meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TS. Nguyễn Thế Điệp: Cần cơ chế chính sách “cởi mở” hỗ trợ doanh nghiệp

Thứ năm, 30/11/2023-10:11
Doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp khó khăn trên nhiều mặt, khiến nhiều dự án bị đình trệ, dòng tiền tắc nghẽn làm khan hiếm nguồn cung mới, do vậy cần tạo cơ chế chính sách cởi mở để tạo động lực cho doanh nghiệp.

Nguồn hàng khan hiếm do các doanh nghiệp thiếu vốn

Báo cáo Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay có khoảng 400 dự án tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đang gặp phải những vướng mắc về thủ tục triển khai, ách tắc này đã kéo dài nhiều năm qua chưa được giải quyết. Trong gần 2 năm qua, thị trường bất động sản đã xuất hiện những nút thắt lớn khiến doanh nghiệp và các nhà đầu tư suy giảm mạnh.

Hiện nay, thị trường bất động sản dù đã có nhiều tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn đang phải đối diện với nhiều thách thức. Đặc biệt là sức cầu vẫn còn yếu, lãi suất dù đã giảm nhưng vẫn còn cao, rủi ro từ thị trường trái phiếu và bất động sản vẫn cần thêm thời gian để xử lý. Bên cạnh đó, bố trí quỹ đất, khâu quy hoạch và giải phóng mặt bằng vẫn còn chậm,… Khâu định giá đất, xác định tiền thuê đất, phê duyệt dự án vẫn còn nhiều vướng mắc. Việc phát triển nhà ở công nhân, nhà ở xã hội vẫn chưa có sự đột phá.

Theo TS. Nguyễn Thế Điệp,  Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, hiện nay các doanh nghiệp không chỉ gặp khó khăn về cơ chế chính sách, vướng mắc ở thủ tục pháp lý mà còn gặp cản trở về dòng tiền. Nhiều doanh nghiệp không có đủ điều kiện để tiếp cận vốn vay tín dụng, trái phiếu, chứng khoán dẫn đến hiện tượng có tiền nhưng không hấp thụ được.


TS. Nguyễn Thế Điệp,  Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội (Ảnh minh họa: Báo Lao động)
TS. Nguyễn Thế Điệp,  Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội (Ảnh minh họa: Báo Lao động)

“Các doanh nghiệp bất động sản cần nguồn lực vốn rất lớn và dài hạn, nếu xét về mặt pháp lý thì ngoài vốn tín dụng ngân hàng, quỹ tín dụng, trái phiếu, chứng khoán,… thì hiện nay các doanh nghiệp vẫn chưa được huy động vốn nào khác. Đây là điểm khó khăn lớn của các doanh nghiệp, vì vậy nên có cơ chế tài chính cởi mở để họ có thể huy động được nhiều nguồn lực khác, kể cả nguồn vốn nước ngoài, từ đó tạo nguồn lực cho doanh nghiệp phát triển”, ông Điệp nhận định.

Ông Điệp cho biết thêm, một số doanh nghiệp dù có tài sản lớn nhưng vẫn không tiếp cận vay vốn được, dẫn đến chậm trễ dự án sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn cung trên thị trường bất động sản. Do vậy, tại thời điểm này, phía ngân hàng Nhà nước cần có các chính sách đột phá hơn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hấp thụ được nguồn vốn. Ngoài ra, các cấp chính quyền địa phương nên kết hợp với ngân hàng để thẩm định từng dự án một, xem có đủ điều kiện hay không, có tiềm năng hay chưa để hỗ trợ tích cực các dự án tiếp tục triển khai.

Cung cầu cân bằng hoàn chỉnh, ổn định thị trường

Để tháo gỡ những khó khăn trên thị trường bất động sản, theo các chuyên gia, cần tạo những “cú hích” mạnh hơn về chính sách, đồng bộ các luật, điều tiết thị trường và thực thi hiệu quả, kịp thời. Đặc biệt cần các địa phương cần rà soát và có giải pháp tháo gỡ vướng mắc khâu quy hoạch, định giá đất, bố trí quỹ đất, tiền thuê đất. Nghiên cứu và thành lập các định chế tài chính bất động sản chuyên biệt như quỹ phát triển nhà ở xã hội, quỹ tiết kiệm nhà ở,…


Cần có cơ chế chính sách cởi mở tạo động lực cho các doanh nghiệp gia tăng nguồn cung mới cho thị trường (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Cần có cơ chế chính sách cởi mở tạo động lực cho các doanh nghiệp gia tăng nguồn cung mới cho thị trường (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Theo ông Nguyễn Thế Điệp, muốn thị trường bất động sản phát triển ổn định và lâu dài thì cần có một loạt các cơ chế chính sách mang tính đồng bộ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,… để làm sao các đơn vị có cơ hội tiếp cận đất đai một cách dễ dàng. Đồng thời phải liên tục kiểm soát thị trường để làm sao đáp ứng được nhu cầu ở thực cho người mua.

“Phải xem xét phân khúc nào có nhu cầu để kịp thời đáp ứng. Ví dụ như chung cư tại các đô thị lớn, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân,… để nghiên cứu tạo ra những cơ chế chính sách cởi mở thu hút được các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào những phân khúc này, khi đó mới cân bằng được cung cầu hoàn chỉnh, hạn chế  được hiện tượng giá nhà tăng quá cao”, ông Điệp chia sẻ.

Thị trường được xem là đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất, có những tín hiệu phục hồi nhất định do có lượng giao dịch tăng lên từ nhu cầu thực. Tuy nhiên vẫn chưa thể xác định được rõ đâu là đáy của thị trường, vẫn cần thêm một thời gian nữa để thị trường phục hồi rõ nét hơn.


Thời điểm có thể xuống tiền mua bất động sản nhưng tránh sử dụng đòn bẩy tài chính (Ảnh minh họa: Báo Thanh niên)
Thời điểm có thể xuống tiền mua bất động sản nhưng tránh sử dụng đòn bẩy tài chính (Ảnh minh họa: Báo Thanh niên)

Ông Điệp cũng đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư, tại thời điểm này nếu ai có dòng tiền thật thì có thể "xuống tiền" mua bất động sản phục vụ mục đích ở thực, hoặc cho thuê, kinh doanh. Còn nếu có ý định sử dụng đòn bẩy tài chính lớn nhằm mục đích đầu tư, đầu cơ bất động sản thì không nên.

Bởi lẽ, thị trường tại thời điểm này vẫn còn khan hàng nên giá bất động sản đang bị đẩy lên cao. Chỉ khi nào thị trường có các chính sách thông thoáng hay có cơ chế dòng tiền tốt hơn thì giá bất động sản khi ấy có thể giảm, đăc biệt là nhà chung cư. Đối với giá đất nền, nhà đất thì sẽ khó giảm hơn, giữ ở mức ổn định tốt hơn. "Thời điểm này có thể mua bất động sản vì sắp tới, khi Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở được thông qua, một mặt bằng giá mới sẽ hình thành”, ông Điệp nói.

Châu Sa
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Tin mới cập nhật

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

17 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

17 giờ trước

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

17 giờ trước

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

17 giờ trước

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

17 giờ trước