meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tiểu sử Ngô Quyền và trận đánh Bạch Đằng lừng lẫy lịch sử

Thứ năm, 29/09/2022-11:09
Ngô Quyền được các nhà sử học tôn xưng danh hiệu “vua của các vị vua” khi có công xóa bỏ 1000 năm phong kiến phương Bắc đô hộ đất nước ta. Tiểu sử Ngô Quyền luôn được thế hệ sau ghi nhớ và tôn xưng.

Tiểu sử Ngô Quyền - Người anh hùng của mảnh đất Đường Lâm

Theo những ghi chép từ sử sách Việt, Ngô Quyền sinh vào ngày 12 tháng 3 năm 898 trong một gia đình quý tộc nhiều đời ở làng Đường Lâm, Ba Vì, Hà Nội. Ông là con của quan mục tại làng Đường Lâm là Ngô Mân, một người yêu nước và có tài văn võ song toàn.

Sinh ra giữa thời buổi đất nước bị giặc ngoại xâm đô hộ, được người cha tài đức dạy dỗ cẩn thận và tiếp nhận truyền thống yêu nước của “mảnh đất hai vua” hun đúc ngay từ thuở thơ ấu, nên Ngô Quyền từ khi còn là một cậu bé đã tỏ ra là một con người mạnh mẽ, khẳng khái, có ý chí lớn. Khi trưởng thành, Ngô Quyền trở thành chàng trai khôi ngô, cường tráng, chăm chỉ rèn luyện kỹ năng võ nghệ, binh lược để chờ đợi có dịp thích hợp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược đô hộ. Sử sách cũ mô tả Đức Ngô Vương như sau:  “dáng người khôi ngô, tuấn tú, đôi mắt sáng như chớp, dáng đi như hùm cọp, có chí dũng, sức lực có thể nhấc được vạc dơ lên cao". 

Khi tròn 20 tuổi, ông vô cùng ngưỡng mộ tinh thần yêu nước và sự hào hiệp, trượng nghĩa của Dương Đình Nghệ, một vị tướng phục vụ dưới trướng nhà họ Khúc ở đất Ái Châu, người đã từng có công lao đánh đuổi được quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi quê hương vào năm 931 và chiếm lại được thành Đại La - một bước đệm quan trọng giúp thúc đẩy phong trào đấu tranh chống lại sự đô hộ của đội quân xâm lược phương Bắc. Dương Đình Nghệ cũng chính là người đã xưng chức danh Tiết độ sứ và trấn sử ở Ái Châu. 


Đức Vương Ngô Quyền quê gốc ở Đường Lâm
Đức Vương Ngô Quyền quê gốc ở Đường Lâm

Ngô Quyền đã quyết định đi theo Dương Đình Nghệ với mong muốn đứng dưới ngọn cờ khởi nghĩa chống lại quân xâm lược. Nhờ sở hữu tài năng thao lược, trượng nghĩa, thông minh hơn người, tấm lòng nhân ái và nhiệt huyết cứu đời, ông được Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ yêu quý và gả con gái là Dương Thị Ngọc cho, đồng thời cũng trao cho quyền cai quản vùng đất Ái Châu. Trong thời kỳ những năm từ 931 - 938, với vai trò là thủ lĩnh của Ái Châu, ông đã dốc lòng bảo vệ người dân địa phương, đem lại cuộc sống yên vui cho họ.

Ngô Quyền tiêu quyết diệt Kiều Công Tiễn để báo thù cho cha vợ

Vào mùa xuân năm 937, Dương Đình Nghệ lúc bấy giờ đang giữ cương vị tiết độ sứ Giao Châu, đã bị một tên tướng dưới trướng của mình là Kiều Công Tiễn mưu hại để đoạt chức. Hành động phản bội của Kiều Công Tiễn đã tạo nên làn sóng phẫn nộ trong dân chúng cũng như sự phản ứng mạnh mẽ của các tướng sĩ trung thành với Dương Đình Nghệ. Phế tướng Kiều Công Tiễn lo sợ cho tương lai của mình bèn nảy ra suy nghĩ cho quân sang cầu cứu viện trợ nhà Nam Hán. Chính hành động phản trắc, “cõng rắn cắn gà nhà” này đã khiến cho quân Nam Hán thêm một lần nữa nhăm nhe xâm lược nước ta.

Đứng trước “Nợ nước, thù nhà”, Ngô Quyền không thể nhắm mắt làm ngơ, ông lập tức đứng dậy chiêu mộ nghĩa quân từ vùng Ái Châu ra Bắc, quyết tâm dẫn quân tiến ra thành Đại La để tiêu diệt tên giặc phản nghịch Kiều Công Tiễn. Trong tiết trời gió bấc, mưa phùn năm 938, Ngô Quyền dẫn quân vượt qua đèo Ba Dội tiến ra phía Bắc để đánh giặc. Quân Ngô Quyền nhanh chóng chiếm được thành Đại La, bắt được Kiều Công Tiễn và bêu đầu hắn ở công thành để thị chúng. Tuy nhiên kẻ thù lớn và nguy hiểm nhất vẫn đang lăm le ngoài bờ cõi, Ngô Quyền đã quyết định họp bàn với các tướng tài nhằm chuẩn bị đối sách để chống lại quân giặc Nam Hán. Ông cho tập hợp quân lính, tướng tài, rèn luyện ngày đêm, dàn quân tập trận, chuẩn bị quân nhu…sẵn sàng nghênh tiếp hơn 2 vạn đại quân nhà Nam Hán.

Đại thắng trên sông Bạch Đằng, mãi mãi lưu danh sử sách

Sau khi trừ khử xong tên nội phản Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền tụ họp với các tướng lĩnh để bàn kế chống giặc ngoại xâm. Với tài điều binh khiển tướng, ông nhận định : “Hoằng Tháo chỉ là một đứa trẻ còn non dại, dẫn quân lính đi từ phương xa đến đây, quân lính hành quân nhiều ngày rệu rã, mỏi mệt, lại nghe được tin Kiều Công Tiễn bị giết chết, không có kẻ đứng ra làm nội gián, chắc chắn đã rất sợ hãi mà mất vía trước rồi. Quân ta còn sức mạnh, địch với quân đã vô cùng mỏi mệt, tất sẽ phá được” Nhưng ông cũng phải thừa nhận rằng quân địch có lợi thế ở chiến thuyền, nếu quân ta không có sự phòng bị trước thì chuyện thắng thua chưa thể phân định.

Ngô Quyền dự đoán trước đước mưu đồ của quân xâm lược nhà Hán là “Xuất binh theo hướng sông Bạch Đằng tấn công” (theo ghi chép từ Tân Ngũ Đại sử). Trước thế giặc hung hăng, đông đảo, hống hách lại được trang nhiều đầy đủ phương tiện, chiến khí, nhưng Ngô Quyền không hề nao núng. Là người nhiều mưu kế, văn võ toàn tài, ông nắm rất rõ quy luật lên xuống dòng nước của sông Bạch Đằng. 

Sử cũ ghi chép lại rằng dòng sông này còn có tên gọi khác là sông Rừng, Dòng sông ước tính rộng hơn hai dặm, xung quanh có núi cao bao quanh, song cồn dồn dập man mác ra đến tận chân trời, cây cối, cỏ lau mọc tươi tốt, um tùm che lấp cả bờ bến”. 

Đã thế, khu vực hạ lưu sông thấp, có độ dốc không cao, chính vì thế ảnh hưởng của thủy triều là rất lớn. Lòng sông không những rộng mà còn sâu, nước sông vào lúc thủy triều rút có thể xuống khoảng 30 cm mỗi tiếng đồng hồ. Trong đó mức nước chênh lệch khi cao nhất và thấp nhất có thể lên đến 2,5 - 3m. Dựa vào địa thế này, Ngô Quyền đưa ra nhận định rằng: “Nếu đem đóng cọc lớn ngầm ở khu vực cửa biển trước, vạt nhọn đầu trên, bịt sắt, thuyền của quân địch.


Đại thắng trên sông Bạch Đằng ghi dấu ấn của vua Ngô Quyền
Đại thắng trên sông Bạch Đằng ghi dấu ấn của vua Ngô Quyền

Đã thế, hạ lưu sông thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của thủy triều cực kỳ lớn. Lòng sông Bạch Đằng không chỉ rộng mà còn sâu, nước vào thời điểm thủy triều rút có thể xuống đến 30 cm mỗi giờ. Trong đó mực nước chênh lệch giữa lúc cao và lúc thấp có thể vươn cao đến 2,5 - 3 mét. Dựa trên địa thế này, Ngô Quyền cho rằng “Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của quân địch khi nước triều dâng lên, tiến vào bên trong lòng sông nơi cắm hàng cọc, thì bấy giờ quân ta sẽ có thể dễ dàng chế ngự chúng. Không có kế sách gì hay hơn kế đó cả”.

Trước sự ủng hộ, hưởng ứng của tướng lĩnh, nghĩa quân, ông sai người lên rừng đốn những cây gỗ lim lớn, đem vót thành cọc nhọn và đầu được bịt sắt, sau đó chỉ đạo đem những chiếc cọc này cho lên thuyền và đóng xuống lòng sông và cắm cọc dọc hai bờ sông Bạch Đằng để từ đó cản phá sức tiến công như vũ bão của địch. Nhà sử học Lê Văn Hưu sau này đã nhận định rằng: “Ngô Quyền là người có mưu cao, đánh giặc cũng giỏi”. Khi nước thủy triều dâng lên, ông sai quân lính đưa một đội thuyền nhỏ ra khiêu chiến với địch và giả vờ thua, rút nhanh về để dụ thuyền giặc đi vào bãi cọc. Chiến thuyền của quân giặc chủ yếu thuộc dạng lớn, khi nước sông Bạch Đằng dần rút xuống, thì chiến thuyền rất dễ bị mắc kẹt, nghĩa quân ta sẽ tập trung lực lượng để đánh trả, tiêu diệt gọn.


Chiến thắng Bạch Đằng Giang lưu truyền sử sách hàng ngàn năm
Chiến thắng Bạch Đằng Giang lưu truyền sử sách hàng ngàn năm

Một ngày mùa đông năm 938, hơn 2 vạn quân giặc Nam Hán được lãnh đạo bởi Hoằng Tháo hung hãn tiến vào nước ta bằng đường thủy, tiến vào sông Bạch Đằng. Ngô Quyền thấy thế bèn cho thuyền nhỏ và nhẹ ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc thấy vậy mắc bẫy bèn cố sức đuổi theo vào bãi cọc ngầm mà không biết. Đến khi thủy triều lên, nước rút xuống rất nhanh…những chiến thuyền của địch nhanh chóng bị kẹt trong bãi cọc, một số chiếc thuyền bị cọc đâm thủng chìm xuống sông, số khác không tiến, không thể lùi được.

Nhân cơ hội này, quân của Ngô Quyền đang mai phục ở hai bên bờ sông sáp lại đánh giáp lá cà. Ngoài ra, một đội quân thủy quân tuy nhuệ đi thuyền nhỏ ra sông để đánh trực diện với địch. Kế sách độc đáo này đã khiến đội quân Nam Hán hùng mạnh vỡ trận, 2 vạn quân địch bị tiêu diệt hơn nửa, tướng Hoằng Tháo tử trận trên sông Bạch Đằng.

Nhuệ khí của nghĩa quân do Ngô Quyền lãnh đạo mạnh đến mức, quân địch dù đang đóng ở sát biên giới cũng không dám tiến sâu để tiếp ứng. Bất ngờ và không thể chấp nhận thất bại quá nhục nhã, Vua Nam Hán tức giận đổ hết mọi tội lỗi cho tá lang Hầu Dung với tội danh “Không làm cho tinh thần của quân lính phấn chấn”. Mặc dù đã chết, vị tướng này vẫn bị vua ra lệnh quật mộ, phơi thây để trút cơn tức giận.

Thời điểm cuối năm 938, trận thủy chiến sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán đã chiến thắng oanh liệt, mãi mãi ghi danh trong sử sách nước ta. Đây cũng là mốc son chói lọi trong tiểu sử Ngô Quyền.


Ngô Quyền đặt nền móng cho nền quân chủ Việt Nam
Ngô Quyền đặt nền móng cho nền quân chủ Việt Nam

Ngô Quyền - Vị vua anh minh đặt nền móng cho nhà nước quân chủ đầu tiên ở Việt Nam

Chiến thắng vẻ vang ở Bạch Đằng Giang không chỉ thể hiện sự tài năng, mưu trí của Ngô Quyền mà còn là sự khẳng định chắc chắn về quyền tự chủ, vị thế của của nước Nam ta sau hơn 1000 năm bị phương Bắc đô hộ.

Sau khi chính thức chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, Ngô Quyền bắt tay vào công cuộc xây dựng xã tắc, giang sơn, ổn định cuộc sống của nhân dân. Ông xưng Vương, được dân chúng gọi là Ngô Vương, chọn vùng đất Cổ Loa xây dựng làm kinh đô. Ông bỏ chức tiết độ sứ và đặt ra nhiều chức quan văn quan võ, lựa chọn người tài làm quan và đặt ra những nghi lễ trong triều và mở ra một thời đại trị vì đi theo chế độ quân chủ. Tuy nhiên, rất tiếc, thời gian mà Ngô Quyền lên ngôi vua và cai trị đất nước chỉ kéo dài vỏn vẹn trong 6 năm, kéo dài từ thời điểm năm 939 cho đến năm 944. Ông qua đời vào tháng giêng năm Giáp Thìn, hưởng dương là 47 tuổi.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

1 ngày trước

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

1 ngày trước

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

1 ngày trước

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

1 ngày trước

Công nghệ quét toạ độ góc ranh mới: Điểm nhấn ấn tượng của Meey Map Ver 3.0

2 ngày trước