Việt kiều vẫn không được đứng tên mua bất động sản Việt Nam
Theo Thanh niên, Hội thảo nhà ở cho người nước ngoài và Việt kiều được tổ chức bởi Câu lạc bộ BĐS VN, tại đây Giám đốc Công ty luật LMP - Luật sư Lê Minh Phiếu cho biết, ông đã tư vấn cho nhiều Việt kiều về Việt Nam mua nhà, đất. Sau nhiều gian truân thì họ cũng tìm mua được, nhưng theo kiểu sang nhượng hợp đồng mà không được đứng tên trên sổ hồng.
Luật Nhà ở hiện hành quy định có 3 đối tượng được sở hữu nhà, bao gồm: Người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam, người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam (sở hữu 50 năm). Người Việt Nam định cư ở nước ngoài lại có hai dạng là có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài và người gốc Việt Nam nhưng không có quốc tịch.
Với người có quốc tịch Việt Nam nhưng không còn hộ khẩu thì vẫn được quyền mua BĐS. Nhưng Việt kiều gốc Việt Nam, không có hộ chiếu thì phải xin xác nhận có gốc Việt Nam thì mới được mua BĐS. Nhưng cũng chỉ được mua căn hộ hoặc nhà liền thổ tại các dự án, không được đứng tên mua đất nền.
“Cái khó là ở chỗ phải tìm được các giấy tờ để chứng minh họ có gốc là người Việt Nam. Lúc này lại xảy ra việc không tìm lại được giấy tờ chứng minh hoặc thủ tục xin xác nhận rất chậm, phiền toái. Điều này khiến các kiều bào nản lòng khi muốn mua BĐS. Nhiều trường hợp nhờ người thân đứng tên và sau đó xảy ra tranh chấp rất phức tạp” - Luật sư Phiếu cho hay.
Lúng túng khi bán nhà cho người nước ngoài
Bấy lâu nay các giao dịch bán nhà cho người nước ngoài rất khó thành công. Nguyên nhân chính khiến cả người bán, người mua, văn phòng công chứng hay Văn phòng đăng ký đất đai còn rối bời là vì hệ thống pháp luật.Người nước ngoài có được phép mua nhà ở riêng lẻ không?
Nhiều bạn đọc quan tâm đặt câu hỏi, người nước ngoài có được mua nhà ở riêng lẻ hay không, pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Cùng đọc bài viết dưới đây.Việt kiều có được mua nhà, đất ở Việt Nam không?
Luật sư Nguyễn Sơn Tùng - Chủ tịch Công ty luật Legal United Law thừa nhận kể cả những người làm luật cũng thấy khó khăn, nhiều quy trình, thủ tục khiến Việt kiều bối rối khi phải tự đi mua BĐS. Hay chính các chủ đầu tư dự án cũng bối rối vì không biết có được bán cho đối tượng này hay không. Bởi, danh mục những dự án được bán do Bộ Quốc phòng đưa ra lại cập nhật rất chậm.
Ông Nguyễn Đức Tính đang có quốc tịch Mỹ chia sẻ, người bạn Việt kiều Canada của ông đã nhờ em ruột đứng tên mua miếng đất tại huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai). Nhưng người em vừa qua đời, cô em dâu lại âm thầm bán miếng đất này với số tiền hơn 4 tỷ đồng và rời khỏi nơi cư trú. Khi biết sự việc, người bạn của ông đã phải về Việt Nam gửi đơn tố cáo lên công an.
Bạn ông Tính đã chứng minh được việc gửi tiền cho em trai mua đất và nhờ đứng tên, nhưng để đòi lại được tài sản lại là vấn đề khó vì người em dâu đã rời khỏi nơi cư trú.
Là người nước ngoài có vợ Việt Nam, Chủ tịch Phòng Thương mại Anh quốc tại VN (Britcham) Kenneth M Atkinson cho biết, ông đã đầu tư rất nhiều BĐS tại Việt Nam. Giai đoạn đầu đều do vợ ông đứng tên các BĐS. Sau khi có 2 quốc tịch thì ông được đồng sở hữu, thậm chí còn đứng tên một miếng đất tại Nha Trang.
“Thị trường BĐS Việt Nam hiện còn nhiều tiềm năng nên cần xây dựng quy định, pháp luật rõ ràng loại hình nào được bán cho người nước ngoài, Việt kiều. Cần phải sửa đổi các quy định của luật Nhà ở, luật Đất đai, luật Kinh doanh BĐS để phù hợp với thực tế, vì BĐS có giá trị lớn, sau này còn để lại cho con cháu” - Ông Kenneth M Atkinson kiến nghị.