meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới: Kỷ nguyên của lãi suất thấp và lạm phát vừa phải đã chấm dứt

Thứ hai, 01/08/2022-22:08
Trong một cuộc họp mới đây, các nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương Mỹ, Anh và châu Âu đã cùng nhau cảnh báo về một sự thay đổi đau đớn sau “cú sốc địa chính trị khủng khiếp” mà đại dịch Covid-19 và chiến sự Nga-Ukraine gây ra trong thời gian vừa qua. 

Chịu nỗi đau nhỏ để tránh được nỗi đau lớn

Nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới lần lượt đưa ra cảnh báo rằng kỷ nguyên lãi suất thấp và lạm phát vừa phải đã kết thúc sau “cú sốc địa chính trị khủng khiếp” bắt nguồn từ đại dịch Covid-19 và chiến sự Nga-Ukraine.

Mới đây, bà Christine Lagarde - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ông Andrew Bailey - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã có buổi gặp gỡ tại hội nghị thường niên của ECB tại Sintra, Bồ Đào Nha.


Từ trái qua phải: Chủ tịch Fed Jerome Powell, Chủ tịch ECB Christine Lagarde và Thống đốc BoE Andrew Bailey. Ảnh: Financial Times
Từ trái qua phải: Chủ tịch Fed Jerome Powell, Chủ tịch ECB Christine Lagarde và Thống đốc BoE Andrew Bailey. Ảnh: Financial Times

Tại hội nghị lần này, ba nhà lãnh đạo của các ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách nhanh chóng hành động để kiềm chế lạm phát đang ngày một căng cao.

Theo Financial Times, ba vị lãnh đạo này cho rằng, nếu không tăng lãi suất đủ nhanh thì lạm phát sẽ bám rễ sâu hơn vào các nền kinh tế. Lúc đó, các ngân hàng trung ương sẽ phải hành động quyết liệt hơn để đưa giá cả xuống.

Tại đây, ông Powell phát biểu: “Rất có thể quá trình này sẽ kèm theo nhiều đau đớn, nhưng nỗi đau tồi tệ nhất sẽ đến từ thất bại trong việc chế ngự được lạm phát và cho phép nó tồn tại dai dẳng trong nền kinh tế”. 

Ba vị “thuyền trưởng” của các ngân hàng trung ương đánh giá rằng đại dịch và chiến sự ở Ukraine đã làm đảo lộn nhiều yếu tố đã từng giúp cho lạm phát trong hơn một thập kỷ qua nằm ở mức siêu thấp tại các nền kinh tế phát triển nhất.

Họ cũng đưa ra cảnh báo, sự chia rẽ của nền kinh tế toàn cầu thành những khối cạnh tranh lẫn nhau sẽ dẫn đến nguy cơ cao làm đứt gãy chuỗi cung ứng, khiến cho năng suất giảm, chi phí tăng và đè nặng lên triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế.

“Tôi không cho rằng chúng ta sẽ quay trở lại môi trường lạm phát thấp như trước. Những biến động bắt nguồn từ đại dịch cùng với cú sốc địa chính trị ở Ukraine sẽ làm thay đổi toàn cảnh của bức tranh… ”, bà Lagarde  nhận định.

“Một số người cho rằng, những địa điểm đặt cơ sở sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong tương lai không chỉ được quyết định bởi chi phí mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác”. Nhiều khả năng các doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc địa điểm đặt cơ sở sản xuất đó là “bạn hay thù” của họ, xét trên phương diện chính trị.

Trong khi đó, ông Powell nói rằng, tình thế mới sẽ buộc các nhà hoạch định chính sách phải suy nghĩ lại về cách mà các ngân hàng trung ương các nước đang vận hành vì môi trường lạm phát thấp “dường như không còn nữa”.

“Điều kiện thị trường đã không còn như trước và chúng ta phải nghĩ về chính sách tiền tệ theo một cách khác”, ông nhận định. Ông còn nói thêm rằng việc dự báo lạm phát trong điều kiện hiện nay đã trở nên khó khăn hơn trước nhiều: “Giờ chúng tôi nhận ra rằng, mức độ hiểu biết của bản thân về lạm phát còn quá hạn hẹp”.


Lạm phát tại Mỹ và châu Âu đều đang nằm ở đỉnh sau nhiều thập kỷ giữ ở mức vừa phải
Lạm phát tại Mỹ và châu Âu đều đang nằm ở đỉnh sau nhiều thập kỷ giữ ở mức vừa phải

Trong khi đó, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, ông Bailey cho rằng trong cách các nền kinh tế vận hành đã có “sự thay đổi sâu sắc”. Ở nước Anh, Covid-19 kéo dài đã tạo ra “sự thay đổi về mặt cấu trúc lên thị trường lao động và cách thị trường này vận hành”. Hiện tại, số lượng việc làm trở nên ít hơn và rủi cho những người lao động có yêu cầu tăng lương vượt mực đã cao hơn trước.

Chú ý đến mặt trận năng lượng và chiến sự

Bà Lagarde nói rằng, chiến sự Nga-Ukraine gây ra ảnh hưởng đến châu Âu hơn hầu hết những khu vực khác trên thế giới. Bằng chứng chỉ ra chính là việc giá năng lượng và giá lương thực leo thang ngày một cao. Điều này có nghĩa châu Âu đan “không ở trong cùng tình huống” với Mỹ và các nước khác.

Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo rằng “những gì sẽ xảy ra trên mặt trận năng lượng và chiến sự” sẽ tác động lên kỳ vọng về lạm phát. Nếu lạm phát tiếp tục tăng cao mà không có dấu hiệu ngừng hoặc giảm thì ECB có thể buộc phải chuyển từ lộ trình tăng lãi suất “từ tốn” bắt đầu với mức tăng 0.25 điểm phần trăm trong tháng 7 sang lập trường chính sách mạnh tay hơn.

Ông Powell hứa sẽ ngăn chặn lạm phát đang khống chế nền kinh tế Mỹ, ông nhấn mạnh rằng Fed  quyết tâm về việt sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay. Trước đó, hôm 15/6 Fed đã phải dùng đến biện pháp chưa từng được đưa ra trong hơn 30 năm qua đó là tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm. Hiện tại, lãi suất quỹ liên bang đã được nâng lên khoảng 1,5-1,7%.


Lãi suất quỹ liên bang đã được Fed nâng lên khoảng 1,5-17,5 vào hôm 15/6 vừa qua
Lãi suất quỹ liên bang đã được Fed nâng lên khoảng 1,5-17,5 vào hôm 15/6 vừa qua

Theo tờ Financial Times, các quan chức cấp cao của Fed đã đưa ra những dấu hiệu sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất nữa vào cuộc họp diễn ra trong tháng 7. Dự kiến đến cuối năm 2022, lãi suất quỹ liên bang sẽ vào khoảng 3,5%.

Bà Lagarde nói rằng, nền kinh tế châu Âu hiện nay vẫn chịu tác động bởi sự chuyển đổi từ xu hướng chi tiêu cho hàng hóa trong thời kỳ đại dịch sang chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ du lịch. Sự thay đổi này của nền kinh tế châu Âu tuy kích thích tăng trưởng của khu vực đồng Euro nhưng lại gây ra “một loạt cú sốc” làm gia tăng áp lực về giá cả. 

Chủ tịch ECB nói rằng, chính phủ và ngân hàng trung ương các nước đã không còn làm việc “chặt chẽ” với nhau như trong thời kỳ đại dịch. Điều quan trọng hơn chính là chính sách tài khóa phải trở nên “bền vững” hơn và “nhằm vào các mục tiêu cụ thể hơn”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

1 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

1 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

1 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

1 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

1 ngày trước