Tòa nhà 265 Cầu Giấy được FLC bán với giá 2.000 tỷ đồng: Từng là trụ sở của FLC và nhiều công ty thành viên
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp "họ FLC" đầu tiên báo lỗ gần 1,3 tỷ đồng trong mùa BCTC quý 3FLC hứa nộp báo cáo tài chính vào cuối tháng 10Tập đoàn FLC sẽ chốt danh sách cổ đông tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2022 vào ngày 4/11Mới đây, trong văn bản gửi đến Ủy ban chứng khoán Nhà nước ngày 21/10 vừa qua, Công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh và Phát triển bất động sản FLCHomes (FLCHomes) cho biết, vào ngày 20/10 đơn vị này cùng với Tập đoàn FLC đã ký kết Hợp đồng mua bán công trình xây dựng cùng Công ty cổ phần Gateway Hà Nội. Hợp đồng này là việc mua bán công trình xây dựng gắn liền với quyền sử dụng đất có địa chỉ tại 265 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Theo đó, công trình này có giá bán là 2.000 tỷ đồng, mức giá này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và không gồm giá trị của phần diện tích đã bán.
Sở hữu vị trí đắc địa
Được biết, công trình này vốn là một dự án có tên là Công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng và trung tâm thương mại - FLC Twin Towers. Dự án này bao gồm 2 tòa tháp cao 50 tầng và 38 tầng, trong đó có đến 5 tầng trung tâm thương mại cùng với 4 tầng hầm liên thông.
Trong đó, tòa nhà Bamboo Airways 265 Cầu Giấy được FLC chính thức khởi công từ tháng 8 năm 2015 với tổng số vốn lên đến 5.200 tỷ đồng, tổng diện tích là hơn 101.000 m2 với 42 tầng - trong đó có 4 tầng hầm cùng với 38 tầng nổi. Đến năm 2019, tòa nhà này chính thức được đi vào hoạt động. Tài sản đảm bảo của công trình này là sàn thương phẩm kinh doanh được hình thành trong tương lai của 3 tầng hầm cùng với 6 tầng trung tâm thương mại (từ tầng 1 cho đến tầng 6) cùng với khu tháp văn phòng (từ tầng 7 đến tầng 17 cùng với từ tầng 21 cho đến tầng 38).
Chủ đầu tư của FLC Twin Towers chính là Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, trong khi Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros tiến hành thiết kế và thi công. Tại thời điểm cất nóc tòa nhà vào năm 2018, FLC Twin Towers được biết đến là một trong số 3 tòa tháp cao nhất tại Hà Nội. Đồng thời, dự án này đã cung cấp cho thị trường tổng cộng 66.484m2 sàn chung cư, 35.960m2 sàn văn phòng cùng với 25.000m2 sàn thương mại. Trên thị trường bất động sản, các căn hộ tại FLC Twin Towers được rao bán với mức giá dao động trong khoảng từ 45 đến 47 triệu đồng/m2 cho những căn hộ có diện tích dao động từ 98 đến 127,4m2.
Xét về vị trí, dự án tại 265 Cầu Giấy của Tập đoàn FLC sở hữu vị trí đắc địa khi ở gần các công viên lớn tại Hà Nội như công viên Thủ Lệ, công viên Nghĩa Đô cùng với công viên Cầu Giấy. Bên cạnh đó, dự án này còn ở gần các bệnh viện lớn như Bệnh viện Giao thông vận tải, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương... Đồng thời, dự án FLC Twin Towers còn gần nhiều trung tâm thương mại lớn như Lotte hay BigC… và gần nhiều trường học danh tiếng ở các quận Cầu Giấy, Đống Đa, Ba Đình.
Trước đó, tòa nhà này từng là trụ sở của Tập đoàn FLC cùng với nhiều công ty thành viên như Bamboo Airways, FLC Faros...
Trở thành tài sản để gán nợ
Nhớ lại thời điểm cuối năm 2015, Tập đoàn FLC đã ký kết Hợp đồng tín dụng với ngân hàng Vietcombank để có vốn phục vụ cho việc triển khai dự án. Theo đó, hạn mức tín dụng số 1 là 800 tỷ đồng cùng với khoản tín dụng số 2 là 265 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thời hạn cho vay khoản số 1 là 48 tháng còn khoản cho vay số 2 là 60 tháng trong khi thời gian ân hạn gốc vay là 24 tháng. Lãi suất cố định đối với khoản tín dụng này là 8%/năm trong 12 tháng đầu năm được tính từ ngày giải ngân. Lãi suất của những kỳ tiếp theo sẽ được tính theo lãi suất huy động trong vòng 12 tháng cộng với biên độ 3,3%. Đối với khoản vay này, tài sản đảm bảo chính là toàn bộ nguồn hình thành tài sản từ vốn vay cùng với vốn tự có.
Sang đến năm 2018, Tập đoàn FLC ký kết hợp đồng tín dụng 750 tỷ đồng với Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) chi nhánh Hà Nội. Trong đó, hạn mức cho vay ở mức 400 tỷ đồng trong khi hạn mức bảo lãnh là 350 tỷ đồng. Mục đích của khoản vay này của FLC là bổ sung vốn để có thể thực hiện dự án FLC Twin Towers. Tài sản đảm bảo đối với khoản vay này chính là các tài sản hình thành từ vốn vay cùng với vốn tự có của dự án.
Ngoài ra, vào tháng 6/2018, Tập đoàn FLC còn vay của Tổ chức Credit Suisse, chi nhánh Singapore tổng cộng 30 triệu USD. Khoản vay này có lãi suất thả nổi biên độ 5% so với Libor cùng với thời gian vay là 27 tháng. Khoản vay này có một phần được tài trợ vốn cho FLC Twin Towers. Đến ngày 21/9/2020, Hội đồng Quản trị Tập đoàn FLC đã thông qua việc sử dụng tài sản ở số 265 Cầu Giấy để bảo đảm cho nghĩa vụ tài chính của Bamboo Airways tại ngân hàng OCB chi nhánh Thăng Long.
Sau đó, cho đến ngày 9/11/2020, Hội đồng Quản trị cũng đã ban hành nghị quyết sử dụng tòa nhà Twin Towers để có thể gán nợ thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của Tập đoàn FLC, FLCHomes cùng với Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS), Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD) cùng với Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) tại ngân hàng OCB. Chính vì thế, kể từ năm 2018 tòa nhà này đã được chuyển sang thuộc sở hữu của OCB.
Cho đến thời điểm cuối tháng 6 năm nay, Hội đồng Quản trị của Tập đoàn FLC cũng đã ban hành nghị quyết thông qua việc FLC cùng với công ty FLCHomes tiến hành mua lại tòa nhà 265 Cầu Giấy từ ngân hàng OCB. Thế nhưng sau khi mua lại, FLCHomes và FLC lại tiếp tục ký kết hợp đồng với Công ty cổ phần Gateway Hà Nội (Gateway Hà Nội) về việc bán công trình này với giá 2.000 tỷ đồng. Theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, Công ty Cổ phần Gateway Hà Nội có trụ sở tại tầng 1, tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM. Người đại diện pháp luật của công ty này chính là ông Nguyễn Sỹ Toàn.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giàn rằng, Tập đoàn FLC cùng với Công ty FLCHomes đã mua lại tòa Bamboo Airways từ phía Ngân hàng OCB, sau đó lại bán bán cho Công ty cổ phần Gateway Hà Nội với giá 2.000 tỷ đồng. Thời điểm hiện tại, việc mua bán tòa nhà đang diễn ra và phía Công ty Cổ phần Gateway Hà Nội đã hoàn thành thủ tục đặt cọc.