meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vua Lý Nam Đế - vị vua tài ba khai sinh ra nước Vạn Xuân

Thứ ba, 01/11/2022-15:11
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta nhiều triều đại đã được khai sinh, trong đó, triều đại Tiền Lý đã ghi rất nhiều dấu ấn với sự hưng thịnh và phát triển rực rỡ. Hãy cùng tìm hiểu về vị vua đã khai sinh ra triều đại này.

Tiểu sử vua Lý Nam Đế – Hoàng đế khai sinh ra nước Vạn Xuân

Lý Nam Đế (Lý Bí) sinh năm 503 mất năm 548, ông chính là vị hoàng đế khai sinh ra nhà Tiền Lý và đặt nền móng đầu tiên cho nhà nước với tên gọi Vạn Xuân trong lịch sử vẻ vang. Lý Nam Đế tên thật là Lý Bôn hay còn gọi là Lý Bí, ông sinh ra từ làng Tỉnh, Thái Bình ngày nay là một phần địa phận của thị xã Sơn Tây, thành phố TP. Hà Nội.

Theo một số sách sử ghi lại tổ tiên của Lý Nam Đế có nguồn gốc là người Trung Quốc vào cuối thời Tây Hán do xảy ra chiến tranh nên họ chuyển di dời sang nước ta để tránh nạn. Tính đến đời Lý Nam Đế thì dòng tộc này đã sống ở nước ta hơn 5 thế kỷ tuy nhiên chưa có sách sử nào khẳng định thông tin này là đúng hoàn toàn. 

Ngay từ khi còn nhỏ, Lý Nam Đế đã thể hiện khí chất và trí thông minh hơn người khi có khả năng tiếp thu tốt mọi thứ xung quanh. Khi ông lên 5 tuổi cha của ông không may qua đời và khoảng 2 năm sau mẹ ông cũng mất vì bệnh.

Thời điểm đó, Lý Nam Đế đã chuyển ở cùng chú ruột của mình. Bước ngoặt cuộc đời của Lý Nam Đế xảy ra khi một vị Pháp tổ thiền sư phát hiện Lý Bí có trí thông minh hơn người nên đã đưa về chùa để nuôi dạy. Trải qua 10 năm dùi mài kinh sử, Lý Bí đã trở thành một người hiểu cao biết rộng văn võ song toàn, cũng nhờ đó mà ông được phong lên giữ chức vụ thủ lĩnh địa phương.

Đã có thời điểm Lý Nam Đế được Thích sử Tiêu Tư nhà Lương ngỏ lời mời làm Giám quân tại Đức Châu nhưng ông đã từ bỏ chức quan để về quê tập hợp trai tráng tạo thành đội quân chống lại chính quyền sở tại với ách đô hộ đầy bất công, tàn ác.

Theo tích cổ ghi lại Lý Nam Đế đã từng cưới bà Hứa Trinh Hòa và sau này lập bà làm hoàng hậu. Đây là người phụ nữ đã cùng vua Lý Nam Đế chinh chiến trên mọi mặt trận nhưng không may bị tử trận vào cuối năm 546 do thuyền đắm. 


Lý Nam Đế (Lý Bí) sinh năm 503 mất năm 548, ông chính là vị hoàng đế khai sinh ra nhà Tiền Lý và đặt nền móng đầu tiên cho nhà nước với tên gọi Vạn Xuân. Ảnh minh họa
Lý Nam Đế (Lý Bí) sinh năm 503 mất năm 548, ông chính là vị hoàng đế khai sinh ra nhà Tiền Lý và đặt nền móng đầu tiên cho nhà nước với tên gọi Vạn Xuân. Ảnh minh họa

Lý Nam Đế đánh đuổi quân Lương và Lâm Ấp

Trước khi trở thành vị vua sáng lập ra nhà Tiền Lý – Lý Nam Đế đã có những bước đi và kế hoạch để hạ bệ triều đại cũ như thế nào? Đây là một thời kì cho thấy sự thông minh, tài thao lược của vua Lý Nam Đế mà không phải ai cũng có được. 

Cuộc khởi nghĩa đuổi Tiêu Tư

Nhận được sự ủng hộ của đông đảo mọi người, đội quân của vua Lý Nam Đế ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng. Thậm chí, người đứng đầu ở Chu Diên là Triệu Túc cùng con trai là Triệu Quang Phục cũng đã xin gia  nhập đội quân của Lý Nam Đế vì ngưỡng mộ tài đức của ông.

Danh tiếng của Lý Nam Đế đã vang danh khắp vùng nên rất nhiều tướng tài đã về dưới trướng của ông như Tinh Thiều, Phạm Tu, Lý Công Tuấn, Trịnh Đô, Tam Cô đây đều là những người giỏi văn hoặc võ để phù trợ cho Lý Nam Đế làm nên những chiến thắng vang dội sau này. 

Mở đầu cho chuỗi chiến thắng làm nên lịch sử chính là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi Tiêu Tư kết hợp với một số ít châu lân cận. Cuối năm 541, ông chính thức phất cờ khởi nghĩa chống nhà Lương với khí thế dũng mãnh. Nhận thấy tình hình khó thay đổi nên Tiêu Tư đã cử người đến đút lót nhằm mục đích thoát thân về Quảng Châu Trung Quốc nhưng sau đó quân của Lý Bí vẫn thành công chiếm thành Long Biên.

Sau đó, dù Tiêu Tư đã trốn thoát nhưng toàn bộ vùng Bắc Bộ nước ta lúc bấy giờ đã nằm trong tầm kiểm soát của Lý Nam Đế. Đến tháng  4 năm 542, Lương Vũ Đế sai Thứ sử hay của những châu gồm Việt Châu, La Châu, An Châu và Ái Châu cùng hợp quân để tiến công quân của Lý Nam Đế. Cục diện lúc này dường như bước sang trang mới khi Lý Nam Đế giữ thế chủ động vì đưa quân chiếm đánh trước. Nên hàng loạt các lực lượng của nhà Lương tại vùng phía Nam và trấn áp Giao Châu đã bỏ chạy toán loạn, Lý Nam Đế thành công thu phục cả đàng trong.

Chống lại đòn phản công của nhà Lương

Đến cuối năm 542, Lương Vũ Đế tiếp tục sai Thứ sử ở hai châu khác là Giao Châu và Tân Châu sang nước ta để đàn áp một cách thô bạo. Nhưng vì lo sợ trước thế lực và đội quân của Lý Nam Đế mà thứ sử Giao Châu và Thứ sử Tân Châu lần lượt xin khất sang năm sau tiến quân. Nhưng Tiêu Tư đã không đồng ý với sự trì hoãn đó nên lập tức thúc giục đội quân ra trận.  

Nhưng không ai ngờ Lý Nam Đế đã có tính toán từ trước để đưa quân ra bán đảo Hợp Phố mai phục, ngay khi quân của Giao Châu và Tân Châu tiến đánh Lý Nam Đế đã đánh úp khiến cho quân Lương nhận về thất bại nặng nề một nửa số quân chết còn lại tan rã hết. Sự thảm bại của nhà Lương mang về thắng lợi vang dội cho quân của Lý Nam Đế. Qua cuộc giao tranh này, Lý Nam Đế  đã tóm gọn được hàng loạt quận như Giao Châu, miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Nước Ta và quận Hợp Phố (là vùng Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay).

Đánh đuổi Lâm Ấp

Thời điểm Lý Nam Đế đang tập trung đối phó với nhà Lương ở phía Bắc thì tại phía Nam, Giao Châu lại tiếp tục bị nhòm ngó bởi vua Lâm Ấp. Đến giữa năm 543, Lý Nam Đế phát động đánh đuổi quân của. Lý Nam Đế khi ấy đã sai võ tướng Phạm Tu trực tiếp cầm quân tiến vào Nam đánh Lâm Ấp khiến cho quân của vua Lâm Ấp phải tháo chạy toán loạn và giành chiến thắng vang dội. 

Qua những chiến thắng vang dội như vậy có thể thấy vua Lý Nam Đế luôn có những bước đi đúng đắn tính toán chiến lược thì mới có thể làm nên chiến thắng vang dội cho từng trận đánh. Thậm chí, đến cả những người dân thường cũng ngày đêm sôi sục ủng hộ cho trận đánh của vua Lý Nam Đế. 


Qua những chiến thắng vang dội như vậy có thể thấy vua Lý Nam Đế luôn có những bước đi đúng đắn tính toán chiến lược cực kì tài ba. Ảnh minh họa
Qua những chiến thắng vang dội như vậy có thể thấy vua Lý Nam Đế luôn có những bước đi đúng đắn tính toán chiến lược cực kì tài ba. Ảnh minh họa

Vị vua khai sinh ra nước Vạn Xuân 

Bước tiến và dấu mốc quan trọng nhất chính là vào tháng giêng năm 544, Lý Nam Đế lên ngôi tự xưng là Nam Việt Đế, lấy niên hiệu là Thiên Đức và đặt tên nước là Vạn Xuân. Cái tên này đã thể hiện mong muốn cao cả của ông rằng xã tắc được thịnh vượng ngàn đời phát triển.

Lý Nam Đế chọn đóng đô tại Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội). Dưới thời Lý Nam Đế, bộ máy triều đình của nước Vạn Xuân được sắp xếp rõ ràng với hai ban văn, võ hỗ trợ, phò tạ cho nhau để giúp đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững. 

Nhân dân sống dưới thời vua Lý Nam Đế cũng rất tốt, cuộc sống của họ được cải thiện ít phải chịu cảnh đô hộ, áp bức của vua chúa. Chính vì thế mọi người dân đều đồng lòng ủng hộ cách cai trị của vua Lý Nam Đế và những cuộc chiếm đánh của ông với quân xâm lược cũng được mọi người nhiệt tình tham gia.

Biến cố lùi về động Khuất Lão

Tháng 5 năm 545, nhà Lương tiếp tục cử Thứ sử Giao Châu cùng với Trần Bá Tiên làm tư mã rồi đưa quân đi xâm lấn nước ta, quân Lương còn hợp lực với Dương Phiêu ở Giang Tây để tăng cường sức mạnh của lực lượng.

Mặc dù Lý Nam Đế đã huy động lực lượng nhưng vẫn phải ngậm ngùi chịu thua tại Chu Diên và cửa sông Tô Lịch. Sau đó, Lý Nam Đế vẫn không chịu khuất phục chỉ lui quân về thành Gia Ninh ( nay thuộc thành phố Việt Trì ) để chờ cơ hội phản công. Đến tháng giêng năm 546, tư mã Trần Bá Tiên cũng lấy được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế tiếp tục phải chạy loạn để bảo toàn tính mạng và củng cố lực lượng.

Sau thời gian ở ẩn để chuẩn bị lực lượng thì Lý Nam Đế đã chỉ huy hai vạn quân từ đất Lạo tiến đóng hồ Điển Triệt ( nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ). Lúc này quân đội nhà Lương cảm thấy sợ hãi trước thế lực của Lý Nam Đế không dám tiến đánh, thế trận dền dứ mãi Lý Nam Đế lui quân về động Khuất Lão Khi.

Lúc này Trần Bá Tiên đã nhân thời cơ đêm tối nước sông lên cao tới bảy thước liền tràn vào hồ. Quân của Lý Nam Đế không có giải pháp đề phòng nên đã nhận kết cục tan vỡ tháo chạy toán loạn còn ông phải ngụ trong động Khuất Lão và giao lại quyền cầm quân cho Triệu Quang Phục.


Đền thờ vua Lý Nam Đế tại huyện Tam Nông. Ảnh minh họa
Đền thờ vua Lý Nam Đế tại huyện Tam Nông. Ảnh minh họa

Cái chết đầy bí ẩn của vị Hoàng đến sáng lập ra nước Vạn Xuân 

Theo sử sách ghi lại vào ngày 20 tháng 03 năm 548, vua Lý Nam Đế qua đời do mắc căn bệnh lam chướng vì hít khí độc bốc lên từ vùng rừng núi suốt nhiều ngày trời. Vị hoàng đế hưởng thọ 46 tuổi, nắm giữ ngai vàng trong 5 năm từ năm 543 đến năm 548. Đây là lý do được biết đến nhiều nhất để giải thích cho sự qua đời của vua Lý Nam Đế. Nhưng có không ít ý kiến cho rằng vua Lý Nam Đế thực sự không phải qua đời do ốm bệnh mà ông mất do người Lạo giết hại.

Vì thời điểm đó, vua Lý Nam Đế không ở kinh đô nên sự qua đời của ông vẫn là một dấu chấm hỏi lớn mà chưa có lời giải đáp nào chính xác nhất. Mặc dù chỉ trị vì đất nước trong 5 năm nhưng vua Lý Nam Đế đã cho thấy ý chí kiên cường, tài thao lược không và sẵn sàng chiến đấu đánh đuổi kẻ thù xâm lược. 

Bài viết trên đã cung cấp cho độc giả những thông tin chi tiết về tiểu sử của vua Lý Nam Đế một vị vua đã mở ra một thời kì mới cho đất nước và cũng là người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho các thế hệ đi sau. Ông cũng chính là một trong những điểm sáng chói của lịch sử dân tộc đã được viết nên.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

1 ngày trước

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

1 ngày trước

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

1 ngày trước

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

1 ngày trước

Công nghệ quét toạ độ góc ranh mới: Điểm nhấn ấn tượng của Meey Map Ver 3.0

2 ngày trước