meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tương lai của 710 triệu cổ phiếu FLC và 80.000 cổ đông sẽ ra sao?

Thứ sáu, 24/02/2023-12:02
Tính đến ngày 24/2/2023, Tập đoàn FLC đã chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 gần một năm (hạn cuối là ngày 31/3/2022), đồng thời chậm nộp báo cáo tài chính bán niên soát xét 2022 hơn 6 tháng (hạn cuối là ngày 14/8/2022). Do chưa có báo cáo tài chính năm 2021, FLC chưa thể tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2022 dù hiện tại đã là tháng 2/2023. 

Theo Doanhnhan.vn, vào ngày 20/2/2023, 710 triệu cổ phiếu của Tập đoàn FLC đã chính thức bị hủy niêm yết bắt buộc khỏi Sàn Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) sau 5 tháng bị đình chỉ giao dịch. Lý do được HoSE đưa ra đó là, FLC đã “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác mà Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 120 Nghị định 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020.”

Trước đó, Tập đoàn FLC cũng nhiều lần gửi công văn đến HoSE và Ủy ban Chứng khoán, đồng thời thông báo với cổ đông nhằm giải trình nguyên nhân chậm nộp báo cáo tài chính là do các yếu tố khách quan và bất khả kháng. Những yếu tố này xuất phát từ vụ việc ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC đã bị bắt tạm giam và khởi tố về tội thao túng thị trường chứng khoán cùng với lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, lý do này không được HoSE chấp nhận, cổ phiếu FLC vẫn bị hủy niêm yết. 


Trước đó, Tập đoàn FLC cũng nhiều lần gửi công văn đến HoSE và Ủy ban Chứng khoán, đồng thời thông báo với cổ đông nhằm giải trình nguyên nhân chậm nộp báo cáo tài chính là do các yếu tố khách quan và bất khả kháng. Ảnh minh họa
Trước đó, Tập đoàn FLC cũng nhiều lần gửi công văn đến HoSE và Ủy ban Chứng khoán, đồng thời thông báo với cổ đông nhằm giải trình nguyên nhân chậm nộp báo cáo tài chính là do các yếu tố khách quan và bất khả kháng. Ảnh minh họa

Gặp vấn đề về kiểm toán

Theo thống kê, tính đến ngày 2/7/2022 Tập đoàn FLC có tổng cộng 80.459 cổ đông sở hữu 710 triệu cổ phiếu. Trong đó, cổ đông lớn nhất chính là ông Trịnh Văn Quyết khi nắm giữ 215,44 triệu cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ 30,34%. Những cổ đông còn lại chia nhau sở hữu khoảng 495 triệu cổ phiếu của FLC. Tuy nhiên, ông Trịnh Văn Quyết đã bị khởi tố, bắt tạm giam gần một năm qua nên không thể tham dự hay ủy quyền tham dự đại hội cổ đông của Tập đoàn FLC.

Kể từ khi ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố và bắt tạm giam, Tập đoàn FLc cũng rơi vào nhiều khó khăn có liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch – bất động sản cũng và việc tuân thủ nghĩa vụ của doanh nghiệp niêm yết. Như đã nói ở trên, cổ phiếu FLC đã bị hủy niêm yết khỏi Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) kể từ ngày 20/2 vừa qua.

Thời điểm đó, FLC đã lên tiếng thanh minh và cho biết, tập đoàn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn vị kiểm toán, bởi hầu hết các đơn vị này đều tỏ ra e ngại sau vụ việc của ông Trịnh Văn Quyết. Thực tế cho thấy, FLC đã tiến hành ký hợp đồng với Công ty TNHH Kiểm toán An Việt, sau đó đôi bên cùng nhau làm việc từ ngày 21/7 đến ngày 22/9 nhưng vẫn chưa thể cho ra kết quả. Từ ngày 22/9 năm ngoái cho đến nay, tập đoàn đã chuyển sang làm việc với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY, tuy nhiên vẫn chưa thể cho ra báo cáo tài chính kiểm toán của năm 2021. 

Liên quan đến vấn đề này, ông Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI - cho biết, bất kỳ doanh nghiệp nào bị hủy niêm yết đều cũng có lý do. Điều quan trọng nhất là lý do này có thực sự thuyết phục, được pháp luật chấp nhận hay không. Với trường hợp của Tập đoàn FLC, doanh nghiệp này dù đã làm việc với 2 công ty kiểm toán trong nhiều tháng nhưng cuối cùng vẫn chưa đưa ra được kết luận về báo cáo tài chính.


Theo thống kê, tính đến ngày 2/7/2022 Tập đoàn FLC có tổng cộng 80.459 cổ đông sở hữu 710 triệu cổ phiếu. Ảnh: Doanhnhan.vn
Theo thống kê, tính đến ngày 2/7/2022 Tập đoàn FLC có tổng cộng 80.459 cổ đông sở hữu 710 triệu cổ phiếu. Ảnh: Doanhnhan.vn

Do đó, ông Trương Thanh Đức đặt vấn đề, phải chăng điểm vướng mắc chính không phải việc công ty kiểm toán e ngại sau vụ việc ông Trịnh Văn Quyết mà không muốn ký hợp đồng. Phải chăng sổ sách kế toán của FLC có điều gì đó “bất thường” khiến công ty kiểm toán dù đã vào làm việc nhưng không thể đưa ra kết luận? Nếu như vấn đề nằm ở sổ sách kế toán của FLC, lý do căn bản dẫn đến việc bị hủy niêm yết là chủ quan, không phải khách quan hay bất khả kháng. 

Chờ đợi tia hi vọng từ UPCoM

Theo như quy định tại Khoản 2 Điều 133 Nghị định 155/2020: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày việc hủy bỏ niêm yết có hiệu lực, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm phối hợp cùng Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM đối với những cổ phiếu vừa bị hủy niêm yết.

Hai ngày sau khi FLC bị hủy niêm yết trên HoSE là ngày 22/2, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã chuyển dữ liệu đăng ký cũng như lưu ký chứng khoán FLC từ HOSE sang thị trường UPCoM. Điều đáng nói, việc dịch chuyển dữ liệu này là nghiệp vụ của VSD. Điều này không đồng nghĩa với việc, cổ phiếu của FLC đã được chấp thuận đăng ký giao dịch trên UPCoM. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) - đơn vị quản lý thị trường của UPCoM - mới là đơn vị có thẩm quyền quyết định cổ phiếu nào sẽ được lên sàn, cổ phiếu nào không. 

Đáng chú ý, nhiều cổ đông FLC đều biết đến một tiền lệ, đó là trường hợp cổ phiếu của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros. Cuối tháng 8 năm ngoái, ROS - cổ phiếu của FLC Faros đã bị hủy niêm yết khỏi HoSE. Sau đó, VSD đã tiến hành chuyển dữ liệu đăng ký và lưu ký cổ phiếu này từ HoSE sang UpCoM. Tuy nhiên, ROS lại không được HNX chấp thuận đăng ký giao dịch trên UPCoM. Suốt nửa năm qua, cổ phiếu này chỉ có thể được mua bán ở trên thị trường phi tập trung (OTC). 

Trong trường hợp FLC bị HNX từ chối, cổ phiếu này sẽ không được giao dịch trên các thị trường tập trung, chịu chung số phận với ROS. Dù các nhà đầu tư vẫn sở hữu cổ phiếu như bình thường, thế nhưng việc mua bán sẽ khó khăn và bất tiện hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu FLC được HNX đồng ý cho giao dịch trên thị trường UPCoM, tập đoàn này cần nhanh chóng giải quyết vấn đề về báo cáo tài chính, tuân thủ các quy định liên quan tới công bố thông tin.


Nếu FLC được HNX đồng ý cho giao dịch trên thị trường UPCoM, tập đoàn này cần nhanh chóng giải quyết vấn đề về báo cáo tài chính, tuân thủ các quy định liên quan tới công bố thông tin. Ảnh minh họa
Nếu FLC được HNX đồng ý cho giao dịch trên thị trường UPCoM, tập đoàn này cần nhanh chóng giải quyết vấn đề về báo cáo tài chính, tuân thủ các quy định liên quan tới công bố thông tin. Ảnh minh họa

Theo quy định của Điều 33 thuộc Quy chế Đăng ký và Quản lý giao dịch chứng khoán chưa niêm yết được ban hành ngày 16/11/2022, cổ phiếu trên UPCoM sẽ vào diện cảnh báo trong trường hợp doanh nghiệp chưa tiến hành họp đại hội đồng cổ đông thường niên tại thời hạn tối đa tính từ thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định. Còn theo Điều 34 của Quy chế này, cổ phiếu ở UPCoM sẽ bị hạn chế giao dịch trong trường hợp doanh nghiệp chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán hoặc chậm nộp báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét quá 45 ngày tính từ khi kết thúc thời hạn phải công bố thông tin.

Tính đến ngày 24/2/2023, Tập đoàn FLC đã chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 gần một năm (hạn cuối là ngày 31/3/2022), đồng thời chậm nộp báo cáo tài chính bán niên soát xét 2022 hơn 6 tháng (hạn cuối là ngày 14/8/2022). Do chưa có báo cáo tài chính năm 2021, FLC chưa thể tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2022 dù hiện tại đã là tháng 2/2023. 

Do đó, cổ phiếu FLC nếu được đăng ký giao dịch trên UPCoM cũng sẽ bị vào diện cảnh báo, phải hạn chế giao dịch. Đáng chú ý, theo quy định của Điều 35 và 36 của Quy chế Đăng ký và Quản lý giao dịch chứng khoán UPCoM, nếu doanh nghiệp không thể khắc phục được nguyên nhân khiến cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo, cổ phiếu có thể sẽ bị tạm ngừng hoặc đình chỉ giao dịch trên UPCoM.

Trước đó, cổ phiếu KSS của Công ty cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico từng bị hủy niêm yết bắt buộc khỏi thị trường HoSE vào ngày 13/7/2016 do vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin. Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT của KSS cũng đã bị khởi tố, điều này khá giống với những gì mà FLC đang trải qua. Đến ngày 16/8/2018, cổ phiếu KSS đã được chấp thuận đăng ký vào UPCoM; tuy nhiên cổ phiếu này không được giao dịch một ngày nào vì không không khắc phục được nguyên nhân vi phạm công bố thông tin.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Điểm mặt 4 xu hướng khách hàng trên thị trường bất động sản giai đoạn tới

22 giờ trước

Các ngân hàng “chạy đà” tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm

22 giờ trước

Bảng giá đất của Hà Nội: Có sự chênh lệch lớn giữa thực tế và “trên giấy tờ” tại một số khu vực

22 giờ trước

CEO Dat Xanh Services: Chất lượng mới là chìa khóa cho dự án hồi sinh

22 giờ trước

Thời điểm tốt để “săn” bất động sản giá mềm tại TP.HCM

22 giờ trước