Vì sao cao tốc Dầu Giây – Tân Phú chưa được chấp thuận đầu tư?
BÀI LIÊN QUAN
Cao tốc Bắc - Nam cùng những cơ chế đột phá trong quá trình triển khaiTỉnh Lâm Đồng đề xuất chuyển đổi 486 ha rừng làm dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương Chính phủ chuẩn bị công tác đầu tư các dự án xây dựng đường cao tốc giai đoạn 2021 - 2025Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về Dự án xây dựng cao tốc Dầu Giây – Tân Phú giai đoạn 1 dựa trên tờ trình của Bộ Giao thông vận tải.
Trước đó, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai đã quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thuộc phạm vi dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú vào báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án. Do đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải cập nhật quyết định này vào báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án để trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư.
Dự án này đã được Bộ Giao thông vận tải gửi tờ trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức PPP (Hợp đồng BOT).
Theo đó, dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có tổng vốn đầu tư lên tới 8.300 tỷ đồng, dự kiến khởi công sau năm 2022 và được hoàn thành vào năm 2025. Dự án có tổng chiều dài 61km. Đây là một trong 3 dự án thành phần của dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có chiều dài hơn 200 km. Bộ Giao thông vận tải được giao xây dựng đoạn Dầu Giây – Tân Phú, còn đoạn Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương (huyện Đức Trọng) được Chính phủ giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xây dựng.
Dự án này có điểm đầu kết nối với Quốc lộ 1 ở Km1829+500 và điểm cuối giao cắt với Quốc lộ 20 ở vị trí Km60+100 thuộc huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai). Giai đoạn 1 của dự án được thiết kế với 4 làn xe, bề mặt 17m, vận tốc thiết kế cho phép 100km/h.
Đối với cao tốc này, Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông vận tải) đề xuất đầu tư dự án theo hình thức PPP (hợp đồng BOT). Vốn xây dựng dự án được huy động từ chủ sở hữu và vốn vay. Nhà nước hỗ trợ 1.300 tỷ đồng để thực hiện dự án. Trong đó, vốn từ nhà nước được dành để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, hỗ trợ xây dựng dự án. Phương án thu hồi vốn là thu phí để hoàn trả vốn nhà nước với mức giá khởi điểm 1/700 đồng/km/ xe và thu phí trong vòng 20 năm, 3 tháng.
Theo Bộ Giao thông vận tải, dự án này khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm tải cho Quốc lộ 20, rút ngắn thời gian di chuyển, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng cao trong khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế - xã hội ở địa phương hai tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng. Dự án này cũng phù hợp với quy hoạch phát triển đường cao tốc đã được Chính phủ phê duyệt.
Bên cạnh đó, tuyến Dầu Giây – Tân Phú nằm trong dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương góp phần quan trọng trong việc liên kết các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, đặc biệt là Lâm Đồng – Đồng Nai.
Việc đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, trong đó có dự án thành phần Dầu Giây – Tân Phú đã thúc đẩy thị trường bất động sản của tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua. Theo Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, đã có 48 căn hộ chung cư, hươn 36.000 lô đất nền và hơn 3.000 căn nhà được giao dịch thành công trong năm 2021. Theo Sở Xây dựng Lâm Đồng, đây là kỷ lục giao dịch bất động sản của tỉnh khi so sánh với các tỉnh, thành khác ở lân cận.
Không chỉ dừng lại ở việc mua bán thông thường, dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương cũng đã thu hút các “đại bàng” về tìm hiểu cơ hội đầu tư. Có thể kể tới những cái tên như: Tập đoàn Hưng Thịnh, T&T, Tập đoàn Sao đỏ, Tập đòan Đèo Cả, Tập đoàn Phương Trang… đều đã nghiên cứu, khảo sát ý tưởng để đầu tư vào tỉnh Lâm Đồng. Điều này đã giúp thị trường bất động sản của Lâm Đồng và các tỉnh lân cận trở nên sôi động trong thời gian qua, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.