Tiết lộ danh tính những nhà đầu tư đều xuất xây dựng dự án Trung tâm Hydro Xanh hơn 175.600 tỷ đồng tại Quảng Trị
Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án trong cả 3 giai đoạn hơn 175.600 đồng, tương đương với 7,5 tỷ USD. Trong đó giai đoạn 1 sẽ chi số vốn 31.300 tỷ đồng, tương đương với 1,35 tỷ USD. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị cho biết, ngày 12/9/2022, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Ông Hà Sỹ Đồng đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng điện 2 (PECC2 – mã chứng khoán: TV2) cùng các đối tác về đề xuất và nghiên cứu xây dựng Dự án Trung tâm Hydro xanh tại Quảng Trị.
Siêu dự án với số vốn 7,5 tỷ USD
Tại buổi làm việc, đại diện các nhà đầu tư đề xuất với UBND tỉnh Quảng Trị xem xét, chấp thuận cho nhà đầu tư khảo sát và nghiên cứu địa điểm đầu tư vào Dự án Trung tâm Hydro xanh Hải Lăng (tại huyện Hải Lăng), gồm: Các nhà máy điện mặt trời, điện gió; Nhà máy sản xuất H2/NH3 dự kiến vị trí tại Khu kinh tế Đông Nam quy mô 40ha.
Theo báo cáo đề xuất của nhà đầu tư, quy mô công suất dự kiến của những nhà máy thuộc Dự án Trung tâm Hydro xanh Hải Lăng bao gồm 3 giai đoạn, bao gồm: Giai đoạn 1 với quy mô công suất điện mặt trời lên tới 700 MWp, 300 MW điện gió, 193.000 tấn NH2/năm; Giai đoạn 2 có quy mô công suất 1.800 MWp điện mặt trời, 700 MW điện gió, 465.000 tấn NH2/năm; Giai đoạn 3 có quy mô công suất là 1.800 MWp điện mặt trời, 700 MW điện gió, 82.000 tấn H2 lỏng/năm.
Gilimex chốt đầu tư dự án khu công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long
Gilimex đầu tư khu công nghiệp tại thị trấn Tân Quới, thuộc xã Thành Lợi, huyện Bình Tân của Vĩnh Long.Doanh nghiệp tăng thành lập mới dự án khi ngành BĐS Khu công nghiệp "hút vốn"
Việc đón đầu sự dịch chuyển dòng vốn cùng việc mở lại các đường bay quốc tế cũng đang mở đường cho bất động sản khu công nghiệp tăng trưởng. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng đã sớm đón đầu và nửa đầu năm số lượng dự án mới khai trương theo đó cũng đột biến.Tiềm năng hấp dẫn đầu tư của bất động sản ven khu công nghiệp Bình Phước
Sở hữu những lợi thế sẵn có kết hợp với việc phát triển công nghiệp trên địa bàn, thị trường bất động sản công nghiệp Bình Phước và ven khu công nghiệp đang ngày càng tăng trưởng cũng như hấp dẫn giới đầu tư địa ốc.Tổng mức đầu tư dự kiến trong cả 3 giai đoạn là hơn 7,5 tỷ USD, tương đương hơn 175.600 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 1 có số vốn 1,35 tỷ USD, tương đương 31.300 tỷ đồng.
Ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, dự án này hoàn toàn phù hợp chủ trương phát triển tỉnh Quảng Trị sẽ trở thành trung tâm năng lượng của toàn miền Trung và những điều kiện đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của tỉnh.
Chủ đầu tư dự án là ai?
Báo Quảng Trị đưa tin, nhà đầu tư đã đề xuất dự án Trung tâm Hydro Xanh là liên danh An Xuân - Vinapitco – Eternal Power – Pecc2. Trong đó đơn vị PECC2 (TV2) là một trong những thương hiệu có tiếng trong ngành năng lượng tại Việt Nam. Hoạt động của doanh nghiệp này bao gồm 3 lĩnh vực chính là: Tư vấn xây dựng điện; Đầu tư các dự án nguồn điện; Kinh doanh dự án nguồn điện.
Trong những năm gần đây, PECC2 đã thực hiện công tác chuẩn bị cũng như đầu tư các dự án như: Dự án Điện mặt trời tại TTĐL Vĩnh Tân, Dự án Điện gió Tân Thuận, Dự án Điện mặt trời Sơn Mỹ 3.1,... nghiên cứu và phát triển các dự án điện sinh khối tại đồng bằng sông Cửu Long và hợp tác với những đối tác tiềm năng để phát triển điện khí LNG.
Công ty TNHH Đầu tư và kinh doanh Điện năng Việt Nam (viết tắt là Vinapitco) là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, được thành lập từ năm 2015 do Chủ tịch Hội đồng quản trị - ông Đinh Quang Tri làm người đại diện pháp luật.
Vinapitco có vốn điều lệ khi mới thành lập là 183 tỷ đồng và có 3 thành viên góp vốn là bà Lê Thị Bình sở hữu vốn góp 50%, ông Đinh Quang Cường sở hữu vốn góp 25%, ông Đinh Quang Minh sở hữu vốn góp 25%.
Bên cạnh đó, tại đại hội cổ đông thường niên năm 2022 của doanh nghiệp này tổ chức vào ngày 30/6 vừa qua, ông Đinh Quang Tri được bổ nhiệm làm thành viên của hội đồng quản trị độc lập nhiệm kỳ 2022 - 2027. Trước đó, ông Đinh Quang Tri cũng có kinh nghiệm 24 năm làm việc tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kể từ khi Tập đoàn được thành lập năm 1995.
Ông Tri trong thời gian đầu giữ chức vụ Phó Ban Tài chính Kế toán. Sang năm 1998, ông Tri đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, sau đó tiếp tục được bổ nhiệm là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, ông nghỉ hưu vào năm 2019.
Công ty Cổ phần Năng lượng An Xuân (An Xuân Group) thành lập từ năm 2017 và chính thức hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển loạt dự án về năng lượng, bao gồm các dự án thủy điện, dự án điện gió, năng lượng mặt trời và điện sinh khối. Công ty hiện đã có 4 nhà máy thủy điện đạt tổng công suất là 94,5 MW, doanh nghiệp cũng đang thực hiện đầu tư dự án thủy điện Simacai tại tỉnh Lào Cai và một số dự án trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Điện Biên với công suất đạt 100 MW.
Theo thông tin từ An Xuân Group, thời gian tới đơn vị sẽ đẩy mạnh phát triển cho nguồn năng lượng sạch và thực hiện thí điểm cho mô hình điện mặt trời, điện gió trên một số địa phương tiềm năng. Tháng 7/2022, An Xuân cùng NovaWind - công ty năng lượng gió thuộc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga Rosatom, đã ký kết thỏa thuận hợp tác về việc xây dựng trang trại điện gió tại Sơn La với công suất 128 MW.
Cuối cùng, Eternal Power là một doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính tại Hamburg, Đức. Eternal Power bắt đầu thành lập vào tháng 4/2021 bởi 5 chuyên gia về năng lượng tái tạo, vận chuyển và hậu cần đồng sáng lập. Cho tới nay, doanh nghiệp này đã ký hợp đồng hợp tác với nhiều tập đoàn tại UAE, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ để tài trợ, phát triển, xây dựng và vận hành nhiều cơ sở sản xuất hydro xanh.