Tình hình kinh doanh của ba hãng dược phẩm được cấp phép điều trị COVID-19 như thế nào?
BÀI LIÊN QUAN
Ca mắc Covid-19 tăng, Bộ Y tế khuyến cáo về sử dụng thuốc MolnupiravirIphone bán chạy gấp đôi tại Việt Nam bất chấp dịch Covid-19F0 khỏi bệnh khi đi khám hậu Covid-19 sẽ được BHYT chi trả bao nhiêu?Mới đây, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành có điều kiện thuốc điều trị COVID-19 cho 3 doanh nghiệp trong nước sản xuất đó là Công ty TNHH Liên Doanh Stella Pharm Việt Nam; Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam; Công ty Cổ phần Dược phẩm Mekophar. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng chính thức công bố giá bán thuốc điều trị COVID-19 của 3 hãng dược phẩm này.
Mekophar là doanh nghiệp duy nhất trong 3 doanh nghiệp kể trên đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, trước khi được cấp phép lưu hành thuốc điều trị COVID-19 thì kết quả kinh doanh của hãng dược phẩm này đang "đi thụt lùi".
Dược phẩm Mekophar cùng 5 năm lợi nhuận “tụt dốc”
Tiền thân của Mekophar là Xí nghiệp Dược phẩm trung ương 24 - đơn vị thành viên của Tổng Công ty dược Việt Nam. Năm 2001, công ty này đã tiến hành cổ phần hóa. Đến năm 2010, Mekophar chính thức niêm yết trên sàn HoSE.
Dù đã niêm yết nhưng đến năm 2012 công ty này đã phải hủy vì đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh bán buôn, bán lẻ dược phẩm nhưng lại có tỷ lệ sở hữu từ nhà đầu tư nước ngoài.
Được biết, sau giai đoạn cơ cấu vốn này thì đến năm 2017, Mekophar lại niêm yết trên sàn UPCoM. Tuy nhiên từ thời điểm niêm yết trở lại thì kết quả kinh doanh của đơn vị này không mấy khả quan, thậm chí còn đi lùi với giai đoạn trước. Dù vẫn đều đặn thu được khoản lợi nhuận hơn nghìn tỷ đồng mỗi năm nhưng lợi nhuận của hãng dược phẩm này đã giảm 5 năm liên tiếp.
Thời điểm 5 năm gần nhất (2021), hãng dược phẩm này đã ghi nhận doanh thu thuần là 1.130 tủ đồng, so với năm 2020 có giảm nhẹ. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại giảm tới 60% và chỉ đạt gần 16 tỷ đồng. Đây được xem là mức lợi nhuận thấp nhất mà doanh nghiệp này ghi nhận kể từ thời điểm năm 2006.
Lý giải nguyên nhân này, lãnh đạo Mekophar cho biết: "Nguyên nhân khiến cho lợi nhuận tụt dốc năm vừa qua chính là chi phí quản lý doanh nghiệp có sự tăng mạnh, trong đó ảnh hưởng chính đến từ dịch bệnh COVID-19 khiến cho tiền lương của nhân viên và giá cả chi phí đầu vào có sự tăng cao".
Bên cạnh đó, ban lãnh đạo của hãng dược phẩm này cũng cho biết kết quả kinh doanh liên tục có sự suy giảm làm xuất phát từ việc công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong ngành dược. Trong khi đó nguyên liệu sản xuất của hãng có đến 90% là nhập khẩu. Hơn nữa, việc Trung Quốc đóng cửa nhiều nhà máy đã khiến cho giá nguyên liệu bỗng tăng cao từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản xuất.
Không những thế, giá thầu thuốc quá thấp đã khiến cho công ty không thể trúng thầu thuốc vào các bệnh viện trong khi đó hoạt động xuất khẩu thuốc có sự cạnh tranh mạnh mẽ với thuốc rẻ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Trước đó, vào năm 2020, doanh thu thuần của dược phẩm Mekophar vẫn đạt mốc 1.211 tỷ đồng nhưng lợi nhuận của hãng chỉ gần 40 tỷ đồng, so với năm liền trước thấp hơn 39%. Và năm 2019, lợi nhuận ròng của công ty cũng giảm đến 39%.
Chính kết quả kinh doanh đi lùi này đã khiến cho giá cổ phiếu của Mekophar trải qua giai đoạn giảm liên tục từ vùng gần 80.000 đồng/cổ phiếu (năm 2018) xuống còn 41.000 đồng/cổ phiếu (năm 2022).
Tuy vậy, sau khi thông tin cấp phép thuốc điều trị COVID-19 thì thị giá cổ phiếu của hãng dược phẩm này đã tăng dựng đứng lên gần 73.000 đồng/đơn vị (tương đương với mức tăng ròng 78% chỉ trong thời gian chưa đầy 1 tuần). Đến hiện tại thì giá của MKP đã giảm về vùng 62.000 đồng/cổ phiếu nhưng vẫn cao gấp rưỡi so với thời điểm trước khi được cấp phép lưu hành thuốc điều trị COVID-19.
2 hãng dược phẩm liên doanh nước ngoài có kết quả kinh doanh khả quan
Hoàn toàn trái ngược với Mekophar, tuy quy mô nhỏ hơn nhiều lần nhưng Boston Pharma lại có kết quả kinh doanh tăng trưởng trong những năm gần đây. Tiền thân của Boston Pharma là Công ty Dược phẩm VITAR do Tổng Công ty dược Việt Nam thành lập vào năm 2007. Đến thời điểm năm 2008 thì công ty này đã liên doanh với Boston Pharmaceutical Inc. USA và chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam.
Cuối năm 2020, công ty này có vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, trong đó cổ đông nước ngoài là Boston Pharmaceu Tical INC (Mỹ) sở hữu 5% cổ phần, ông Lương Đăng Khoa sở hữu 37,5% cổ phần và ông Văn Bá Nam là 22% cổ phần. Đến đầu năm 2022, hãng dược phẩm này đã chính thức tăng vốn điều lệ lên gần 214 tỷ đồng nhưng cơ cấu tổ chức lại không thay đổi.
Về tình hình kinh doanh của Boston, Pharma thì quy mô doanh thu hàng năm của hãng dược phẩm chỉ tương đương với 1/5 của Mekophar nhưng lại có sự tăng trưởng đều trong những năm gần đây. Theo báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất, công ty này đã ghi nhận gần 355 tỷ đồng doanh thu trong năm 2020, so với năm liền trước tăng 13%. Trong đó, mức doanh thu năm 2019 của hãng cũng ghi nhận tăng 50% và năm 2018 cũng tăng 22%. Tính bình quân trong năm 2016 - 2020, doanh thu của Boston có sự tăng trưởng gần 30%/năm, với tổng doanh thu lũy kế giai đoạn này cũng ghi nhận đạt gần 1.200 tỷ đồng. Song song với mức doanh thu tăng trưởng là lợi nhuận của Boston Pharma cũng tăng đều qua các năm, đạt gần 30 tỷ đồng trong năm 2020 và đạt 118 tỷ đồng trong 5 năm trở lại đây.
Còn về phía Stellapharm - Doanh nghiệp được Cục Quản lý Dược cấp phép lưu hành có điều kiện thuốc điều trị COVID-19 tiền thân là Công ty Liên doanh TNHH Stada Việt Nam, chính thức hoạt động từ năm 2003. Doanh nghiệp này được thành lập với tỷ lệ 50/50 giữa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm M.S.T và đối tác Stada Arzneimittel (Đức).
Đến cuối năm 2019 thì đối tác Đức đã thoái toàn bộ vốn khỏi công ty, bên mua lại là Dược phẩm M.S.T (42%) và Auxilto Healthcare International Private Limited (8%). Sau giao dịch này thì Dược phẩm M.S.St đã nâng sở hữu tại Stellapharm lên 92%.
Cũng tương tự như Boston Pharma thì quy mô kinh doanh của cũng nhỏ hơn nhiều so với Mekophar. Trong đó, mức doanh thu năm gần nhất theo báo cáo mà công ty công bố trong năm 2020 mới đạt hơn 162 tỷ đồng và chỉ tương đương 1/7 so với Mekophar. Nếu tính chung cả giai đoạn 2016 - 2020 thì doanh thu lũy kế của hãng dược phẩm này mới đạt gần 1.100 tỷ đồng và chưa bằng với mức doanh thu Mekophar ghi nhận trong thời gian 1 năm. Và cũng trong giai đoạn này thì tổng lợi nhuận lũy kế của Stellapharm thu về 369 tỷ đồng. Trong khi đó, đa số lợi nhuận đến từ năm 2019 với khoản lãi đột biến là 326 tỷ đồng. Còn các năm trước đó công ty này chỉ thu về trên dưới 10 tỷ đồng/năm.