên vật liệu cho sản xuất.
- Vốn lưu động sẽ quyết định đến việc mở rộng quy mô của một doanh nghiệp. Vốn lưu động càng lớn sẽ giúp bạn đảm bảo hạn chế tối thiểu rủi ro khi mở rộng quy mô.
- Một doanh nghiệp sẽ được coi là ổn định nếu có tỷ lệ vốn luân chuyển lưu động khoảng từ 1,2 - 2,0. Nếu tỉ lệ này dưới 1 nghĩa là khả năng tài chính doanh nghiệp này đang ở trong vòng nguy hiểm. Còn nếu tỉ lệ này trên 2 tức là doanh nghiệp này chưa sử dụng hết toàn bộ nguồn lực để phát triển doanh nghiệp.
Vai trò của working capital là gì trong doanh nghiệp?
Dưới đây, chúng tôi có đề cập đến một số vai trò của working capital trong các doanh nghiệp hiện nay.
Là nguồn vốn để mua nguyên vật liệu
Vốn lưu động trong doanh nghiệp đem lại là nguồn vốn để bỏ ra mua nguyên vật liệu ban đầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là điều kiện đầu tiên và tiên quyết để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh bình thường.
Như đã biết, tài sản cố định của doanh nghiệp là các nhà máy, máy móc hay thiết bị thì để doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận, bước đầu tiên họ phải bỏ một lượng vốn nhất định để mua nguyên vật liệu ban đầu để phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đây chính là tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động thường xuyên
Vốn lưu động của doanh nghiệp cũng sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên và liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua vốn lưu động, doanh nghiệp có thể để đánh giá về quá trình của hoạt động sản xuất, dự trữ và hoạt động mua sắm cùng những hoạt động tiêu thụ của một doanh nghiệp.
Mở rộng quy mô sản xuất
Quy mô của doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào yếu tố vốn lưu động của doanh nghiệp. Do đó, khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình thì có thể chủ động sử dụng nguồn vốn lưu động để mở rộng quy mô sản xuất.
Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp còn giúp doanh nghiệp nắm bắt được thời cơ kinh doanh qua đó chớp lấy cơ hội cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Cấu thành nên giá thành của sản phẩm
Vốn lưu chuyển của doanh nghiệp ngoài ra còn có vai trò cấu thành nên giá thành của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Nó có vai trò trong việc tính toán giá cả của hàng hóa và quyết định được mức giá phù hợp cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Những yếu tố để đánh giá working capital là gì?
Để có thể đánh giá được tình hình sử dụng vốn lưu động của một doanh nghiệp bạn cần dựa trên các yếu tố sau:
Tỷ lệ khả năng thanh toán
Tỷ lệ khả năng thanh toán của doanh nghiệp chính là nói đến tình hình thanh toán của doanh nghiệp đó. Điều này có nghĩa là công ty có thể thanh toán được cho các khoản nợ phải trả bằng bao nhiêu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp đó hay doanh nghiệp đó có thể trả bao nhiêu lần nợ bằng tài khoản ngắn hạn mà không bao gồm hàng tồn kho.
Tỷ lệ của tốc độ lưu chuyển vốn
Việc đánh giá về tỷ lệ của tốc độ lưu chuyển vốn sẽ cho thấy doanh nghiệp đó thu hồi vốn nhanh hay chậm hay ít bị chiếm dụng vốn.