Trực giác là gì? Chúng ta có nên tin vào trực giác?
BÀI LIÊN QUAN
Kỳ vọng là gì? Sự kỳ vọng ảnh hưởng như thế nào tới chất lượng công việc cuộc sốngTưởng tượng là gì? Làm thế nào để phát triển trí tưởng tượng phong phú?Chân thành là gì? Dấu hiệu nhận biết nhân viên chân thành trong công việcTrực giác là gì?
Trực giác là một động từ xuất phát từ tiếng Latin- intueor, có nghĩa là suy ngẫm một cách trực tiếp. Từ này được tạo thành từ một từ biểu thị nội tâm và động từ với nghĩa là quan sát và suy ngẫm. Như vậy, có thể hiểu nghĩa của từ trực giác là suy nghĩ trực tiếp từ bên trong.
Trong tâm lý học, trực giác là một kiểu chiêm nghiệm từ quá trình bản thân trải nghiệm, là nhận thức rõ ràng về thực tại mà không có sự can thiệp của lý trí, nó là hoạt động vượt khỏi logic của trí tuệ.
Theo quan niệm của tâm linh, trực giác là tiếng nói bên trong, nó hướng dẫn và kết nối mọi người với nhau và với vũ trụ. Nhưng, tiếng nói này bị thống trị bởi logic và lý luận trong hoạt động tìm kiếm tri thức của con người.
Chúng ta có nên tin vào trực giác?
Trong cuộc sống, đôi khi bạn phải dựa vào trực giác để đưa ra những quyết định trong hoàn cảnh cấp bách. Rồi cũng có những khi chúng ta hành động theo lý trí nhưng lại có một cảm giác không yên tâm, có dự cảm về một điều gì đó không an toàn sắp xảy ra. Vậy, có nên tin vào trực giác? Câu trả lời là có vì các lý do sau:
- Thứ nhất, chúng ta thấy rằng trực giác là có căn cứ. Đó là kết quả của quá trình tiếp xúc, cảm nhận và tư duy. Bộ não của chúng ta có chức năng dự báo bằng việc xử lý các thông tin. Các thông tin được được thu thập, đối chiếu và xử lý sàng lọc. Vậy nên bộ não hoàn toàn có chức năng dự đoán.
- Thứ hai, khi bạn có nhiều kinh nghiệm trong một vấn đề thì bộ não càng có nhiều thông tin để đối chiếu và xử lý. Và lúc đó trực giác sẽ có tính tin cậy cao hơn. Thực tế cho thấy có nhiều những thành tựu khoa học của các nhà bác học đã thành công nhờ trực giác. Từ trực giác họ đã lên ý tưởng và lấy kiểm nghiệm thực tế để chứng minh cho trực giác của mình.
Tuy nhiên, không phải bao giờ trực giác cũng đúng, nó có thể bị chi phối bởi tâm trạng hay định kiến. Chính vì thế, trong những trường hợp quan trọng, bạn cần phân tích xem trực giác của mình có đánh giá đúng vấn đề hay không. Tách rời khỏi nhũng phân tích, trực giác có thể rơi vào hướng dẫn không đáng tin cậy, gây ra những thất bại đáng tiếc cho bạn.
Bạn có phải là người có trực giác tốt?
Cuộc sống hiện đại luôn đòi hỏi chúng ta phải làm việc theo lý trí và tư duy logic. Tuy nhiên, cũng có khi bạn thấy tin ở trực giác của mình. Vậy, làm thế nào để để nhận ra khả năng tin cậy cao của trực giác. Nói cách khác, biểu hiện của một người có khả năng trực giác tốt là gì?
Bạn nhớ từng chi tiết nhỏ trong giấc mơ của mình
Những người có giác quan thứ sáu tốt nhờ sự nhạy cảm đặc biệt có thể nhớ chi tiết giấc mơ và giải thích chúng như ngoài đời thực. Họ có thể phân tích và rút ra kết luận về giấc mơ của mình.
Bạn đoán được nội dung câu chuyện rất dễ dàng
Khi có trực giác tốt, bạn có thể biết được ý định của người khác khi họ chưa nói hết câu chuyện. Ngay cả với người lạ, chỉ trong vài phút gặp gỡ, bạn có thể đoán được mục đích của họ là gì.
Bạn hiểu tính cách một người ngay lần đầu gặp gỡ
Nhờ trực giác nhạy bén của mình, bạn có thể biết được tính cách của một người ngay lần đầu gặp. Và những nhận xét của bạn rất ít khi sai nhờ vào khả năng quan sát cẩn thận. Khả năng xâu chuỗi và dự đoán của bạn cũng tương đối tốt.
Bạn nhớ rất rõ về những người bạn từng gặp
Dù chỉ gặp họ một lần bạn cũng sẽ không quên khuôn mặt hay tên gọi của họ. Thậm chí, bạn cũng có thể nhớ cả một số chi tiết nhỏ trong cuộc gặp gỡ ấy.
Bạn có khả năng tiên tri tài tình
Nhờ vào sự quan sát thận trọng và linh cảm, người có trực giác tốt có thể đoán trước một số vấn đề xảy ra. Đó là vì họ có nhiều kinh nghiệm hơn đối với các vấn đề và xâu chuỗi các sự việc lại. Họ còn có thể dự đoán sự việc có thể xảy ra trong tương lai xa hơn.
Bạn có thể phát hiện ai là người nói dối
Trực giác của mỗi người là không giống nhau. Ở những người giàu kinh nghiệm sống và có trí tuệ sắc bén, trực giác thường rất chính xác và họ có khả năng khám phá rất sâu về con người, trong đó cả việc nói dối.
Người nào sở hữu “tư duy chậm”, sẽ có khả năng suy xét cẩn trọng, làm chủ bản thân cao, thường có trực giác mạnh mẽ. Ngược lại, người có tư duy nhanh lại hành động theo cảm xúc, thường trực giác lại thất thường, có khi dẫn tới những sai lầm rất lớn.
Sự khác nhau giữa cảm giác và trực giác là gì?
Con người xử lý các thông tin bằng các giác quan và trực giác của mình. Qua cảm giác và trực giác, chúng ta không chỉ hiểu về những con người xung quanh mà còn hiểu về chính mình.
Vậy điểm khác nhau cơ bản giữa cảm giác và trực giác là gì? Đó là, cảm giác thuộc về vật chất, bạn sử dụng năm giác quan để cảm nhận. Còn trực giác thuộc về tinh thần dựa trên suy nghĩ và cảm xúc của bạn.
Những điểm mạnh của cảm giác so với trực giác là gì?
Cảm giác có những điểm mạnh nhất định so với trực giác
- Cảm giác có thể đưa ra những quyết định nhanh chóng với những điều trước đây từng có kinh nghiệm.
- Khả năng quan sát tới từng chi tiết nhỏ.
- Cảm giác tập trung cho hiện tại và vật chất.
- Mức độ tin cậy rất cao: thực tế, logic và thực dụng.
Những điểm mạnh của trực giác so cảm giác với là gì?
Trực giác cũng có những điểm mạnh mà cảm giác không thể nào có được.
- Có cái nhìn toàn diện, có khả năng tập trung.
- Có sự suy nghĩ trừu tượng và sáng tạo.
- Có thể đưa ra khái niệm và giải pháp mới
- Nhìn mọi thứ ở góc độ khách quan, có thể dự đoán và rút ra kết luận với một phần thông tin nhỏ.
Cách để phát triển trực giác là gì?
Bạn có thể tin tưởng vào trực giác của bản thân, bởi đây là thứ “ vũ khí” được hình thành từ kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân. Cũng như những năng lực khác của con người, trực giác cần được củng cố và vận dụng để phát triển bản thân. Cụ thể, cách để phát triển trực giác là gì?
- Nhận biết thời điểm trực giác lên tiếng: Trực giác thường được biểu hiện hết sức tinh tế, do đó bạn cần quan sát những tín hiệu của trực giác. Ví dụ bạn có thể nhận biết thông qua cảm xúc như bối rối, bồn chồn…
- Rèn luyện trực giác thông qua thiền định: Tín hiệu của trực giác thường khó nhận ra, nhất là trong cuộc sống xã hội hiện nay. Bạn cần không gian yên tĩnh và sự tĩnh tâm để nhận ra trực giác. Thiền định chính là một phương pháp hiệu quả.
- Chú ý đến những giấc mơ của bạn: Khi bạn thức giấc và hoạt động, tâm trí rất bận rộn. Nhưng khi bạn ngủ, bộ não được nghỉ ngơi và đây là khoảng thời gian cho trực giác xuất hiện.