meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tổng công ty Sông Đà - “anh cả” của ngành xây dựng Việt Nam

Chủ nhật, 30/01/2022-09:01
Công ty Sông Đà được xem là “anh cả” trong lĩnh vực xây dựng với những dự án mang tầm vóc lớn lao, gắn liền với từng chặng đường phát triển mới của đất nước.

Công ty Sông Đà được xem là “anh cả” trong lĩnh vực xây dựng với những dự án mang tầm vóc lớn lao, gắn liền với từng chặng đường phát triển mới của đất nước. Bằng khả năng nguồn lực dồi dào, công ty luôn được đánh thức để phát huy cao độ hiệu quả, xứng tầm với những danh hiệu đạt được trong ngành xây dựng nước nhà.

Tổng quan về Công ty Cổ phần Sông Đà

Công ty Sông Đà trước đây là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập vào năm 1961 theo quyết định của Phủ Thủ tướng về việc thành lập Ban chỉ huy Công trường thuỷ điện Thác Bà - số 214/TTg ngày 01/6/1961.

Cuộc Đại hội cổ đông của Song Da Idc được tiến hành lần đầu tiên vào ngày 26-3-2018 và chính thức chuyển đổi từ mô hình Tổng công ty nhà nước sang mô hình Tổng công ty cổ phần. Kế thừa và nối tiếp 60 năm hình thành và phát triển. Tổng công ty tiếp tục chú trọng vào những lĩnh vực kinh doanh đa dạng bao gồm: xây dựng nhà máy thủy điện, giao thông, cơ sở hạ tầng, nhà máy công nghiệp, chế tạo và cung cấp nguyên vật liệu, cung cấp dịch vụ nhân lực, thiết bị xây dựng, kinh doanh bất động sản, công nghệ xây dựng,... 

Tên gọi đầy đủ: TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ - CTCP

Tên quốc tế: SONG DA CORPORATION JSC

Mã chứng khoán: SJG

Trụ sở chính: Tòa nhà Sông Đà - đường Phạm Hùng - phường Mỹ Đình 1 - Nam Từ Liêm - Hà Nội.

Điện thoại: (+84).024.3 8541164       Fax: (+84).024.3 8541161

Website:

www.songda.vn

                Email:

banbientap@songda.vn

Trong 60 năm hình thành và phát triển, cho đến nay, Tổng công ty Sông Đà là nhà thầu chính của đại đa số những dự án thủy điện lớn tại Việt Nam như dự án Thủy điện Sơn La (2.400 MW) - dự án thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, dự án nhà máy thủy điện ngầm của Việt Nam - thủy điện Hòa Bình (1.920 MW), nhà máy thủy điện Lai Châu (1.200 MW),...và cũng là nhà thầu EPC của một số dự án được kể đến như là Tuyên Quang (324 MW), Sesan 3 (260 MW),... Song Da idc chiếm đến 85% thị phần tại Việt Nam về xây dựng thủy điện, và là nhà thầu lớn nhất trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển sông Đà còn mở rộng phạm vi hoạt động sang Lào với những dự án thủy điện nổi bật như Xekaman 1 (322 MW) và Xekaman 3 (250 MW) được đưa vào phát điện thương mại.

Không dừng lại ở những công trình thủy điện, công ty Sông Đà còn đi đầu tại Việt Nam về lĩnh vực thi công công trình giao thông, công trình ngầm, đã thực hiện hơn hàng trăm km đường hầm, nổi bật là hầm Hải Vân với phương pháp thi công NATM…Những dự án giao thông khác như là đường cao tốc Láng Hòa Lạc, quốc lộ 1A, quốc lộ 18, quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ Đèo Ngang, hầm đường bộ Hải Vân, hầm đường bộ bắc qua đèo Cả,...thi công cao tốc đường sắt trên cao tại Hồ Chí Minh và Hà Nội,..Ngoài ra còn có rất nhiều dự án công nghiệp đã được tiến hành thực hiện thành công như là nhà máy xi măng Bút Sơn, nhà máy xi măng Hạ Long (1,4 triệu tấn/năm), nhà máy giấy Bãi Bằng (55.000 tấn/năm), nhà máy dệt Minh Phương với 55 triệu m/năm),...

Song Da Idc hiện nay có gần 15.000 cán bộ và công nhân lành nghề, trong số đó có gần 3.000 cán bộ kỹ thuật và quản lý có bằng tốt nghiệp đại học và sau đại học. Cán bộ công nhân viên của Song Da Idc luôn gắn kết bền chặt với tổng công ty, cùng chung tay xây dựng nên một Sông Đà vững mạnh và luôn tự hào về văn hóa Sông Đà.

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Sông Đà

Để có được một Sông Đà phát triển như ngày hôm nay thì đã mất một hành trình kết tinh dựng xây, phát triển liên tục trong hơn 60 năm gắn liền với sự phát triển của đất nước. 

Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 214/TTg về việc thành lập Ban chỉ huy công trường thủy điện Thác Bà vào ngày 1-6-1961, đây chính là quyết định lịch sử mở ra một trang sách mới đầy hứa hẹn cho Tổng công ty, đồng nghĩa với việc ngành xây dựng thủy điện Việt Nam ra đời. Đi lên chỉ từ con số không, nhưng với lòng quyết tâm nặng lòng với sự nghiệp phát triển của đất nước thì một công trường công nghiệp lớn nhất lúc bấy giờ đã ra đời. Hàng ngàn cán bộ công nhân viên đã không ngại khổ ngại khó, lao động trong điều kiện thủ công thô sơ, nhưng trái tim họ vẫn đầy nhiệt huyết để thắp sáng lên ánh điện đầu tiên cho Tổ quốc. Không ít những cán bộ công nhân viên đã hy sinh dưới bom đạn đế quốc. Thế hệ đi trước của tổng công ty đã để lại tấm gương sáng cho những thế hệ đi sau trân trọng những thành quả, những công sức đóng góp vào trang sử phát triển của Tổng công ty Sông Đà.

Thủy điện Thác Bà mãi là một biểu tượng thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm và tinh thần quả cảm của những người thợ đầu tiên ở Việt Nam - những người thợ Sông Đà lành nghề, nhiệt huyết.

Thời gian đang tiến hành thi công công trình thủy điện Thác Bà, vì yêu cầu của đất nước khi đó rất cần những nhà máy, xí nghiệp phục vụ cho dân sinh và quốc phòng nên cán bộ công nhân viên Song Da IDC đã có mặt đúc lúc và kịp thời để “ươm mầm” cho những miền đất mới. Rất nhiều và liên tục những công trình được ra đời bởi sự góp công và trí tuệ của tập thể cán bộ công nhân viên ngày ấy cho đến bây giờ vẫn đang góp phần đắc lực vào công cuộc đổi mới và tiến bước đi lên của đất nước. Đó là nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy dệt Minh Phương, đường số 7, nhà máy hóa chất Việt Trì, đường số 7,...dù rằng liên tục bị chiến tranh chia tách, thiệt hại về tài lực lẫn tính mạng song công ty Sông Đã vẫn miệt mài quá trình dựng xây tổ quốc, âm thầm bảo vệ sự an toàn cho toàn đội ngũ chuyên gia, thợ lành nghề, cán bộ để chuẩn bị cho những công trình có quy mô lớn hơn.

Năm 1975, khi Nam Bắc sum họp về chung một nhà cũng chính là lúc cơ hội đó đến. Tổng công ty Sông Đà đã được Đảng và Chính phủ tin cậy giao cho nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cũng rất đỗi vinh quang đó là Chinh phục con sông Đà và xây dựng nên công trình thủy điện Hòa Bình, cũng là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.

Một trang sử mới đã được mở ra đối với Song Da Idc ngay trên vùng đất được đánh giá là “ma thiêng, nước độc”. Công trình thế kỷ này đã ghi nhận sự nỗ lực không quản ngày đêm, vẫn miệt mài bất chấp mọi thời tiết khắc nghiệt, bất chấp hiểm nguy để làm việc của hàng vạn cán bộ công nhân viên. Tất cả chỉ vì “dòng điện ngày mai cho Tổ quốc”. Đây thực là là giai đoạn mà mỗi khoảnh sông đều mang lên mình những sự kiện để lột tả vẻ đẹp của giá trị đạo đức. Dù cho dòng chảy thời gian không hề đứng yên thì công trình thủy điện Hòa Bình mãi mãi là tượng đài vững chãi của thế hệ trẻ mang tên Bác, là sự hội tụ giữa trí và lực, là kết tinh sâu sắc ý chí quyết tâm, khát vọng về một ngày mai tươi sáng, truyền thống ham học hỏi, luôn cố gắng nỗ lực, được nuôi dưỡng từ cội nguồn nền văn hóa dân tộc.

Cơ hội và thách thức lần nữa đã mở ra cho Công ty Sông Đà khi mà đất nước bước sang thời kỳ đổi mới. Đây là lúc buộc công ty phải nhanh chóng thay đổi tổ chức sản xuất, công tác quản lý theo hướng gọn nhẹ, năng động hơn để thích nghi, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Cùng với đó thì phải tìm mọi cách thức để có thể đảm bảo nguồn nhân lực quý giá đối mặt với nguy cơ phân tán sau khi sông Đà kết thúc xây dựng. Để có thể làm được điều đó thì Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sông Đà đã thực hiện nhiều phương án sản xuất để tạo việc làm cho lao động. Từ việc mở ra nhiều ngành nghề khác nhau như sản xuất vật liệu, may mặc, sản xuất bao bì, dịch vụ vận tải, xuất khẩu lao động, xây dựng dân dụng cho đến cả tổ chức chăn nuôi. Chính những nỗ lực hết mình và kịp thời đó đã đưa công ty vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất để có thể đánh dấu một thời kỳ chuyển biến mới là được Đảng và Chính phủ giao cho nhiệm vụ làm tổng thầu xây dựng nhà máy thủy điện tại Tây Nguyên mang tên Yaly.

Công ty đầu tư bất động sản liên quan:

Tại công trình thủy điện Yaly trên mảnh đất Tây Nguyên nắng gió, những người thợ Sông Đà đã thành công xây dựng nên nhà máy thủy điện Yaly với công suất 720MW mà không cần sự tư vấn của những chuyên gia nước ngoài.

Sau thành công của thủy điện Yaly, công ty Sông Đà đã tiếp tục đánh thức tiềm năng Tây Nguyên và những vùng đất khác trên mọi miền đất nước bằng thế mạnh xây dựng thủy điện thông qua hình thức đầu tư BOT, BO như thủy điện Ry Ninh 2, thủy điện Cần Đơn, Nậm Mu, Sê San 3A, Nậm Chiến,... Bên cạnh đó, bằng kinh nghiệm dựng xây công trình thủy điện dày dặn, Song Da IDC đã vinh dự được Đảng và Nhà nước giao làm tổng thầu xây lắp những công trình thủy điện Sê San 3, Sê San 4, Tuyên Quang, Bản Vẽ, Sơn La, Huội Quảng, Lai Châu,...Cùng với đó, Sông Đà IDC còn mạnh tay đầu tư vào những dự án thủy điện lớn tại Lào, đánh dấu một bước đột phá tạo nên thế mạnh cho công ty cổ phần đầu tư phát triển sông Đà. 

Về khía cạnh công trình giao thông, cty Idc đã đảm nhận thi công nhiều công trình tiêu biểu như: Hầm đường bộ qua đèo Ngang, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, đường Hồ Chí Minh,...Tại công trình hầm đường bộ bắc ngang đèo Hải Vân, những người thợ của Sông Đà lại một lần nữa khẳng định khả năng đặc biệt của mình. Bởi lẽ đây vốn là công trình được đánh giá cực kỳ phức tạp về mặt kỹ thuật và xử lý địa chất. Không ít các chuyên gia nước ngoài đã phải bỏ cuộc chịu thua. Nhưng bằng ý chí quật cường và khả năng sáng tạo không ngừng nghỉ, những người thợ Sông Đà đã nhanh chóng tìm ra những hướng đi mới, không chỉ đảm bảo tiến độ thi công mà còn tạo dựng được kết quả kinh tế cao, tiết kiệm được ngân sách cho nước nhà. 

Có thể thấy, bằng công nghệ đào hầm hiện đại sánh đôi cùng năng lực vượt trội của đội ngũ cán bộ công nhân viên Sông Đà đã thực sự làm nên kỳ tích khi chinh phục “Đệ nhất ải quan”. Cùng với đó tại công trình hầm Hải Vân, sức mạnh của đội ngũ thợ Sông Đà thời đại mới được minh chứng rõ rệt.

Với hơn 60 năm hình thành và phát triển, công ty Sông Đà đã đánh dấu những bước phát triển vượt bậc. Từ một tập thể chỉ vỏn vẹn vài người, Sông Đà ngày nay đã là một công ty lớn mạnh về cả lượng lẫn chất. 

Ghi nhận thời điểm hiện tại, Song Da IDC có đội ngũ cán bộ công nhân viên với gần 15 nghìn người, trong tổng số đó có gần 3000 kỹ sư, cán bộ với kỹ thuật, kinh nghiệm và trình độ cao. Từ một cơ ngơi gần như là “tay trắng” thời kỳ “hậu sông Đà” thì giờ đây chỉ sau 10 năm, Tổng công ty đã trở thành một trong những đơn vị đi đầu của lĩnh vực xây dựng, đạt doanh thu hàng năm từ 20.000 - 30.000 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng trung bình cao từ 25-35%/năm. Thu nhập của cán bộ công nhân viên luôn được cải thiện, hệ thống phúc lợi xã hội luôn không ngừng được đầu tư. Tất cả hướng đến một nguồn nhân lực chất lượng cao, cống hiến hết mình cho công ty.

Truyền thống đặc trưng cơ bản của công ty cổ phần sông Đà 

Toàn công ty luôn tự hào về những thành tựu đã đạt được nhưng không vì đó mà “ngủ quên trên chiến thắng”, chủ quan bỏ qua những giá trị tinh thần và đạo đức, trái lại luôn chú trọng thực hiện tốt những nét truyền thống đặc trưng cơ bản:

  • Truyền thống lao động hết mình, không ngại khổ ngại ngó, thông minh, sáng tạo và cần cù.
  • Truyền thống đoàn kết, thống nhất mọi ý chí và hành động của tập thể và cá nhân trong mỗi đơn vị và toàn công ty. Đây là điều không thể thiếu để tạo nên sức mạnh của tổng công ty dù nhiều thế hệ đã đi qua.
  • Truyền thống tốt đẹp và tình cảm và sự sẻ chia sâu sắc, sự tương thân tương ái giữa mọi thành viên trong “gia đình” Sông Đà qua nhiều thế hệ, giữa công ty Sông Đà với nhân dân ở mọi địa phương trên cả nước. 
  • Truyền thống thi đua yêu nước, luôn cố gắng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
  • Truyền thống học tập miệt mài không ngừng nghỉ, luôn cố gắng vươn lên, làm chủ công nghệ, làm chủ thiết bị hiện đại.
  • Đó còn là truyền thống hướng về cội nguồn, biết ơn công lao của những anh hùng đã nằm xuống cho Tổ Quốc. Thực tế thì trong nhiều năm qua, Cty Idc đã góp phần chia sẻ bớt đi phần nào những khó khăn đối với nhiều địa phương trên cả nước như xây dựng trường học tặng con em đồng bào dân tộc thiểu số. Lập ra quỹ Sông Đà. Bên cạnh đó còn nhận phụng dưỡng suốt đời 10 bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Thành tựu đạt được của công ty Sông Đà

Với bề dày của hơn 60 năm lao động miệt mài không ngừng nghỉ của nhiều thế hệ, giờ đây, công ty Sông Đà có thể tự hào với bảng vàng thành tích đã đạt được, thể hiện qua những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và nhân dân trao tặng. Trong số đó tiêu biểu là danh hiệu Anh hùng lao động cho 5 tập thể và 13 cá nhân, 2 Huân chương Hồ Chí Minh cho cán bộ công nhân viên tổng công ty Sông Đà, 3 Huân chương Độc lập hạng nhất, 6 Huân chương Độc lập hạng nhì, 7 Huân chương độc lập hạng ba, Huân chương Lao động hạng Nhất cho 10 tập thể và 10 cá nhân, Huân chương lao động hạng Nhì cho 16 tập thể và 26 cá nhân, Huân chương lao động hạng Ba cho 86 tập thể và 181 cá nhân. Ngoài ra tổng công ty còn vinh dự trong suốt 13 năm liền nhận cờ thi đua luân lưu của Chủ tịch nước và 41 Huân chương Vàng công trình chất lượng cao.

Vinh dự luôn đi song hành với trách nhiệm, vinh dự càng cao thì trách nhiệm càng nặng nề. Đó chính là quy luật tất yếu của sự phát triển, nhưng đồng thời cũng là danh dự, phẩm giá của cả một tập thể. Thế nên những người thợ sông Đà luôn nhận thức sâu sắc để đưa ra được những hành động góp phần làm nên một đất nước phát triển giàu đẹp, công cuộc hiện đại hóa diễn ra thuận lợi.

Các dự án mà  tổng công ty Sông Đà đang và đã khai thác

Thuỷ điện

  • Nhà máy thuỷ điện Xêkaman 1
  • Nhà máy thuỷ điện EaKrongrou
  • Nhà máy thuỷ điện Cần Đơn 
  • Nhà máy thuỷ điện Nà Lơi
  • Nhà máy thuỷ điện Thác Trắng
  • Nhà máy thuỷ điện Seasan 3A
  • Nhà máy thuỷ điện Nậm Chiến
  • ... và nhiều nhà máy thuỷ điện khác

Dân dụng và công nghiệp

  • Sân vận động Mỹ Đình
  • Nhà Quốc Hội
  • Nhà máy xi măng Sông Đà
  • Nhà máy thép Việt - Ý
  • Nhà máy xi măng Hạ Long
  • Dự án hạ tầng khu đô thị mới Mỹ Đình Mễ Trì
  • ...

Công trình ngầm

  • Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân
  • Hầm đường bộ qua đèo Ngang
  • Hầm đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai
  • Hầm đường bộ qua đèo Cả

Công trình giao thông

  • Đường Hồ Chí Minh
  • Đường cao tốc Đà Nẵng
  • Đường cao tốc Láng Trung - Hoà Lạc

Có thể khẳng định rằng, hành trình dài hơn 60 năm dựng xây và phát triển, chưa khi nào mà công ty cổ phần đầu tư phát triển sông Đà chủ động phát huy tiềm năng nội tại mạnh mẽ và quyết đoán như lúc này. Nguồn lực “Sức mạnh - Đoàn kết - Trí tuệ - Sáng tạo” luôn được đánh thức để phát huy cao độ hiệu quả. Nhờ đó luôn xứng đáng với danh hiệu là “anh cả” của ngành xây dựng nước nhà.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Đề xuất luật hoá các tài sản kỹ thuật số và quy định về AI tại Việt Nam

14 giờ trước

Các nhà phân tích dự báo Bitcoin có thể đạt mức 200.000 USD vào năm sau

14 giờ trước

Xu hướng tái sử dụng đồ cũ hoặc “săn” hàng giảm giá để tiết kiệm chi tiêu trong mùa Giáng sinh

14 giờ trước

Ứng dụng AI trong “số hoá” bất động sản, Meey Group gây ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024

14 giờ trước

TP. HCM: Căn hộ view sông sở hữu lối thiết kế hiện đại nâng tầm phong cách sống

14 giờ trước