Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí: Đơn vị hàng đầu về vận tải biển của Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Chủ tịch Lê Minh Hải: Người dẫn dắt Thép Việt Đức khẳng định vị thế trên thương trườngĐiện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2: Gần 15 năm khẳng định vị thế trong ngành điệnTân Hiệp Phát: Gần 30 năm khẳng định là tập đoàn nước giải khát hàng đầu Việt NamGiới thiệu về PVTrans
Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans) trước đây là Công ty Vận tải Dầu khí, được thành lập ngày 27/5/2002 theo Quyết định của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Là một thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, công ty có nhiệm vụ chính là cung cấp các dịch vụ vận tải dầu khí, đặc biệt là vận tải dầu thô. Sau 5 năm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước, đến ngày 07/05/2007 công ty chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần với tên Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí.
Sau khi tiến hành cổ phần hóa, để đáp ứng với quy mô ngày càng phát triển của công ty, ngày 23/07/2007, Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí đã đổi tên thành Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí. Cũng trong năm 2007, PVTrans chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (mã giao dịch PVT). Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện nay đang sở hữu 51% vốn điều lệ của PVTrans.
Năm 2011, PV Trans là đơn vị khó khăn nhất Tập đoàn khi vướng phải nợ nần chồng chất, nhiều con tàu vận chuyển hàng lỏng của PVTrans phải nằm bờ vì không cạnh tranh được với tàu nước ngoài, rất nhiều cán bộ, công nhân viên lũ lượt rời khỏi "con tàu sắp đắm". Tuy nhiên, bằng quyết tâm PVTrans đã mạnh mẽ vượt qua khủng hoảng tạo ra sự tăng trưởng vượt bậc và bền vững.
PVTrans xuất phát điểm từ một công ty chỉ gồm 01 con tàu vận tải biển và khoảng 100 cán bộ công nhân viên, đến nay đã vươn mình trở thành một Tổng Công ty vận tải với 9 đơn vị thành viên, 2 chi nhánh và hơn 2.000 cán bộ công nhân viên.. Bên cạnh đó công ty còn phát triển được đội tàu 37 chiếc với tổng trọng tải khoảng 1 triệu DWT, qua đó trở thành đơn vị vận tải hàng lỏng lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Quá trình phát triển của PVTrans
Ngày 27/5/2002, PVTrans chính thức được thành lập dựa trên Quyết định của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Đầu năm 2003: Công ty đã thực hiện mua tàu POSEIDON M có trọng tải lên tới 96.125 tấn, đây là tàu vận tải dầu thô loại Aframax đầu tiên ở Việt Nam. Đến tháng 4/2003, tàu POSEIDON M đã chính thức thực hiện vận chuyển lô hàng đầu tiên.
Đến tháng 5/2006, PVTrans tiếp tục đưa vào sử dụng tàu chở dầu thô loại Aframax thứ hai HERCULES M.
Năm 2007: Công ty đã tiến hành cổ phần hóa và chuyển đổi mô hình hoạt động sang hình thức công ty cổ phần vào ngày 07/5/2007 và Chính thức niêm yết trên sở Giao dịch TP HCM với mã PVT vào ngày 10/12/2007.
Ban lãnh đạo của PVTrans
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Phạm Việt Anh
Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Duyên Hiếu
Phó Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Đình Thanh, ông Nguyễn Quốc Thịnh, ông Nguyễn Viết Long
11 đơn vị thành viên thuộc PVTrans
Hà Nội: Công ty CP Vận tải Dầu khí Hà Nội và Công ty CP Vận tải Dầu khí Đông Dương.
Quảng Ngãi: Công ty CP Vận tải Dầu khí Quảng Ngãi.
Vũng Tàu: Công ty Dịch vụ Hàng hải Dầu khí và Công ty Cổ phần hàng hải Thăng Long.
Thành phố Hồ Chí Minh: Công ty Dịch vụ quản lý Tàu - PMS, Công ty Vận tải dầu khí Thái Bình Dương, Công ty CP Vận tải Xăng dầu Phương Nam, Công ty CP Vận tải sản phẩm khí Quốc tế, Công ty CP Vận tải Dầu Phương Đông Việt, Công ty CP Vận tải Nhật Việt và Công ty CP Hàng hải Thăng Long.
Ngành nghề kinh doanh
PVTrans cung cấp các dịch vụ như: Vận chuyển dầu thô, vận tải khí hóa hỏng, vận chuyển dầu sản phẩm/ hóa chất, vận tải hàng rời (than), dịch vụ hàng hải và Logistics, dịch vụ kỹ thuật dầu khí
Về đội tàu: Trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, PVTrans tự hào là đơn vị vận tải biển duy nhất sở hữu đội tàu vận tải hàng lỏng lớn nhất Việt Nam. Đội tàu gồm 33 chiếc của PVTrans cung cấp các dịch vụ chính như:
Tàu chở dầu thô: Số lượng gồm 4 chiếc, có tổng trọng tải 417.926 DWT
Tàu chở dầu sản phẩm/ hóa chất: Gồm 12 tàu, tổng trọng tải là 210.492 DWT
Tàu chở hàng rời: Gồm 3 chiếc tàu với tổng trọng tải 138.136 DWT
Tàu chở khí hóa lỏng: Với số lượng 15 tàu, tổng trọng tải 101.765 DWT
Tàu FSO/FPSO: Số lượng 2 tàu, tổng trọng tải 199.165 DWT
Băng qua thách thức, về đích kinh doanh sớm
"Cơn bão" Covid-19 liên tục càn quyets và tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh chung ấy, Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí PVTrans (mã chứng khoán PVT) cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng sự linh hoạt trong điều hành, hiệu quả trong quản trị và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bắt kịp tốt với thị trường, PVTrans đã băng qua thách thức để về đích sớm hơn trước 2 tháng so với kế hoạch năm 2021.
PVTrans cho biết, doanh thu hợp nhất năm 2021 ước tính đạt 7.500 tỷ đồng, tương đường đạt 125% kế hoạch, lợi trước thuế ước đạt 1.000 tỷ đồng, vượt 200% kế hoạch. Công ty nộp ngân sách nhà nước ước đạt 425 tỷ đồng tương đương 231% kế hoạch năm.
Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/vốn điều lệ đạt 31%, tương đương 200% so với kế hoạch năm. Đáng chú ý, tất cả các công ty thành viên của PVTrans đều hoạt động ổn định và có lãi.
Với kết quả kinh doanh vượt trội kể trên, PVTrans tiếp tục khẳng định vị thế uy tín trong ngành dầu khí và vận tải biển. Năm 2021 vừa qua, PVTrans tiếp tục nắm giữ vị trí số 1 trong Top 10 công ty uy tín ngành logistics. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp PVTRans được Vietnam Report xếp hạng cao nhất. Năng lực tài chính của công ty cũng không ngừng được nâng cao.
Một trong những yếu tố đem lại thành công cho PVTrans đó là kịp thời bắt đáy thị trường mua bán tàu để hoàn tất đầu tư, đặc biệt công ty đã đầu tư và đưa vào khai thác lần đầu tiên loại tàu chở khí lạnh VLGC lớn nhất thế giới, hợp tác thuê mua bareboat tàu hàng rời loại Supramax trong bối cảnh thị trường vận tải hàng khởi sắc và mang lại hiệu quả cao.
Năm 2022 triển vọng lạc quan
Nền kinh tế toàn cầu được kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, nhu cầu dầu toàn cầu tăng lên khiến các doanh nghiệp ngành dầu khí đứng trước triển vọng tích cực.
Trong báo cáo triển vọng năm 2022, Chứng khoán VNDirect đã đưa ra quan điểm tích cực đối với PVTrans trong giai đoạn 2022 - 2023 nhờ chủ động trẻ hóa đội tài cũng như sự hồi phục của nhu cầu vận tải dầu khí. Theo đó, công ty có thể nâng hiệu quả hoạt động nhờ sự đóng góp của đội tàu mới và hiện đại này.
Hoạt động vận tải dầu và khí đang bước vào giai đoạn tăng trưởng. Nhu cầu vận tải dầu năm 2022 sẽ gia tăng khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hóa dầu từ các dự án Dung Quất, Nghi Sơn hồi phục. Từ năm 2023, khi dự án Lọc dầu Long Sơn hoàn thành sẽ tiếp tục làm tăng nhu cầu vận tải.
VNDirect kỳ vọng các nhà sản xuất dầu thế giới sẽ nâng sản lượng khai thác dầu thô và từ đó tác động đến thị trường vận tải dầu khí trong năm 2022, có khả năng giúp thúc đẩy giá cước vận tải cao hơn. VNDirect dự báo lợi nhuận ròng của PVTrans sẽ tăng trưởng 14,2% và 11,8% so với cùng kỳ lần lượt trong năm 2022 và 2023.
Còn Công ty chứng khoán KBS nhận định PVTrans có triển vọng tích cực trong trung hạn nhờ việc đầu tư tàu mới, nâng cao sản lượng khai thác.
Dầu khí, năng lượng đều nằm trong nhóm ngành có triển vọng đầu tư sáng. Cùng với sức khỏe nội lực và xu hướng tăng trưởng chung của ngành, PVTrans được nhận định sẽ có một năm kinh doanh 2022 tiếp tục tăng trưởng.