meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Hé lộ” những ngân hàng sẽ được nới hạn mức tín dụng 

Thứ tư, 03/08/2022-23:08
Ngay từ cuối quý I/2022, nhiều ngân hàng đã chạm hạn mức tín dụng do room tín dụng cấp đầu năm ở mức tương đối thấp khiến người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận khoản vay. Vì vậy, các nhà băng đồng loạt đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng để có dư địa triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%. 

Tín dụng ngân hàng đẩy nhiều vào bất động sản 

Theo diendandoanhnghiep.vn, Ngân hàng Nhà nước cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến một số ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng gần chạm hạn mức được cấp từ đầu năm. Trong đó, nguyên nhân chính xuất phát từ việc tín dụng đã tăng quá nhanh trong nửa đầu năm nay. Việc một số ngân hàng từ chối cho vay là do ngân hàng phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn, cũng không loại trừ trường hợp ngân hàng đó bị xếp hạng thấp nên chỉ được giao ít room tín dụng. 

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước thông tin một số tổ chức tín dụng chủ yếu cho vay dài hạn, tập trung vào lĩnh vực bất động sản  (hiện nay khoảng 94% dư nợ tín dụng bất động sản có thời gian vay vốn từ 10 - 25 năm) nên thời gian quay vòng vốn chậm, không thu hồi được nợ nhanh dẫn đến tình trạng hết dư địa tăng trưởng tín dụng. Trong khi đó, bản chất hoạt động ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, cho vay bổ sung vốn lưu động thì thường xuyên có nguồn thu nợ (80% nguồn vốn huy động của hệ thống tổ chức tín dụng là tiền gửi ngắn hạn). Vì vậy tổ chức tín dụng sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản, không đáp ứng được nhu cầu chi trả tiền gửi cho người dân.


Hiện nay, nhiều ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng gần chạm hạn mức được cấp từ đầu năm. 
Hiện nay, nhiều ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng gần chạm hạn mức được cấp từ đầu năm. 

Để xử lý ách tắc dòng vốn của thị trường bất động sản, Ngân hàng Nhà nước được cân nhắc và tiếp cận theo nguồn vốn khác nhau, không đẩy rủi ro tới hệ thống. Đây là những nguyên nhân khiến Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro, nâng hệ số rủi ro và thực hiện đúng lộ trình hạ tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung hạn và dài hạn. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt tín dụng vào các lĩnh vực, phân khúc rủi ro. 

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản đã đạt hơn 2,36 triệu tỷ đồng, tăng 14,7% so với cuối năm 2021, chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống (cùng kỳ năm 2021 tăng 8,2%, chiếm 19,9%). Trong đó, tín dụng đối với bất động sản kinh doanh tăng 8,19%, chiếm 33% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản; tín dụng bất động sản phục vụ mục đích tự sử dụng tăng 17,2%, chiếm 67% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản; nợ xấu lĩnh vực bất động sản khoảng 36,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với 31/12/2021, tỷ lệ nợ xấu là 1,54% (năm 2021 là 1,67%).

“Dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản rất đa dạng, bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn huy động từ thị trường quốc tế thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp hoặc vay các tổ chức nước ngoài, huy động từ thị trường chứng khoán, từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nguồn vốn tự có, tự tích lũy của các tổ chức, cá nhân và vay từ tổ chức tín dụng. Như vậy nguồn vốn tín dụng từ hệ thống tổ chức tín dụng chỉ là một trong số các nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, nhưng đây là nguồn vốn mang tính chất trọng yếu“, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Việc tín dụng ngân hàng được đẩy mạnh quá mức vào bất động sản sẽ tạo rủi ro lớn, ảnh hưởng trọng yếu tới an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro đầy đo, nâng hệ số rủi ro và thực hiện đúng lộ trình hạ tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; cùng với đó là yêu cầu các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt tín dụng vào các lĩnh vực, phân khúc rủi ro.

Chưa có động thái nới room tín dụng 

Tại buổi thảo luận về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, từ đầu năm đến nay, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước biến động rất phức tạp, khó lường, chưa từng có trong tiền lệ.

Theo dự báo của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới, kinh tế thế giới sẽ còn rất khó khăn với những diễn biến phức tạp khó lường và không có tiền lệ. Điển hình như việc FED thực hiện tăng lãi suất liên tục trong 2 tháng qua, tỷ giá VND/USD tăng cao, tình hình lạm phát trên toàn cầu lan rộng, đặc biệt là các quốc gia là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Anh, Mỹ tỷ lệ lạm phát đạt mức 8,9%. 


Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có động thái về việc nới room tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có động thái về việc nới room tín dụng.

Vì vậy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động như hiện nay, điều quan trọng nhất là phải kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho nền kinh tế. 

Về vấn đề tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là vấn đề nới room tín dụng, nhiều ý kiến cho rằng nên cân nhắc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên 15, 16%. Tuy nhiên Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, khi xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2022, thời điểm đó nền kinh tế chưa phục hồi nhanh nên Ngân hàng Nhà nước đưa ra chỉ tiêu 14%, cao hơn năm 2021 (13,6%) và năm 2020 (12,17%) để tạo dư địa nhằm thúc đẩy phục hồi nền kinh tế trong nước. 

“Đến nay, diễn biến rất khác, nền kinh tế của chúng ta đã phục hồi khá mạnh mẽ, riêng tăng trưởng quý 2 tăng 7,72%, tính chung 6 tháng tăng là 6,42%. Từ nay đến cuối năm, Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh các gói phục hồi, cũng như đẩy mạnh đầu tư công. Như vậy, tới đây sẽ có dòng tiền ra để hỗ trợ kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cho rằng với điều hành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh lạm phát này thì không thể chủ quan được, nên trước mắt, Ngân hàng Nhà nước vẫn điều hành theo chỉ tiêu 14%.


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt Nam theo đánh giá của WB là cao nhất thế giới, 124% (theo GDP mới), tỷ lệ tín dụng trên huy động vốn đã là 99%, nghĩa là huy động 100 đồng đã cho vay 99 đồng. Do đó, nếu nới room tín dụng thì có thể nguy cơ cuộc đua lãi suất sẽ quay trở lại”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Về việc phân bổ tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng được đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết là dựa trên 2 cơ sở. Một là tổ chức tín dụng xếp hạng cao được giao room tốt hơn. Hai là theo chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, việc cấp hạn mức tín dụng cao hay thấp cũng sẽ dựa trên tiêu chí giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tiêu chí tín dụng tập trung vào lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tiêu chí ngân hàng tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém…

Nhóm ngân hàng “thực lực” có lợi thế được nới room tín dụng 

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ phân bổ tín dụng tới các ngân hàng thương mại dựa trên nguyên tắc chung là, ngân hàng nào lành mạnh, quản trị tốt hơn thì được tăng trưởng tín dụng cao hơn. Ngân hàng Nhà nước sẽ phải căn cứ vào mức độ tuân thủ của các tổ chức tín dụng về an toàn vốn (CAR), rà soát kỹ hoạt động tín dụng, cũng như tình hình tài chính của các ngân hàng. Việc nới room vì thế chắc chắn sẽ không đều.

Dựa vào những yếu tố này, đã xuất hiện nhóm ngân hàng có lợi thế sẽ được nới room tín dụng. 


 
 

Ví dụ như ngân hàng Vietcombank và MBBank là hai ngân hàng có chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao nhất, trên 14%. Hai ngân hàng này cũng đang tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém gồm CBBank và Oceanbank. 

Đồng thời, Vietcombank nhiều năm giữ vị trí dẫn đầu về lợi nhuận, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng này lên tới 506%, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ giữ dưới 0,61%.

Đối với ngân hàng MBBank, lợi nhuận trước thuế quý II/2022 của ngân hàng này cũng tăng mạnh. Đồng thời nhờ đầu tư số hòa, MBBank cũng nằm trong nhóm các ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cao. Hiện MBBank đang có sự tăng lên về nợ xấu (1,2%), nợ có khả năng mất vốn tăng cao. 

Mặc dù vậy, theo Công ty chứng khoán Vietcombank, việc nhận tái cơ cấu một tổ chức tín dụng bắt buộc nằm trong phạm vi dưới 10% tổng tài sản của MBBank, lỗ lũy kế không quá 20.000 tỷ đồng, MBBank sẽ được ưu tiên tăng trưởng tín dụng thêm 5-10% trong năm 2022 và các năm tới, có thể tăng khoảng 30%/năm mà vẫn đảm bảo an toàn với tỷ lệ an toàn vốn (CAR) duy trì ở mức 10-11%.

Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng đã đưa ra dự báo ngân hàng này có thể được nới hạn mức tín dụng lên tới 19% trong năm nay.


MBBank là một trong những ngân hàng được chuyên gia đánh giá có khả năng sẽ được nới room tín dụng.
MBBank là một trong những ngân hàng được chuyên gia đánh giá có khả năng sẽ được nới room tín dụng.

VPBank cũng được đánh giá là có thể được Ngân hàng Nhà nước xem xét nới room tín dụng. Bởi theo công bố vào 31/3/2022 của ngân hàng này cho thấy, hệ số CAR riêng lẻ và hợp nhất của ngân hàng đạt 15,29% và 15,33%, tăng lần lượt 1,13% và 1,06% so với thời điểm cuối năm 2021, nguyên nhân chủ yếu do vốn tự có tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của tài sản có rủi ro (RWA). Trong quý I/2022, hệ số CAR luôn giữ ở mức cao hơn tỷ lệ an toàn tối thiểu 8% và tỷ lệ mục tiêu tối thiểu theo Tuyên bố Khẩu vị rủi ro 2022 là 10%. Với hiệu quả hoạt động cao nhất thị trường, tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất của ngân hàng vẫn nằm trong nhóm dẫn đầu thị trường, VPBank thuộc nhóm có lợi thế để được nới room tín dụng. 

Theo quy định tại Thông tư 52, Ngân hàng Techcombank cũng được chấm điểm cao. Có 6 tiêu chí được Ngân hàng Nhà nước  chấm điểm ngân hàng gồm tiêu chí về vốn, chất lượng tài sản, quản trị điều hành, kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh khoản, mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường. 

Đối với ngân hàng Techcombank, một chuyên gia cho biết hiện ngân hàng này có tỷ lệ cho vay bất động sản/tổng dư nợ khá cao và dẫn đầu hệ thống. Cụ thể, Techcombank có CASA, ROA và CAR đều ở vị thế đầu ngành, song cho vay bất động sản cao cũng có thể là điểm trừ của ngân hàng trong bối cảnh hiện nay.

Các ngân hàng thuộc gồm BIDV, Agribank, Vietinbank cũng có thể được Ngân hàng Nhà nước xem xét nới room. Bởi đây là nhóm ngân hàng luôn hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và nền kinh tế ở mức tối đa nhất, trên cơ sở lợi thế là ít áp lực hút vốn huy động với lãi suất thấp hơn so với thị trường. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

2 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

2 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

2 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

2 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước