Vốn hóa Vinamilk “tụt dốc không phanh” chuyện gì đang xảy ra?
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp “đã quen đương đầu” với giá xăng leo thangFE Credit mất “ngôi vương” doanh nghiệp nào trở thành quán quân mới?Một doanh nghiệp lớn đề xuất tài trợ quy hoạch sân golf 100ha tại Hữu Lũng - Lạng SơnVinamilk là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa được rất nhiều người dùng Việt Nam ưa chuộng. Vinamilk có thể coi là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực kinh doanh sữa và có rất nhiều lợi thế ngay khi niêm yết trên sàn chứng khoán với mã niêm yết VNM. Trước đây, Vinamilk luôn có mặt trong top 5 các doanh nghiệp được định giá cao nhất trên sàn HoSE nhưng giờ đây mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi.
Vinamilk đang tụt lại khi vốn hoá liên tục giảm
Theo thống kê đưa ra của Sở Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HoSE), tính đến hết tháng 2 vốn hoá trên sàn đã có những thay đổi mạnh mẽ khi có tổng cộng 48 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu tại HoSE, tăng thêm 4 doanh nghiệp so với tháng trước. Tính tổng vốn hoá cả sàn đã đạt tỷ đô.
Trong đó, dẫn đầu top 3 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường là những cái tên quen thuộc. Vươn lên ở vị trí đầu tiên là Vietcombank với 399.898 tỷ đồng (17,5 tỷ USD), xếp thứ hail à Vinhomes với 337.463 tỷ đồng (14,8 tỷ USD), xếp ở vị trí thứ ba là Vingroup với 293.673 tỷ đồng (12,9 tỷ USD). Đây là 3 doanh nghiệp có mức định giá vượt mốc 10 tỷ USD và bỏ khá xa các đối thủ còn lại.
Trong khi đó, top 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa cao nhất thị trường sự xáo trộn về vị trí. Đáng chú ý nhất là trường hợp của Vinamilk, vốn hóa của Vinamilk sụt giảm còn 163.853 tỷ đồng, tương đương 7,2 tỷ USD. Đây là thứ hạng khá bất ngờ khi doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 10 về giá trị niêm yết. Trong nhiều năm qua đây cũng là lần đầu Vinamilk có thứ hạng thấp như vậy trên bảng xếp hạng vốn hóa của HoSE.
Trong suốt quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, Vinamilk đã từng là một trong những doanh nghiệp có thời gian dài nhất nắm giữ giải quán quân về vốn hóa. Trong 4 năm trở lại đây, đại gia ngành sữa đã bị các đối thủ khác vượt mặt và không thể giữ vị trí đầu bảng. Tuy nhiên, Vinamilk vẫn thường xuyên góp mặt tại top 5 doanh nghiệp có giá trị niêm yết lớn. Đến giữa năm 2021, Vinamilk mới bất ngờ bị đẩy ra khỏi vị trí này.
Để dẫn đến điều này là do giá trị cổ phiếu của Vinamilk liên tục rớt hạng và giảm đến hơn 20% chỉ trong vòng 1 năm. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/3, thị giá cổ phiếu VNM của Vinamilk dao động ở mức 78.500 đồng/cổ phiếu, đây là giá trị thấp nhất của VNM tính từ tháng 5/2020.
Thời điểm đó, khi dịch bệnh lần đầu bùng phát đã khiến cả thị trường chứng khoán lao đao. Từ đó đến nay, hễ dịch bệnh được kiểm soát thị trường có dấu hiệu hồi phục thì nhiều cổ phiếu bluechip trong nhóm VN30 đã tăng giá vài trăm phần trăm và chỉ có VNM đi ngược lại với giá trị giảm dần theo năm tháng.
Liệu Vinamilk có thể quay trở lại đường đua?
Năm 2021, doanh thu của Vinamilk đạt mức cao kỉ lục trong lịch sử doanh nghiệp khi chạm mốc 60.919 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế suy giảm 5% so với năm 2020, do tình hình dịch bệnh nên chi phí nguyên liệu, sản xuất tăng cao, chỉ đạt 10.633 tỷ đồng. Như vậy, tăng trưởng của doanh nghiệp vẫn là âm không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận đặt ra hồi đầu năm.
Sang năm 2022, Vinamilk ước tính sẽ tăng 7% doanh thu và lợi nhuận tăng khoảng 4% so với năm 2021. Hiện tại, Vinamilk đang tiếp tục tìm kiếm những cơ hội mở rộng và khai phá thị trường xuất khẩu. Sắp tới, Vinamilk đang hướng tới xúc tiến tại các thị trường thương mại tại Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Nhật Bản…
Nhìn chung, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được dự đoán sẽ phục hồi nhanh nhưng cũng sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn. Theo VCSC, sức mua của người tiêu dùng sẽ chưa thể tăng bật trở lại vẫn thấp hơn 5-10% so với thời điểm 2019. Ví dụ cụ thể là vào tháng 10/2021, khi các quy định giãn cách xã hội được nới lỏng tại nhiều tỉnh thành, người dân được đi lại tự do sức mua cũng tăng sau thời gian dài ở nhà, doanh số tại thị trường trong nước của Vinamilk ghi nhận mức tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, vào hồi cuối năm 2021 và đầu năm 2022 sức mua trên thị trường đã giảm mạnh do người tiêu dùng cũng thắt chặt chi tiêu sau đại dịch.
Mặc dù doanh số của Vinamilk vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng nhiều chuyên gia của dự báo khả năng giành lại vị trí của trong top 5 doanh nghiệp có vốn hoá cao trên sàn HoSE sẽ gặp khá nhiều khó khăn, do thời điểm hiện tại các doanh nghiệp khác cũng đang phát triển rất mạnh.
Theo VCSC, việc mở rộng thị phần của Vinamilk cũng không khả quan, khi công ty đã chiếm tới 60% tổng thị phần ngành sữa trong nước. Bên cạnh đó, thị trường nội địa đang cạnh tranh gay gắt khi các hang sữa ngoại nhập đang du nhập rất nhiều vào nước ta. Mới đây, đại diện ban lãnh đạo Vinamilk cũng cho biết phía công ty đã tăng nhẹ giá bán các sản phẩm của mình từ hồi cuối tháng 12 do chi phí nguyên liệu tăng. Vinamilk đã chốt phương án bảng giá sữa bột và hi vọng sẽ không xảy ra biến động nào đến nửa năm 2022.
Vinamilk vẫn là một trong những công ty sữa hang đầu Việt Nam, số lượng bán ra khó có đối thủ cạnh tranh nhưng bài toán lợi nhuận không phải do doanh thu mà ra. Vì thế, công ty cần phải có những bước đi và chiến lược mới đúng đắn trong thời kì mới.