meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Triển vọng đô thị ven sông hiện đại mang đậm dấu ấn Hà Nội

Thứ sáu, 08/04/2022-16:04
Phát triển đô thị ven sông đang là được xem là xu thế mới hiện nay. Với việc Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống, Thủ đô Hà Nội được kỳ vọng sẽ làm thay đổi diện mạo đô thị dọc bờ sông vốn có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác và đầu tư xứng tầm.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông đuống theo tỷ lệ 1/500 hứa hẹn sẽ có một diện mạo đô thị mới
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông đuống theo tỷ lệ 1/500 hứa hẹn sẽ có một diện mạo đô thị mới

Hứa hẹn diện mạo đô thị mới

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã công bố các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông đuống theo tỷ lệ 1/500. Lãnh đạo thành phố cho biết các đồ án được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để lập kế hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn Thủ đô, hình thành các trục không gian đặc trưng hành lang xanh với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, căn hóa lịch sử, dịch vụ du lịch, giải trí của Hà Nội, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã giao các quận, huyện gồm Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm lập bản vẽ ranh giới tỉ lệ 1/500 các khu dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ…

Bình luận về vấn đề này, ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam khẳng định: “Sự đồng bộ của quy hoạch đô thị là một vấn đề nóng, đang được quan tâm của chính quyền các địa phương trong thời gian gần đây. Hiện nay, nhiều quốc gia có nền kinh tế đang trỗi dậy nhanh chóng đang lãng phí các nguồn lực do phát triển một cách thiếu kiểm soát. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể tránh được nếu mỗi quốc gia quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và các tài nguyên một cách chiến lược và đồng thời, từ đó mang đến một kết quả tối ưu và bền vững”.

Theo chuyên gia Savills Việt Nam, các kế hoạch này cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”. Theo đó, định hướng của chiến lược này bao gồm việc thúc đẩy đô thị hóa theo hướng đô thị thông minh, bền vững, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu, đảm bảo hiệu quả kinh tế - sinh thái, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và thân thiện với môi trường, tiết kiệm thời gian đi lại.

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng với diện tích 11.000ha

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỉ lệ 1/5000, với quy mô gần 11.000ha, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện.

Phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40km, trải dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì.

"Phân khu đô thị sông Hồng có chức năng chính là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm được xác định tại quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050", quyết định nêu rõ.

Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, phân khu quy hoạch có diện tích gần 11.000ha, trong đó sông Hồng chiếm 3.600ha (33%), đất bãi sông trên 5.400ha (50%).

Phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá...

Ngoài ra, còn có đất các công trình hạ tầng xã hội (công cộng, trường học), các công trình hạ tầng kỹ thuật...

Hà Nội dự báo, quy mô dân số tối đa tại khu vực này đến năm 2030 khoảng 300.000 người. Trong đó, dân số hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang là 215.000 người.


Xây dựng không gian mang văn hóa bản địa qua dòng sông (Ảnh: minh họa)
Xây dựng không gian mang văn hóa bản địa qua dòng sông (Ảnh: minh họa)

Xây dựng không gian văn hóa bản địa qua dòng sông

Dẫn chứng về nhiều dự án quy hoạch đô thị ven sông trên thế giới, ông Troy Griffiths cho rằng có công thức chung cho sự thành công của các thành phố này. Đơn cử, Bến Thượng Hải (Thượng Hải, Trung Quốc) được xem là một hình mẫu về không gian công cộng của các thành phố châu Á với bản sắc lịch sử độc đáo và không gian xanh, tạo ra một khu vườn từ quận Hồng Khẩu hướng về sông Hoàng Phố. Giống như sông Sài Gòn, sông Hoàng Phố cũng được coi là trái tim của Thượng Hải và người dân. Việc quy hoạch đồng bộ cho toàn khu vực đã giúp người dân cũng như các du khách một lần nữa được kết nối với dòng sông và các di sản văn hóa tại thành phố này.

Một dự án chỉnh trang đô thị nổi tiếng trên thế giới khác là bờ phía Tây của khu trung tâm thành phố Sydney (Australia) - Barangaroo. Chuyên gia Savills cho biết Barangaroo từng là một cảng container bị bỏ hoang với quy mô lên đến 22 ha. Đến nay, khu vực này đã trở thành một trung tâm văn hóa, kinh tế năng động.

Dự kiến, sau khi ga tàu điện ngầm tại đây được hoàn thiện vào năm 2024, hơn một nửa diện tích Barangaroo sẽ trở thành không gian công cộng đặc biệt mang tiêu chuẩn kiến trúc bền vững với phố đi bộ, công viên, quảng trường, không gian sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật và là nơi làm việc lý tưởng cho người dân thành phố. Chính phủ Australia cũng đặt mục tiêu Barangaroo sẽ tạo ra 23.000 công ăn việc làm, là nơi sống của 3.500 cư dân và đóng góp 2 triệu AUD cho nền kinh tế bang New South Wales trong tương lai.

Với những dẫn chứng này, ông Troy Griffiths khẳng định đây là xu hướng đúng đắn trong phát triển xanh và bền vững của các đô thị lớn với lợi thế gần sông hay biển, đồng thời giữ đậm được bản sắc văn hóa của địa phương.

Theo lãnh đạo thành phố Hà Nội, đồ án quy hoạch quan trọng góp phần cơ bản hoàn thành phủ kín 100% quy hoạch phân khu tại Hà Nội.

Đại diện thành phố cho biết, các đồ án quy hoạch phân khu đô thị nêu trên được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn, hình thành các trục không gian đặc trưng hành lang xanh, với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa lịch sử, dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của thủ đô.

“Đồng thời, cải thiện điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững", vị này nói.

Nhân Hà
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Tin mới cập nhật

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

21 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

21 giờ trước

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

21 giờ trước

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

21 giờ trước

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

21 giờ trước