Trạng thái tâm lý là gì? Tìm hiểu một số trạng thái tâm lý thường gặp
BÀI LIÊN QUAN
Ngành Việt Nam học là gì? Cơ hội nào cho sinh viên theo học ngành Việt Nam họcNgôn ngữ báo chí là gì? Một số tính chất của ngôn ngữ báo chíMức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam thời điểm hiện tạiHiện tượng tâm lý là gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc trạng thái tâm lý là gì? Chúng tôi chia sẻ về khái niệm hiện tượng tâm lý.
Hiện tượng tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan bên ngoài bộ não của chúng ta. Sau đó não sẽ chuyển những thứ mà bạn nhận được từ bên ngoài thành những trạng thái tâm lý khác nhau.
Không chỉ dừng lại ở đó mà hiện tượng tâm lý này sẽ nhờ vào các giác quan của con người để làm cho quá trình này sống động hơn và giúp cho con người có những nhận thức sinh động về thế giới quan.
Khái niệm trạng thái tâm lý là gì?
Trạng thái tâm lý là những hiện tượng tâm lý luôn luôn đi kèm theo các quá trình tâm lý và giữ vai trò như một cái nền cho các quá trình tâm lý đó.
Trạng thái tâm lý không phải là một hiện tượng tâm lý riêng lẻ, nó xuất hiện và tồn tại theo các quá trình tâm lý khác. Có những trạng thái tâm lý đi kèm theo quá trình nhận thức (trạng thái chú ý), có trạng thái tâm lý đi kèm theo quá trình cảm xúc (như những tâm trạng, trạng thái stress, căng thẳng,…), có trạng thái đi kèm theo quá trình ý chí (như trạng thái quả quyết, do dự,…).
Trạng thái tâm lý có sự ảnh hưởng đến các quá trình tâm lý mà nó kèm theo. Đồng thời trạng thái tâm lý lại chịu ảnh hưởng của những hoạt động tâm lý khác. Nếu trạng thái tâm lý luôn luôn được diễn lại thì lâu ngày sẽ trở thành nét tâm lý điển hình của cá nhân.
Tóm lại, trạng thái tâm lý là gì? Trạng thái tâm lý là các hiện tượng tâm lý diễn ra trong khoảng thời gian dài, mở đầu và kết thúc không rõ ràng và luôn làm nền hoặc đi kèm theo các quá trình tâm lý.
Một số trạng thái tâm lý thường gặp
Dysphoria
Dysphoria thường được dùng để diễn tả sự trầm cảm trong rối loạn tâm lý. Dysphoria là trạng thái nói chung của sự buồn bã bao gồm sự lo âu, bồn chồn, thiếu sức sống và một sự khó chịu rất mơ hồ.
Nó là trạng thái đối lập với trạng thái hưng phấn và cũng khác với trạng thái buồn bã thông thường ở chỗ nó thường đi kèm với sự giật mình, sự hoảng hốt và cả sự giận dữ.
Enthrallment
Không giống như các nhóm nhỏ khác của niềm vui là sự thoải mái, sự vui tươi, sự hăng hái hay sự nhẹ nhõm, enthrallment chỉ trạng thái sung sướng một cách mãnh liệt.
Normopathy
Christopher Bollas đã nghĩ ra khái niệm normopathy để mô tả những người quá chú trọng vào chuyện hòa nhập và tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội đến mức có thể coi là một dạng “cuồng”. Một người bị “normotic” luôn hành động và làm việc không có chính kiến riêng mà chỉ làm chính xác những gì mà xã hội mong đợi ở mình.
Abjection
Có rất nhiều cách để định nghĩa abjection, nhưng triết học gia người Pháp - bà Julia Kristeva đã viết một cuốn sách về ý nghĩa của việc trải nghiệm abjection. Bà cho rằng mỗi người đều đã từng trải nghiệm điều này khi còn rất nhỏ, khi ta nhận thấy cơ thể mình tách rời khỏi cơ thể người mẹ – cảm giác về sự chia cắt này gây nên cảm xúc sợ hãi tột độ mà ta mang theo suốt cuộc đời.
Trạng thái abjection được tái kích hoạt khi ta trải qua những sự kiện khiến chúng ta phải đặt câu hỏi về những giới hạn cảm giác của bản thân. Thường thì abjection là những gì bạn cảm thấy khi phải trải nghiệm hay chứng kiến một thứ khủng khiếp đến mức buồn nôn.
Sublimation
Nhà tâm lý học Sigmund Freud cho rằng cảm xúc của con người giống như động cơ chạy bằng hơi nước và ham muốn tình dục chính là hơi nước. Nếu bạn khóa một van hơi lại, áp suất sẽ khiến hơi nước ra ngoài bằng một van khác. Sublimation chính là quá trình chuyển hướng sự ham muốn của bạn từ được quan hệ tình dục sang làm một điều gì đó có ích hơn cho xã hội.
Repetition
Repetition compulsion là một trạng thái mà bạn trải qua một cách khá thường xuyên. Nó là sự thôi thúc bạn phải làm đi làm lại một việc gì đó. Có thể bạn cảm thấy bị thôi thúc khi lần nào cũng phải gọi cùng một món ở nhà hàng yêu thích, hay ngày nào cũng phải đi cùng một con đường về nhà, bất chấp việc còn nhiều món khác ngon hơn cũng như còn những con đường khác dễ đi hơn.
Aporia
Bạn có từng trải qua cảm giác trống rỗng đến cùng cực khi nhận ra điều mình luôn tin tưởng là đúng thực ra lại sai chưa? Và rồi còn khó chịu hơn khi bạn nhận ra rằng điều bạn tin tưởng ấy có thể đúng mà cũng có thể là sai nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ biết được? Đó chính là trạng thái tâm lý aporia.
Đây là một từ trong tiếng Hy Lạp cổ rất được các nhà lý luận theo chủ nghĩa hậu cấu trúc như Jacques Derrida và Gayatri Spivak yêu thích. Lý do mà các nhà lý luận thích dùng từ aporia là bởi nó diễn tả chính xác cảm xúc của con người trong thời đại bão hòa thông tin như hiện nay. Khi mà bạn có thể đọc vô vàn những thông tin đối nhau chan chát nhưng đều có vẻ đáng tin như nhau.
Compersion
Compersion được những người trong cộng đồng mạng sử dụng để ủng hộ những mối quan hệ mở (nghĩa là một người có thể công khai có nhiều hơn một mối quan hệ yêu đương) và truyền bá rộng rãi. Nó nhằm ám chỉ cảm giác đối lập với cảm giác ghen tuông khi đối tác của bạn hẹn hò với một người khác.
Những người theo chủ nghĩa chung thủy sẽ cảm thấy ghen tuông khi đối tác của mình ôm hôn người khác. Nhưng những người có tư tưởng đối lập sẽ cảm thấy compersion tức là một kiểu cảm giác vui mừng khi thấy đối tác hạnh phúc bên người khác.
Group feelings
Những nhà tâm lý học cho rằng có một số cảm xúc chỉ có thể nảy sinh khi ta là thành viên của một nhóm nào đó – chúng được gọi là cảm xúc nội nhóm hoặc liên nhóm.
Thường thì con người sẽ nhận ra khi cảm xúc mâu thuẫn với những cảm xúc cá nhân của bạn. Cảm xúc nhóm chỉ có thể sinh ra trong một nhóm người chứ không thể có được từ riêng một cá nhân nào. Những điều đó không có nghĩa là nó không mạnh mẽ bằng cảm xúc phát sinh từ chính bản thân họ.
Lời kết
Bài viết trên đây đã giải đáp cho đọc giả về khái niệm trạng thái tâm lý là gì, đồng thời chia sẻ về một số trạng thái tâm lý mà chúng ta thường gặp. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.