meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Trở lại Paris Motor Show 2022 sau 4 năm của VinFast: Từ “ngôi sao mới” của Paris Motor Show 2018 đến một hãng xe thuần điện duy nhất của Việt Nam

Thứ tư, 12/10/2022-21:10
Trong năm nay, VinFast sẽ trở lại Paris Motor Show 2022 với tư cách là đại diện hãng xe thuần điện duy nhất đến từ Việt Nam, giới thiệu 4 mẫu xe điện là VF6, VF7, VF8, VF9. Điều đáng nói, đây cũng là lần đầu tiên VinFast giới thiệu các sản phẩm xe điện của mình tới thị trường Pháp.

Nhớ lại 4 năm trước, một hãng xe điện của Việt Nam với thương hiệu VinFast khi chưa tròn 1 năm tuổi đã xuất hiện tại triển lãm Paris Motor Show 2018, khiến giới truyền thông ngành ô tô toàn cầu “dậy sóng” bởi 2 dòng xe SUV và Sedan. Năm đó, Autobest đã vinh danh thương hiệu duy nhất đến từ Việt Nam là “ngôi sao mới” của ngành.

Vươn mình ra thế giới chỉ sau 11 tháng thành lập

VinFast (hay VinFast LLC, viết tắt là VF) có tên đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh VinFast. Đây là một nhà sản xuất ô tô và xe máy điện của Việt Nam đã được thành lập vào năm 2017. Trụ sở của VinFast được đặt ở TP Hải Phòng. Công ty VinFast là một thành viên trong Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Được biết, cái tên VinFast được viết tắt bởi cụm từ: “Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo - Tiên phong”, trong đó chữ “P” đã được đổi thành chữ “F”. 


Đúng 15h25 phút ngày 2/10/2018 (theo giờ Việt Nam), VinFast đã chính thức cho ra mắt 2 mẫu xe là Sedan (Lux A 2.0) và SUV (Lux SA 2.0) tại Paris Motor Show 2018
Đúng 15h25 phút ngày 2/10/2018 (theo giờ Việt Nam), VinFast đã chính thức cho ra mắt 2 mẫu xe là Sedan (Lux A 2.0) và SUV (Lux SA 2.0) tại Paris Motor Show 2018

Đáng chú ý, VinFast có một nhà máy lắp ráp và sản xuất chính tại thành phố Hải Phòng với diện tích lên đến 335 ha cùng tổng số vốn đầu tư là 3,5 tỷ USD. Đây là một trong số những dự án công nghiệp lớn nhất tại Việt Nam. Điều đáng nói, VinFast cũng là công ty hợp tác về công nghệ và kỹ thuật, hỗ trợ tư vấn chiến lược cũng như đào tạo nguồn nhân lực với nhiều nhà sản xuất ô tô, linh kiện phụ tùng cũng như thiết bị công nghiệp nặng lớn nhất trên toàn cầu, bao gồm: BMW, Siemens AG, ThyssenKrupp, ZF, SAP, Dürr AG, Schuler, Eisenmann SE; Grob Aircraft và Robert Bosch GmbH của Đức, Magna Steyr và AVL của Áo, EDAG và ABB của Thụy Sĩ; LG Chemical của Hàn Quốc; các tập đoàn BCG, Lear và General Motors của Hoa Kỳ; các hãng thiết kế ItalDesign Giugiaro, Zagato, Torino Design và Pininfarina của Ý; Aapico Hitech của Thái Lan; Foxconn của Đài Loan và nhiều thương hiệu danh tiếng khác.

Bên cạnh đó, VinFast còn đăng ký với Phòng đăng ký kinh doanh Frankfurt, thành lập một văn phòng đại diện có tên là VinFast GmbH tại Đức. Ngoài ra, VinFast còn có những văn phòng đại diện khác tại các thành phố Melbourne (Úc), Thượng Hải (Trung Quốc) và cả Seoul (Hàn Quốc). Mục tiêu trong tương lai của hãng xe này là tăng dần tỷ lệ nội địa hóa linh kiện, đồng thời tiến tới tự chủ công nghệ và kỹ thuật. Công ty cũng tiếp tục đầu tư vào việc phát triển và mở rộng thị phần trong nước và tiến ra các thị trường quốc tế.

Đúng 15h25 phút ngày 2/10/2018 (theo giờ Việt Nam), VinFast đã chính thức cho ra mắt 2 mẫu xe là Sedan (Lux A 2.0) và SUV (Lux SA 2.0) tại Paris Motor Show 2018, đánh dấu cột mốc lần đầu tiên Việt Nam ghi tên trên bản đồ công nghiệp ô tô thế giới. Không chỉ thu hút sự chú ý của người Việt, VinFast khi đó còn trở thành tâm điểm truyền thông trong lĩnh vực ô tô thế giới khi trình làng 2 mẫu xe đầu tiên chỉ sau đúng 11 tháng thành lập. ông Jim DeLuca - CEO VinFast thời điểm đó đã chia sẻ rằng: “Chúng tôi làm việc trong 24 tháng bằng những doanh nghiệp khác làm trong 60 tháng”.

Theo tờ Autocar của Anh, VinFast và các đối tác đã giảm thời gian từ những bản phác thảo đầu tiên đến 2 sản phẩm hoàn chỉnh với thời gian dưới 11 tháng nhờ việc loại bỏ giai đoạn mô hình đất sét truyền thống. Liên quan đến vấn đề này, trang Drivernews cũng phân tích: “Việc hợp tác với các thương hiệu lớn như Pininfarina, Bosch, Magna, Siemens hay BMW,... và chiêu mộ loạt nhân sự cấp cao quốc tế (bao gồm Cựu Phó Chủ tịch General Motors James B. DeLuca và nhà thiết kế David Lyon hay Brits Kevin Fisher - trưởng bộ phận kỹ thuật xe, Roy Flecknell - giám đốc hoạch định và quản lý sản phẩm… Tất cả những điều này sẽ giúp VinFast đi trên con đường ngắn nhất bước ra thế giới”.


Theo tờ Autocar của Anh, VinFast và các đối tác đã giảm thời gian từ những bản phác thảo đầu tiên đến 2 sản phẩm hoàn chỉnh với thời gian dưới 11 tháng nhờ việc loại bỏ giai đoạn mô hình đất sét truyền thống
Theo tờ Autocar của Anh, VinFast và các đối tác đã giảm thời gian từ những bản phác thảo đầu tiên đến 2 sản phẩm hoàn chỉnh với thời gian dưới 11 tháng nhờ việc loại bỏ giai đoạn mô hình đất sét truyền thống

Chiếm thị phần top đầu Việt Nam, mục tiêu 1 triệu xe điện mỗi năm

Báo cáo từ VNDirect cho thấy, trong giai đoạn từ 2020 đến 2021, thị trường ô tô Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên VinFast vẫn tăng trưởng ấn tượng. Năm 2020, doanh số của VinFast đã đạt mức kỷ lục, lên đến gần 30.000 chiếc xe được bán ra. Đến năm 2021, con số này đã lên đến  35.723 chiếc. Đáng chú ý, cột mốc trên mà hãng xe Việt đạt được chỉ với 3 dòng xe chủ lực, đó là VinFast Fadil, Lux A2.0 và Lux SA 2.0.

Dẫn đầu về số lượng xe bán ra hàng tháng là VinFast Fadil chỉ sau 1,5 năm ra mắt, liên tục bỏ xa những đối thủ “sừng sỏ” khác như Toyota Vios hay Hyundai Accent để có thể nắm giữ ngôi vị xe bán chạy nhất thị trường trong năm. Khi so sánh với các đối thủ cùng phân khúc là Hyundai Grand i10 với tổng doanh số 11.732 xe, VinFast Fadil đã gần như nhiều hơn gấp đôi. Trong khi đó, VinFast Lux A2.0 đã lọt top 5 mẫu Sedan có giá trên 1 tỷ đồng bán chạy nhất trên thị trường.

Tính tại thời điểm cuối năm 2021, VinFast đang chiếm khoảng 12% thị phần tại, đồng thời là thương hiệu ô tô phổ biến thứ 4 tại Việt Nam.

Sau 2 năm thành công với xe xăng, VinFast hồi tháng 7 vừa qua đã gây bất ngờ khi tuyên bố ngừng sản xuất ô tô chạy bằng động cơ đốt trong. Theo bà Lê Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (công ty mẹ của VinFast), công ty sẽ tập trung hoàn toàn vào xe điện bởi đây chính là cơ hội lớn dành cho VinFast tại một thị trường còn non trẻ. Cụ thể, lãnh đạo của Vingroup cho biết: “Lĩnh vực ô tô điện vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, mức độ cạnh tranh chưa quá gay gắt và vẫn còn dư địa để bứt phá cho các thương hiệu mới. VinFast đang bước vào thị trường quốc tế với tiềm năng hơn một tỷ chiếc ô tô chạy bằng khí đốt sẽ được thay thế bằng ô tô điện trong tương lai gần”.


Tính tại thời điểm cuối năm 2021, VinFast đang chiếm khoảng 12% thị phần tại, đồng thời là thương hiệu ô tô phổ biến thứ 4 tại Việt Nam
Tính tại thời điểm cuối năm 2021, VinFast đang chiếm khoảng 12% thị phần tại, đồng thời là thương hiệu ô tô phổ biến thứ 4 tại Việt Nam

Ngày 6/1, tại hội nghị công nghệ CES thường niên ở Las Vegas, VinFast đã giới thiệu 5 mẫu xe SUV điện bao gồm: VF5, VF6, VF7, VF8 và VF9 và có kế hoạch giao xe điện tại California, Canada, Pháp, Đức và Hà Lan vào cuối năm nay.

Chỉ tính riêng tại Việt Nam, VinFast đã nhận cọc tổng cộng hơn 25.000 mẫu xe điện hạng A VF e34. Tính từ khi mở bán vào ngày 6/1 cho đến tháng 4 năm nay, đã có hơn 65.000 đơn đặt hàng trước đối với 2 mẫu xe VF8 và VF9 được ghi nhận trên toàn cầu. Theo kỳ vọng của VinFast, hãng có thể bán ra 750.000 xe điện mỗi năm, đến năm 2026 sẽ là 1 triệu xe.

Thời điểm hiện tại, nhà máy VinFast tại Việt Nam đang có công suất 250.000 xe/năm, đến năm 2026 sẽ tăng lên mức 820.000 xe. Để thực hiện tham vọng doanh số 1 triệu xe điện/năm, nhà máy VinFast tại North Carolina (Mỹ) dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 7/2024. Công suất của nhà máy này là 150.000 xe/năm đối với giai đoạn 1. Hiện, công ty cũng đang nghiên cứu để có thể xây dựng thêm nhà máy sản xuất tại khu vực châu Âu.

Hồi tháng 4 vừa qua, VinFast cho biết doanh nghiệp đã nộp đơn để chuẩn bị cho việc IPO tại Mỹ. Theo thông tin từ Bloomberg News, thương vụ này có thể thu về khoảng 2 tỷ USD và trở thành một trong những thương vụ IPO lớn nhất của một công ty Việt.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cơn sốt đất đấu giá đã dịch chuyển về tỉnh: Nhà đầu tư tránh đi vào “vết xe đổ”

Dự kiến năm 2025 sẽ khởi công 6 dự án đường bộ cao tốc quy mô lớn với tổng chiều dài 294km, vốn hơn 32.000 tỷ đồng

Năm 2025, kênh đầu tư nào sẽ thu hút dòng tiền?

Fintech là bệ phóng để trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM "cất cánh"

Hà Nội: Chủ đầu tư siêu dự án 30.000 tỷ tiếp tục chuyển nhượng hơn 1,5ha "đất vàng"

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Tin mới cập nhật

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản 2025 sôi động nhưng khó sốt

5 giờ trước

Chuyên gia "hiến kế" cách đánh thuế bất động sản theo thời gian sở hữu hiệu quả

11 giờ trước

Tái khởi động đấu giá đất tại các vùng “nóng”: Liệu có nổ ra cơn sốt giá mới?

11 giờ trước

Mức độ quan tâm nhà đất tăng gấp 4 – 6 lần sau Tết

11 giờ trước

Gói vay ưu nhà ở cho người dưới 35 tuổi: Chuyên gia đề xuất 5% trong thời hạn 30 năm!

11 giờ trước