Tính từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sụt giảm tháng thứ ba liên tiếp
BÀI LIÊN QUAN
Châu Âu đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện nếu Na Uy áp dụng các phương án hạn chế xuất khẩu điện6 tháng đầu năm 2022, loạt các doanh nghiệp báo lãi khủng nhờ xuất khẩu phân bón tăng kỷ lụcNửa cuối năm 2022, xuất khẩu sẽ chịu nhiều áp lực khiến tăng trưởng kém khả quanCục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 7 ghi nhận 1,3 tỷ USD, so với hồi tháng 7/2021 giảm hơn 3%. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt gần 846 triệu USD, giảm 19,2%. Như thế, tính từ thời điểm đầu năm đến nay, đây là tháng thứ 3 liên tiếp, xuất khẩu gỗ sụt giảm so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt mức 9,7 tỷ USD, so với 7 tháng năm 2021 chỉ tăng 1%. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ghi nhận 6,9 tỷ USD, giảm 7,5%.
Tháng 7/2022: Vĩnh Hoàn đạt gần 1.200 tỷ đồng doanh thu, xuất khẩu cá tra ghi nhận hồi phục
Trong tháng 7 này, hầu như các mảng của Vĩnh Hoàn đều chứng kiến sự tăng trưởng với doanh thu ở mức hai chữ số, trừ mảng bánh phồng tôm. Đáng chú ý, doanh thu từ cá tra của công ty đã tăng mạnh 44% và đạt 798 tỷ đồng, đóng góp 66% tổng doanh thu của Vĩnh Hoàn trong tháng này.Châu Âu đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện nếu Na Uy áp dụng các phương án hạn chế xuất khẩu điện
Động thái mới đây của Na Uy báo hiệu một mùa đông khó khăn đang đến với châu Âu khi mà khu vực này phải xoay sở với sự sút giảm nguồn cung năng lượng của Nga kể từ khi xảy ra chiến tranh Nga - Ukraine.Cục Xuất nhập khẩu cho biết, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 7 tháng đầu năm 2022 thấp hơn so với năm 2021b do giá nguyên liệu sản xuất tăng cao bởi chi phí vận chuyển tăng mạnh. Cùng với đó là các quốc gia cũng thắt chặt chính sách tín dụng bởi lạm phát có xu hướng tăng đã dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Trong đó, Mỹ chính là thị trường xuất khẩu chủ lực đối với mặt hàng hỗ cùng sản phẩm gỗ của Việt Nam. Và trong bối cảnh áp lực lạm phát đề nặng lên nền kinh tế Mỹ đã khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dân nước này cũng giảm tốc. Cục xuất nhập khẩu nhận định: "Khi nhu cầu tiêu dùng tại nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm sẽ ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam".
Có thể thấy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến thị trường Mỹ trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt mức 5,56 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 giảm 5,6%. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến Mỹ giảm cũng chính là nguyên nhân chính làm giảm đà tăng trưởng của ngành gỗ. Trong khi đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đến thị trường lớn nhất giảm thì trị giá xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực Châu Á cũng tăng trưởng khả quan trong 7 tháng đầu năm 2022 điển hình như Trung Quốc (tăng 25,4%); Nhật Bản (tăng 23%); Hàn Quốc (tăng 12,7%),...
Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh: "Các doanh nghiệp ngành gỗ cũng cần tận dụng tối đa các FTA đã ký kết và có hiệu lực giống như RCEP, FTA Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN... để gia tăng xuất khẩu; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào một số thị trường".