Từng mang tiếng xấu nhiều năm, loại năng lượng này bất ngờ được “tung hô” có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch
Sự trở lại của điện hạt nhân
Khác với quan điểm trước đây, điện hạt nhân ngày càng được nhiều nhà lãnh ủng hộ và mong muốn xây dựng và mở rộng các nhà máy điện hạt nhân mới nhằm giải quyết nhu cầu về điện ngày một tăng cao và mục tiêu và năng lượng sạch.
Ngay cả những đảng viên Đảng Dân chủ ở Mỹ, nhưng người từng hoài nghi về năng lượng này, cũng dần ủng hộ sự trở lại của điện hạt nhân. Đáng chú ý, nhà máy điện hạt nhân Diablo Canyon vẫn đang hoạt động, còn sót lại ở California mà dự kiến đến năm 2025 sẽ đóng cửa cũng hưởng ứng.
Nhờ có những nhu cầu về năng lượng sạch, mà hy vọng của năng lượng hạt nhân đã được thắp sáng. Nó được sự đồng tình của các đảng, được viện trợ thêm hàng tỷ USD cho những dự án mới.
Tuy nhiên, những người không đồng tình với công nghiệp hạt nhân thì cho rằng các lợi ích mà chúng đem lại không thể thay thế được những khó khăn mà công nghệ này mang lại. Có quá nhiều cơ sở cũ nát cần cải tiến, phương thức xử lý rác thải hạt nhân và những dự án bỏ hoang nhiều năm cần quá nhiều chi phí để khôi phục.
Mục tiêu của tổng thống Biden là đến năm 2035 sẽ xóa bỏ khí thải nhà kính ra khỏi ngành điện. Cơ quan quản lý liên bang đã được Tòa án Tối cao yêu cầu không được cản trợ những nỗ lực hoàn thành mục tiêu này. Tuy nhiên, mục tiêu này đang phải đối mặt với thách thức khi năng lượng mặt trời và điện gió đang phải chịu tác động lớn từ vấn đề về chuỗi cung ứng.
Vì thế, Mỹ đã đưa ra một quỹ tín dụng trị giá 6 tỷ USD nhằm hỗ trợ các nhà máy hạt nhân khôi phục và duy trì hoạt động, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh với các nguồn năng lượng khác. Cũng tại hội nghị của Hiệp hội Hạt nhân Mỹ mới đây, Kathryn Huff - trợ lý thư ký về năng lượng hạt nhân tại Bộ Năng lượng cho biết: “Mỹ đã thể hiện những nỗ lực để đạt được mục tiêu không phát thải. Tuy rằng rất khó có thể thành công, nhưng hạt nhân có thể phần nào giúp cho hiện thực hóa được mục tiêu ấy”.
Không chỉ có quỹ 6 tỷ USD, Mỹ còn đưa ra gói trợ cấp 2,5 tỷ USD để hỗ trợ cho 2 dự án công nghệ hạt nhân mới ở Bang Washington và Wyoming. Theo Tax Foundation, một tổ chức giám sát chính sách thuế phi lợi nhuận cho biết, lưỡng đảng đã vạch ra một dự luật bao gồm cung cấp các biện pháp hỗ trợ như miễn thuế nhằm giúp duy trì và mở rộng ngành năng lượng hạt nhân ở Mỹ. Và dự luật này được khá nhiều người ủng hộ, chẳng hạn như Thượng nghị sĩ Shelley Moore Capito thuộc Đảng Cộng hòa của bang Tây Virginia, Cory Booker thuộc Đảng Dân chủ của bang New Jersey…
Bà Capito cho rằng, các nhà máy nhiệt điện than đã ngừng hoạt động có thể được thay thế bởi các lò lò phản ứng hạt nhân. Và những nơi như quê hương của bà, đã sản xuất và sử dụng than làm nhiên liệu phát điện sẽ được hưởng lợi từ việc này.
“Năng lượng hạt nhân vẫn là ứng cử viên sáng giá nhất trong số nhiều ứng viên công nghệ để thực hiện mục tiêu đó”, theo John Kotek - phó chủ tịch phụ trách chính sách của Viện Năng lượng Hạt nhân đồng thời đã từng là người điều hành Văn phòng Năng lượng Hạt nhân dưới thời Tổng thống Obama chia sẻ.
Cắt giảm định kiến về năng lượng hạt nhân
Trước bối cảnh chi phí năng lượng không ngừng gia tăng trên toàn cầu, năng lượng hạt nhân cũng có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường thế giới, không ngoại trừ Mỹ, quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng nhà máy hạt nhân. Tổng điện năng mà Mỹ sản xuất ra khoảng 20% và năng lượng sạch chiếm 50%.
Hiện tại, Mỹ đang có 92 lò phản ứng duy trì hoạt động. Trong danh sách các nhà máy dừng hoạt động, có nhà máy điện hạt nhân Diablo Canyon, tuy nhiên nhà máy này đã được Thống đốc Gavin Newsom đề xuất tiếp tục duy trì hoạt động. Nhà máy hạt nhân nằm ở trên bờ biển trung tâm của California, cũng cung cấp tới 10% điện năng của các tiểu bang. Còn công ty sở hữu nhà máy Pacific Gas & Electric năm 2016 đã thông báo kế hoạch đóng cửa khi hết hạn giấy phép, đồng thời đưa ra tuyên bố sẽ dồn nguồn lực vào đầu tư cho năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Trước đó, Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, một đảng viên Đảng Dân chủ California đã đồng tình với việc đóng cửa nhà máy, thì hiện tại bà đã thay đổi quan điểm và ra sức ủng hộ năng lượng hạt nhân. Trong một bài luận trên The Sacramento Bee với nhan đề: "Tại sao tôi lại thay đổi quyết định" bà cho biết: "Nhà máy Diablo cần tiếp tục duy trì hoạt động lúc này”.
Năm ngoái, Đại học Stanford và Viện Công nghệ Massachusetts đã thực hiện một nghiên cứu, họ phát hiện ra rằng việc tiếp tục cho Diablo duy trì hoạt động trong 10 năm có thể giúp ngành điện tại California giảm lượng khí thải carbon xuống hơn 10% so với mức năm 2017, đồng thời hạn chế việc phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên. Điều này có thể tiết kiệm được 2,6 tỷ USD chi phí điện và giảm tình trạng sụt áp.
Tình trạng mất điện đột xuất và sụt giảm biến áo đang là mối quan tâm lớn, nhất là khi điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn. Đơn vị cung cấp điện lưới cho khoảng 80% tiểu bang, tổng Công ty Vận hành lưới điện độc lập California cho biết lượng tiêu thụ điện trong mùa hè nay có thể đạt mức kỷ lục nhất trong lịch sử 24 năm của công ty.
Riêng kỹ sư trưởng Arnie Gundersen tại Fairewinds Energy Education, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào các nguy cơ của năng lượng hạt nhân, lại không ủng hộ việc mở cửa Diablo Canyon. Ông nhận định rằng: “Gói hỗ trợ 6 tỷ USD mà Tổng thống Biden đã đề xuất không thể đủ cho các nhà máy hạt nhân”. Theo ông, Diablo Canyon nếu muốn tiếp tục hoạt động sau năm 2025 thì cần cải tiến khá nhiều.
Diablo Canyon đối với những người ủng hộ nguồn năng lượng hạt nhân thì cho rằng nó như một thời điểm quan trọng. Họ tin rằng năng lượng hạt nhân sẽ tạo ra năng lượng sạch 100% cùng với năng lượng mặt trời, gió và thủy điện. Cựu chủ tịch của Hiệp hội Hạt nhân Mỹ, Steven Nesbit đã có nhiều kinh nghiệm công tác tại Duke Energy cho biết: “Ở đất nước này, có thể dễ dàng nhận thấy lượng điện hạt nhân đã được tăng gấp đôi. Chúng tôi vẫn sử dụng nguồn năng lượng gió và năng lượng mặt trời, tuy nhiên năng lượng này chỉ có hạn”.
Dự kiến năm 2023, hai đơn vị mới tại Nhà máy phát điện Vogtle ở Waynesboro, Ga., sẽ đi vào hoạt động. Chúng có giá cao gấp 2 lần so với ước tính 14 tỷ USD lúc đầu. Một công ty mẹ đã bị phá sản bởi một dự án hạt nhân khác ở Nam Carolina.
Tuy nhiên, theo một số người trong ngành đánh giá thì các lò phản ứng nhỏ hơn sẽ có thể tránh được việc đình trệ kéo dài và các chi phí cao, đồng thời có thể ngày càng được nhân rộng theo thời gian. Các nhà máy sẽ tạo ra các lò phản ứng, sau đó vận chuyển chúng đến các địa điểm đã được duyệt trước. Một lượng hydro đáng kể sẽ được tạo ra khi hơi nước ở nhiệt độ cao trong các lò phản ứng, lượng nhiên liệu hydro nay có thể thay thế cho khí tự nhiên mà không có carbon.