meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vực dậy thị trường bất động sản cần chung sức của cả tập thể

Thứ ba, 15/11/2022-09:11
Thị trường bất động sản dần đi tới giai đoạn “đóng băng”, kéo theo hàng loạt ngành liên quan đều rơi vào khó khăn. Để vực dậy giao dịch trên thị trường thì phải có sự chung sức của tất cả những bên liên quan như chủ đầu tư, người mua hàng, chính phủ, ngân hàng…

Chủ đầu tư ồ ạt tung khuyến mãi

Theo Thanh niên, thời gian gần đây, không thiếu các dự án bất động sản tung khuyến mãi, chiết khấu đặc biệt, thậm chí có nơi tổng chiết khấu tới 50%. Điển hình như một dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Phan Thiết (Bình Thuận) đang chào bán 10 tỷ đồng/căn nhà mặt phố diện tích 100m2, thiết kế 1 trệt và 1 lầu, nếu thanh toán trước 50% thì chỉ còn khoảng 6 tỷ đồng/căn. Hay một dự án tại Đồng Nai, trước đó có giá 13 tỷ đồng, hiện tại chỉ còn khoảng 7,2 tỷ đồng nếu thanh toán trước 50% mức giá mới. 

Tại những dự án nhà ở của Tập đoàn Gia An, chủ đầu tư tung ra chính sách khuyến mãi khá mạnh. Theo đó, khách hàng mua nhà phố chỉ phải thanh toán trước 15%, tiếp đó thanh toán theo tiến độ từ 2%/tháng trong vòng 18 tháng. Đồng thời, doanh nghiệp này đã tăng chiết khấu 2% cho cổ đông và khách hàng tại một số khu vực; Chiết khấu thêm 1% cho khách hàng thân thiết. Trong vòng 18 tháng sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất, ân hạn nợ gốc cũng như miễn phí tất toán trước hạn. 

BĐS công nghiệp phía Bắc: Tỉnh Nam Định sở hữu dư địa phát triển KCN dệt may

Lĩnh vực dệt may là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 2 cả nước. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, bất chấp những biến động của nền kinh tế toàn cầu sau Covid-19, ngành hàng này vẫn trên đà phục hồi. Kéo theo là triển vọng tăng trưởng bất động sản (BĐS) các khu công nghiệp (KCN) dệt may tại nước ta.

Chuyên gia dự báo phân khúc BĐS ít rủi ro nếu tín dụng 2023 vẫn bị siết chặt

Hiện đang là tháng 11, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2022 đầy sóng gió đối với thị trường bất động sản. Nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp đã phải lên phương án, kế hoạch phát triển trong năm 2023, khi tín dụng có thể vẫn bị siết chặt. Vậy, phân khúc bất động sản nào sẽ đáng đầu tư, là điểm sáng nếu thị trường vẫn chìm trong việc khát vốn?

Thị trường BĐS vẫn gặp khó, tiếp tục bị tắc thanh khoản

Dường như câu chuyện của bất động sản hiện nay là chuyện của các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Họ sẽ đối mặt với rủi ro nếu không quản lý tài chính tốt. Theo dự báo, dòng tiền sẽ tiếp tục gặp khó trong ít nhất vài tháng tới.

Nhiều dự án bất động sản tung khuyến mãi, chiết khấu đặc biệt
Nhiều dự án bất động sản tung khuyến mãi, chiết khấu đặc biệt

Một số chủ đầu tư bất động sản lớn như Hưng Thịnh, Địa ốc Phú Long… mới đây cũng đã có kế hoạch mở bán sản phẩm mới trong quý cuối năm đi kèm các chương trình ưu đãi lớn, thậm chí có các đợt khuyến mãi, chiết khấu lên tới 50% giá trị căn nhà nếu khách hàng thanh toán trước 95% giá trị sản phẩm. 

Giai đoạn này cũng là thời điểm tốt cho người mua có thể chọn được các sản phẩm chất lượng tốt từ những chủ đầu tư uy tín cùng mức giá hợp lý mà trong tương lai khó có thể có sự điều chỉnh về giá bán, bởi chi phí đầu vào sẽ ngày càng tăng cao. 

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc DKRA Group - Ông Phạm Lâm cho rằng, đây là thời điểm tốt để người mua có thể chọn lọc các sản phẩm tốt từ các chủ đầu tư uy tín. Bởi, trong tương lai sẽ khó có cơ hội điều chỉnh giá bán bất động sản giảm, vì các chi phí đầu vào đang tăng cao như nguyên liệu, vật liệu, tiền sử dụng đất, chi phí nhân công…

Đối với thị trường thứ cấp, nhiều người đang sở hữu bất động sản hiện nay cần có thanh khoản, thu hồi dòng tiền để giảm áp lực tài chính hoặc xử lý những việc liên quan nên cũng giảm giá bán. Đây sẽ là cơ hội lớn của người mua nhà vì hầu hết những bất động sản này đã hoàn thiện pháp lý, có sổ hồng. 

Tuy nhiên, thanh khoản trên thị trường hầu như không có. Nguyên nhân lớn nhất ở thời điểm này là người mua rất khó có thể tiếp cận vốn ngân hàng. Vì vậy, trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM (HoRea) - ông Lê Hoàng Châu đã thay mặt các doanh nghiệp bất động sản đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét để nới thêm room tín dụng khoảng 1% nhằm có thêm nguồn vốn tín dụng 100.000 tỷ đồng. Như vậy mới có thể hỗ trợ nền kinh tế ở giai đoạn cao điểm cuối năm nay, cũng như tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người mua nhà và nhà đầu tư được tiếp cận dễ hơn với nguồn vốn tín dụng đối với các dự án đã đầy đủ pháp lý, chất lượng tốt của các chủ đầu tư có thương hiệu uy tín, đã thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, đặc biệt là các dự án nhà ở vừa túi tiền.

Thêm một lý do khác, các chuyên gia cho rằng, hiện tại vẫn còn nhiều người có sẵn tiền, có nhu cầu, khi thấy cơ hội trước mắt lại hoang mang, lo ngại nên chưa dám xuống tiền. Theo ông Phạm Lâm, khi thị trường đang đối mặt với đầy những thử thách thì tính minh bạch trong việc cung cấp thông tin cực kỳ quan trọng. Do đó, những chủ đầu tư cần minh bạch về pháp lý, giá bán và những chính sách bán hàng… để đảm bảo quyền lợi cho người mua. 


Tính minh bạch trong việc cung cấp thông tin cực kỳ quan trọng
Tính minh bạch trong việc cung cấp thông tin cực kỳ quan trọng

“Để yên tâm thì người mua cần phải chọn lọc được những dự án có pháp lý an toàn, minh bạch được phát triển bởi chủ đầu tư uy tín… Người ta thường nói rằng, hãy sợ hãi khi người khác tham lam và hãy tham lam khi người khác sợ hãi. Đây chính là lúc các nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi hãy tham lam để có thể sở hữu những bất động sản với giá hời” - Ông Phạm Lâm chia sẻ. 

Kiểm soát tín dụng theo lộ trình

Chuyên gia bất động sản Nguyễn Văn Thắng cho rằng, thị trường bất động sản đang phải trải qua những thách thức, khó khăn rất lớn. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ kịp thời từ phía Chính phủ, những bộ ngành có các chính sách phù hợp, tránh để xảy ra suy thoái như những năm 2008 - 2015. 

Vị chuyên gia này nhấn mạnh, đây không phải là động thái để bảo vệ doanh nghiệp bất động sản mà chính là bảo vệ nền kinh tế, xã hội, nhằm ổn định đời sống nhân dân. Những khó khăn mà doanh nghiệp bất động sản phải đối mặt trong giai đoạn này là vấn đề về pháp lý, tín dụng, thủ tục hành chính và con người. 

Trong đó, vấn đề liên quan tới pháp lý, ông Thắng cho rằng, Chính phủ cần có những chỉ đạo quyết liệt, sâu sát hơn tới các địa phương, nhằm đảm bảo giải quyết các thủ tục thông suốt, tránh tâm lý chờ chính sách mới. Những vướng mắc tồn đọng phải chủ động giải quyết dứt điểm để khơi thông nguồn lực, gây lãng phí tới tài nguyên và tạo động lực cho chu kỳ phát triển mới trong khi chờ đợi các luật được sửa đổi, hoàn thiện. 

Việc kiểm soát tín dụng và việc chấn chỉnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian vừa qua là một động thái cần thiết để đảm bảo tính ổn định chính sách tài khóa và sàng lọc thị trường bất động sản. Điều này là rất tốt đối với thị trường trong trung và dài hạn tương lai. 

Tuy nhiên, việc Nhà nước nên điều tiết để có một lộ trình rõ ràng, giúp các doanh nghiệp và thị trường có thời gian chuẩn bị và thích ứng trước khi chuyển đổi trạng thái. Để tránh “phanh gấp” khiến doanh nghiệp không thể trở tay kịp, từ đó gây ra hiệu ứng dây chuyển ảnh hưởng tới cả cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế. 


Doanh nghiệp phải điều chỉnh các kế hoạch đầu tư, kinh doanh của mình để có thể trụ lại trong giai đoạn tới
Doanh nghiệp phải điều chỉnh các kế hoạch đầu tư, kinh doanh của mình để có thể trụ lại trong giai đoạn tới

“Xét về lâu dài thì cần nghiên cứu ban hành chính sách pháp luật, để có thể vừa kiểm soát được kênh huy động vốn thông qua trái phiếu doanh nghiệp một cách minh bạch, rõ ràng và thuận lợi cho những doanh nghiệp có năng lực, uy tín có cơ chế huy động vốn chính thông. Cùng với đó, có cơ chế bảo vệ cho khách hàng và nhà đầu tư. Không nên “cấm” hay hạn chế kênh huy động vốn này. Trái phiếu doanh nghiệp vẫn là kênh huy động vốn quan trọng để các doanh nghiệp phát triển đầu tư, sản xuất và rất phù hợp với xu thế chung của thế giới” - Ông Thắng nhìn nhận. 

Phó chủ tịch HoRea Nguyễn Thị Thanh Hương cũng kiến nghị, nên đánh giá lại thực trạng cung - cầu của các phân khúc bất động sản có trên thị trường. Cần khoanh vùng các sản phẩm rủi ro cao để đưa vào diện kiểm soát. Nhận diện được các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực, có đầy đủ pháp lý an toàn. Cần ưu tiên các giải pháp hỗ trợ thủ tục pháp lý cũng như nguồn tài chính ổn định trong dài hạn. 

Ở thời điểm thị trường khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp đang đứng trước những thách thức rất lớn, buộc phải điều chỉnh các kế hoạch đầu tư, kinh doanh của mình để có thể trụ lại trong giai đoạn tới đây. Nhu cầu nhà ở vẫn rất cao tại các đô thị lớn. Vì vậy người dân cần được tạo điều kiện để sở hữu sản phẩm bất động sản đáp ứng được nhu cầu thiết yếu. 

Đối với các nhà đầu tư, bà Hương khuyến cáo nên sắp xếp lại nguồn lực tài chính, tránh sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ cao. Các nhà đầu tư cần chọn ra các danh mục sản phẩm đủ pháp lý, an toàn cao và hướng tới dài hạn. Bất động sản vẫn luôn là kênh đầu tư và tích lũy tài sản an toàn trong giai đoạn lạm phát tăng cao. 

“Ngân hàng Nhà nước không nên thắt chặt hạn mức tăng trưởng tín dụng theo kiểu hành chính. Thay vào đó nên căn cứ trên cơ sở nhu cầu thực tế của thị trường và nền kinh tế theo cách linh hoạt hơn. Như vậy thì dòng tiền mới được khơi thông, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của toàn nền kinh tế, không riêng gì bất động sản” - Bà Hương nhấn mạnh. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM mở rộng cung đường “tử thần” để xóa điểm đen ùn tắc, tai nạn giao thông

Mô hình bất động sản chia nhỏ: Chưa có hành lang pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư

Được rao bán 1 tỷ đồng/m2, nhà ven Hồ Tây có dễ thanh khoản?

Khó khăn trong huy động vốn khiến nguồn cung bất động sản sụt giảm

Nghịch lý: Nhiều địa phương số người đăng ký mua NOXH ít hơn lượng căn hộ hiện có

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

Tin mới cập nhật

Nghịch lý: Nhiều địa phương số người đăng ký mua NOXH ít hơn lượng căn hộ hiện có

4 giờ trước

Khó khăn trong huy động vốn khiến nguồn cung bất động sản sụt giảm

4 giờ trước

Được rao bán 1 tỷ đồng/m2, nhà ven Hồ Tây có dễ thanh khoản?

4 giờ trước

Mô hình bất động sản chia nhỏ: Chưa có hành lang pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư

4 giờ trước

TP. HCM mở rộng cung đường “tử thần” để xóa điểm đen ùn tắc, tai nạn giao thông

4 giờ trước