Tình hình bất động sản đi vay vẫn vướng loạt điều kiện
BÀI LIÊN QUAN
Nhà đầu tư ưu tiên loại hình bất động sản nào trong năm 2024?Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng kiên quyết xử lý trường hợp gây phiền hà chậm trễ cho doanh nghiệp bất động sảnTheo VietNamNet, thị trường bất động sản đã phải trải qua một năm đầy biến động các công ty trở nên khát vốn. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp bất động sản đi vay để giải quyết những vấn đề khó khăn đang tồn động thì lại gặp phải hàng loạt những quy định, điều kiện khiến cho việc tiếp cận dòng tiền của các ngân hàng trở nên khó khăn.
Tiếp cận vốn khó, lãi suất cao
Vào thời điểm cuối năm, các ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất huy động theo hướng giảm mạnh, có ngân hàng đã đưa lãi suất cho kỳ hạn một tháng thì mức thấp nhất là 1,9 %. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bất động sản phản ánh việc cho vay từ phía ngân hàng lại đang gặp khó khăn khi lãi suất cho vay lại tăng cao.
Chia sẻ với báo chí, ông Phạm Đức Toản - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản (EZ Property) cho biết Đây là thời điểm mà các doanh nghiệp bất động sản đang rất cần đến nguồn vốn vay từ phía ngân hàng. Xong có thể thấy trong thời gian qua việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng sẽ phải trải qua rất nhiều thủ tục, quy trình kéo dài thời gian khác hẳn với chủ trương khuyến khích cho vay mà nhà nước đã đưa ra.
Ông Toàn cho biết tùy lãi suất huy động giảm thấp kỷ lục nhưng lãi suất cho vay bất động sản lại tăng cao. Ông chia sẻ thêm:“Hiện các ngân hàng thương mại cổ phần đều chào mức lãi suất cho vay trên 10%/năm; thấp nhất có Ngân hàng Vietcombank chỉ khoảng 7%. Tuy nhiên, ngân hàng này yêu cầu rất khắt khe như doanh nghiệp phải có doanh thu trung bình năm gần nhất hơn 100 tỷ đồng, nếu doanh thu thấp hay lỗ là không cho vay”.
Ngoài ra, những doanh nghiệp bất động sản muốn vay vốn để triển khai dự án cũng phải thực hiện những thủ tục trình tự riêng, tức là hội sở sẽ phải duyệt chủ trương cho vay, rồi các chi nhánh, bộ phận ở phía dưới mới bắt đầu được phép thực hiện thẩm định hồ sơ.
Ông Toàn cho biết thêm, điều đáng nói là ngân hàng nhà nước lại cấm việc cho vay kèm theo điều khoản phải mua bảo hiểm nhưng một số ngân hàng lại chia sẻ thẳng muốn vay thì đây là điều kiện bắt buộc. Còn nếu không mua bảo hiểm thì sẽ cộng thêm vào lãi suất nếu mua bảo hiểm được giảm 1% lãi suất.
Không ít ngân hàng còn có ý định “lùa” khách hàng bằng cách bảo với khách hàng họ không được mua bảo hiểm cho chính đối tượng khoản vay, nghĩa là người đi vay vốn phải mua bảo hiểm cho người khác để tránh việc thanh kiểm tra.
Về phía người mua vị lãnh đạo doanh nghiệp này cũng đã đưa ra ví dụ tại một dự án xây dựng nhà ở tại đồ Sơn Hải Phòng. Chủ đầu tư dự án ngay khi hết thời hạn trả lại suất thì một ngân hàng khác đã chào mời khách vay vốn để gia hạn hợp đồng với mức 13,5%/năm.
Ngoài mức lãi suất cho vay cao ông Toản còn chia sẻ nhiều ngân hàng cài cắm những điều khoản nếu khách hàng trả tiền trước hạn vay sẽ bị phạt 1-1,5%. Điều này khiến cho khách hàng rơi vào tình trạng “há miệng mắc quai” rút ra không được mà cho thêm cũng không xong.
Lãi suất cho vay cần giảm tiếp
Chia sẻ với báo chí ông Vũ Cương Quyết - Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc đưa ra nhận định doanh nghiệp bất động sản đang gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng khi lãi suất vẫn duy trì ở mức 10 - 12%/năm. Trong khi đó, để phát triển một dự án bất động sản sẽ phải kéo dài từ 3 - 4 năm, thậm chí có dự án tới 8 năm đã khiến cho chi phí tài chính đội lên cao. Điều này đã khiến doanh nghiệp bất động sản không thể giảm giá.
Đối với người mua nhà, mức lãi suất cho vay vẫn duy trì từ 8 - 10% so với thời điểm đầu năm đã giảm nhưng chưa đáng kể nếu so với việc giá nhà tăng cao. Người mua sẽ phải vay một khoản tiền lớn từ ngân hàng và vì thế họ sẽ đắn đo hơn khi phải chịu một khoản lãi suất lớn như vậy.
Ông Quyết chia sẻ: “Người mua nhà luôn so sánh giữa việc đi thuê nhà và đi mua nhà. Nếu lãi suất vay mua nhà cao, họ sẽ thuê thay vì mua. Do đó, để kích cầu bất động sản, lãi suất cho vay ở mức 6,5-8%/năm sẽ phù hợp với người mua nhà. Lãi suất cho vay lên mức 9-10%/năm là quá sức với người dân”.
Ngoài ra, sau thời gian được hưởng lãi suất ưu đãi người mua thường phải chịu mức lãi suất thả nổi khá cao. Theo ông Quyết, mức lãi suất thả nổi có lúc lên đến 11 – 12% khiến người mua không thể cáng đáng nổi, mức này chỉ nên duy trì ở 10%/năm.
Còn với doanh nghiệp làm dự án bất động sản, ông đề xuất lãi suất cho vay cần ở mức 7-9%/năm, nếu lãi suất trên 10% sẽ khiến các doanh nghiệp bất động sản rút lui. Bởi lẽ số tiền đi vay đã lớn thêm một khoản lãi lớn chắc chắn họ sẽ phải xoay vòng liên tục để chi trả.
Trong khi đó, Tổng giám đốc EZ Property cho rằng, mức lãi suất cho vay bất động sản khoảng 7- 8%/năm sẽ phù hợp hơn với cả doanh nghiệp và người mua bất động sản. Tuy nhiên, cần phải linh động hơn trong quá trình thực hiện thủ tục để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Từ góc độ chuyên gia, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế - tài chính cho rằng muốn kích cầu thị trường thì mức lãi suất cho vay mu9a bất động sản chỉ nên duy trì quanh mức 7% là phù hợp. Đây cũng phải là lãi suất cố định trong vòng 10 năm, thời hạn cho vay 20 năm.
Song, với thực tế hiện nay vị chuyên gia nhận định rất khó để có được mức lãi suất này. Bên cạnh đó, những ngân hàng Việt Nam không có lãi suất nhất định mà thường xuyên thay đổi theo từng thời kì để tạo điều kiện tốt nhất cho người mua và doanh nghiệp.