Vai trò của ngân hàng trung ương
BÀI LIÊN QUAN
Ngân hàng đang siết vốn vay cho lĩnh vực nhà đất, cần xác định rõ nguyên nhân để tháo gỡ nút thắt“Hé lộ” những ngân hàng sẽ được nới hạn mức tín dụngNgân hàng trung ương là gì?
Ngân hàng trung ương có tên tiếng Anh là Central Bank, đây là một cơ quan trực thuộc Nhà nước. Ngoài tên gọi ngân hàng trung ương còn được gọi là ngân hàng dự trữ hay cơ quan hữu trách về tiền tệ. Ngân hàng trung ương là một cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý về hệ thống tiền tệ trong quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Không chỉ vậy ngân hàng này còn chịu trách nhiệm thi hành những chính sách tiền tệ.
Mục tiêu chính của ngân hàng trung ương đó là ổn định giá trị tiền tệ và cung tiến, kiểm soát được lãi suất và hỗ trợ cho những ngân hàng thương mại khác đang trên đà đổ vỡ. Và phần lớn với các ngân hàng trực thuộc trung ương quản lý thì mức độ độc lập sẽ nhất định với Chính phủ.
Vai trò của ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về những chính sách tiền tệ trong phạm vị một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Quyền hạn chủ yếu bao gồm lãi suất và kiểm soát thanh khoản các yêu cầu dự trữ và hoạt động thị trường mở.
Ngân hàng phần lớn tập trung quản lý để được các tỷ lệ ở mức thấp nhất, ổn định lạm phát và kích thích tăng trưởng nền kinh tế khi đã áp dụng hiệu lực các chính sách vào hoạt động kiểm soát. Phần lớn các ngân hàng trung ương sẽ được điều hành trực tiếp bởi hội đồng quản trị cấp cao hoạt động độc lập. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương còn có các quyết định đến từ mọi khía cạnh của nền kinh tế nhằm đáp ứng mọi mục tiêu.
Chức năng của ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương thuộc bộ phận cơ quan quyền lực của Nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý và lưu thông tiền tệ hay còn được gọi là chính sách tiền tệ. Công cụ của những chính sách tiền tệ bao gồm nghiệp vụ, thị trường mở, lãi suất, chiết khấu, tỷ lệ dự trữ và các văn bản hướng dẫn hoạt động cho vay liên quan khác.
Chức năng chính của ngân hàng trung ương vẫn là chính sách tiền tệ. Ngoài ra, ngân hàng trung ương cũng thực hiện một số chức năng khác có thể kể đến như:
- Thường xuyên duy trì và đặt ra các tiêu chuẩn với mục tiêu đảm bảo được sức mạnh tài chính, tính thống nhất và quản lý hoạt động cho vay của những ngân hàng định chế tài chính liên quan khác.
- Quản lý, dự trữ và các chính sách đối hoái.
- Quản lý các khoản nợ của chính phủ.
Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng, bởi ngân hàng trung ương không tham gia kinh doanh tiền tệ và tín dụng trực tiếp trong nền kinh tế, mà chỉ thực hiện những nghiệp vụ ngân hàng đối với những ngân hàng trung gian. Một số nghiệp vụ ngân hàng đối với những ngân hàng trung gian như:
Mở tài khoản và nhận tiền gửi từ những ngân hàng trung gian
Ngân hàng trung ương có chức năng nhận tiền gửi từ những ngân hàng trung gian trên khắp cả nước dưới dạng tiền gửi thanh toán và tiền gửi dự trữ bắt buộc.
Tiền gửi dự trữ bắt buộc là khoản tiền dự trữ mà ngân hàng trung ương yêu cầu các ngân hàng trung gian phải gửi lại. Bởi số tiền này để đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng trung gian trước những nhu cầu rút tiền của khách hàng.
Ngoài ra, tiền gửi thanh toán là khoản tiền ngân hàng trung gian bắt buộc phải duy trì thường xuyên tại tài khoản của ngân hàng trung ương. Khoản tiền này có mục đích phục vụ nhu cầu thanh toán tiền và đáp ứng nhu cầu giao dịch với NHTW đồng thời để chi trả với những ngân hàng khác.
Cấp tín dụng cho những ngân hàng trung gian
Một chức năng vô cùng quan trọng của ngân hàng trung ương với các ngân hàng trung gian khác đó là cấp tín dụng bằng việc tái chiết khấu các chứng từ có giá ngắn hạn được nắm giữ bởi những ngân hàng trung gian. Đây được coi là hình thức cấp vốn của ngân hàng trung ương cho những ngân hàng trung gian mở rộng phạm vi hoạt động tín dụng.
Tầm quan trọng của ngân hàng trung ương
Với mục tiêu đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế thì ngân hàng trung ương luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt là trong quá trình tăng trưởng kinh tế như hiện nay và sự phát triển chung của nền kinh tế không bị quá tải.
Trước tình trạng người dân vay nợ rất nhiều nhưng chưa có đủ khả năng để trả nợ như hiện nay thì ngân hàng trung ương cung cấp quá nhiều tài chính. Từ đó dẫn tới giá cả có sự tăng lên nhanh chóng. Đối với các trường hợp xấu hơn nếu cung cấp quá nhiều thì sẽ dẫn tới tình trạng lạm phát tăng cao và không thể kiểm soát được đồng tiền.
Đặc biệt phải kể đến đó là siêu lạm phát đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của nước Đức vào những năm 1920. Bởi trước tình hình nguy bách nên chính phủ nước này đã cố gắng tiến hành việc in thêm nhiều tiền hơn để trả nợ.
Ngân hàng trung ương còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ngân hàng trung gian khỏi nguy cơ phá sản bằng các khoản tín dụng. Ngoài ra, NHTW còn là trung tâm thanh toán và bù trừ giúp tiết kiệm chi phí thanh toán, luân chuyển vốn cho những ngân hàng trung gian và cho cả nền kinh tế.
Tại sao nói ngân hàng trung ương là ngân hàng của Chính phủ?
Trên thế giới, phần lớn những ngân hàng trung ương đều độc lập với Chính phủ về nhiều mặt khác nhau như pháp lý, mục tiêu, hoạt động và quản lý. Nhưng tại Việt Nam thì có sự khác nhau như sau:
- Tại Việt Nam, ngân hàng trung ương của nhà nước XHCN Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thuộc sở hữu của Nhà nước. Ngoài ra đây cũng là cơ quan trực thuộc trực tiếp của Chính Phủ nên không độc lập về mặt pháp lý.
- Ngân hàng trung ương được xây dựng chỉ tiêu lạm phát, nhưng quyền hạn phê duyệt không nằm trong tay ngân hàng mà thuộc về Chính phủ. Cho nên ngân hàng trung ương vẫn chưa có quyền độc lập về quyết định mục tiêu các chính sách của mình.
- NHTW được quyền thực hiện những chính sách tiền tệ quốc gia nhưng việc hoạt định này vẫn phải chịu sự tác động của Chính phủ về mục tiêu lạm phát nên không thể coi NHTW là độc lập trong hoạt động.
- Các quy định về công tác điều hành hoạt động của NHTW do Chính phủ Nhà nước ban hành. Vậy nên NHTW không độc lập trong việc quản lý hoạt động của mình.
Lời kết
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về vai trò của ngân hàng trung ương cũng như chức năng, tầm quan trọng. Hy vọng qua đây bạn đọc đã có cho mình những hiểu biết nhất định về ngân hàng trung ương - ngân hàng quan trọng nhất của nước ta.