“Tiếp đà” lao dốc của Phố Wall, chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh
Theo Nhịp sống kinh tế, dẫn đầu đà giảm của thị trường châu Á - Thái Bình Dương phiên 25/4 là chứng khoán Trung Quốc. Tất cả đều đồng loạt lao dốc, sau đợt bán tháo mạnh trên Phố Wall vào thứ 6 tuần trước. Trong khi Shanghai composite mất 5,09% thì Shenzhen component giảm khoảng 6%.
Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư cổ phiếu tại châu Á – Thái Bình Dương của Goldman Sachs, Timothy Moe cho biết: “Việc thị trường đang lo ngại về lệnh hạn chế chống dịch sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế là không có gì đáng ngạc nhiên và thậm chí là hoàn toàn hợp lý”. Ông nhận định lợi nhuận của nhiều khu vực trên thị trường đang bị tác động bởi vấn đề này.
Đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã áp dụng nhiều quy định nghiêm ngặt để ngăn chặn đợt bùng phát Covid-19 tại Thượng Hải - thành phố lớn nhất Trung Quốc. Tuần qua, thủ đô Bắc Kinh cũng cảnh báo về việc virus đã lây lan nhanh chóng trong 1 tuần qua nhưng đã không được phát hiện.
Theo nhận định của Moe, nhiều biện pháp hỗ trợ đã được chính phủ Trung Quốc đưa ra, như chính sách chi tiêu cơ sở hạ tầng nhưng lại không được áp dụng vì những đợt phong tỏa đang “bủa vây” nền kinh tế. Ông cho biết: “Đó là nguyên nhân lý giải tại sao thị trường lại rất quan tâm đến vấn đề ngắn hạn liên quan đến đại dịch Covid”.
Mặt khác, Hang Seng Index của Hồng Kông giảm 3,91%, cũng mất 5,16%. Alibaba giảm 5,42% hay cổ phiếu của Bilibili (công ty kinh doanh dịch vụ phát video) sụt giảm 6%.
Topix rớt 1,5%, Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,9%. Sau khi Bloomberg đưa tin rằng Renault có thể bán bớt cổ phần trong hãng công ty Nhật Bản để hướng đến xe điện thì cổ phiếu Nissan cũng giảm 5,05%.
Kospi và Kosdaq tại Hàn Quốc cũng sụt giảm 1,67% và 2,52% tương ứng. Hyundai Motor có cổ phiếu tăng 1,39% sau khi đã công bố lợi nhuận ròng quý I tăng 16,8% so với cùng giai đoạn vào năm ngoái. Trong khi đó, thị trường New Zealand và Úc đóng cửa nghỉ lễ. MSCI Pacific (không gồm Nhật Bản) thì sụt 2,32%.
Sau đợt bán tháo hôm thứ 6, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm nhẹ. Khi đó, Dow Jones mất hơn 900 điểm. Cuối tuần trước ghi nhận mức giảm 2,8% của S&P 500. Đây là mức giảm tồi tệ nhất trong 1 phiên tính từ tháng 3. Nasdaq cũng sụt 2,6%.
Hợp đồng tương lai dầu thô Mỹ ở phiên 25/4 cũng giảm 3,88% và giao dịch ở mức 98,11 USD/ thùng. Trong khi đó, hợp đồng tương lai dầu thô Brent giảm còn 102,59 USD/ thùng, giảm 3,81%.
Phó chủ tịch S&P Global - Dan Yergin cho biết triển vọng GDP toàn cầu, diễn biến dịch bệnh ở Trung Quốc và mâu thuẫn Nga - Ukraine đều là những vấn đề ảnh hưởng đến triển vọng của giá dầu.
Theo dõi đồng bạc xanh với các rổ tiền tệ khác, chỉ số USD giao dịch ở mức 101,603. Đồng yen Nhật thì giao dịch ở mức 128,36/USD, trong khi đó tuần trước đã vượt qua mốc 129. Đồng AUD giảm nhẹ so với tuần trước, đang ở mức 0,7157 USD.