Thủ tướng ra chỉ đạo khẩn với vụ lừa đảo lớn nhất lịch sử ngành điều
BÀI LIÊN QUAN
TikTok bị Mỹ điều tra vì đầu độc giới trẻVinacas thông tin vụ nghi lừa đảo 100 container điều xuất sang ÝTình hình kinh doanh của ba hãng dược phẩm được cấp phép điều trị COVID-19 như thế nào?Văn phòng Chính phủ vừa có Công điện số 1583/CĐ-VPCP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc xuất khẩu điều sang thị trường châu Âu. Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nêu rõ chủ trương để giải quyết và hỗ trợ các doanh nghiệp.
Vừa qua, một số đã có một số thông tin phản ánh về việc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu điều có nguy cơ mất hàng trăm triệu USD. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có kiến chỉ đạo như sau:
Giao Bộ trưởng Bộ Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Giao thông vận tải và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương phối hợp với Hiệp hội Điều Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, làm rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý, hỗ trợ theo thẩm quyền bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, phù hợp với quy định của pháp luật trong nước và quốc tế, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền.
Theo thông tin từ Hiệp hội Điều Việt Nam, vừa qua đã nhận được phản ánh về vụ việc các doanh nghiệp hạt điều trong nước đang có nguy cơ mất trắng hàng trăm triệu USD vì nghi bị lừa xuất khẩu gần 100 container điều sang châu Âu. Đây được cho là vụ lừa đảo lớn nhất trong ngành điều từ trước đến nay.
Theo đó, con số 100 container là số lượng ký kết hợp đồng ban đầu, sau khi rà soát kiểm tra đã thu hẹp quy mô vụ việc xuống còn 36 container hạt điều, trị giá hơn 7 triệu USD (tương đương 162 tỉ đồng) khi xuất khẩu sang Ý đã bị mất kiểm soát. Thực tế, trong quá trình làm việc và đàm phán, một số doanh nghiệp đã ngừng giao hàng khi phát hiện có dấu hiệu lừa đảo. Chính vì thế, các doanh nghiệp đã yêu cầu được giữ hàng tại cảng trung chuyển, đồng thời yêu cầu ngân hàng giữ lại bộ chứng từ.
Theo số liệu cụ thể thì có 5 doanh nghiệp bị hại trong vụ việc này, trong đó, đơn vị thiệt hại nặng nhất là mất 27 container, còn các doanh nghiệp khác bị lừa mất vài container. Trong tháng 3, tất cả các lô hàng này sẽ được cập cảng tại Ý nhưng điều đáng lo ngại hơn cả là bộ chứng từ gốc của các lô hàng ở đâu thì cả cả doanh nghiệp và ngân hàng đều không biết. Như vậy, bất cứ ai có bộ chứng từ gốc thì đều có thể nhận hàng khi cập bến tại Ý.
Hiện tại, những container điều này đã cập bến cảng tại Ý nhưng đã khiến cho các doanh nghiệp phải lo lắng khi họ đều gặp phải tình trạng chung về việc liên tục bị thay đổi số SWIFT là mã số định danh nhận diện ngân hàng. Tại Thổ Nhĩ Kỳ các ngân hàng đã trả lại những bộ chứng từ khi thông báo người mua không phải khách hàng của họ. Tuy nhiên, khi trả lại các bộ chứng từ này thì ngân hàng lại không ghi rõ trả theo hình thức nào và cũng không cung cấp số vận đơn cho ngân hàng Việt.
Còn số hồ sơ gửi đến ngân hàng tại Italy lại thông báo số giấy tờ và hồ sơ này không phải bản gốc mà đều là các bản copy. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không biết bộ chứng từ gốc đã “trôi đi đâu về đâu”. Nếu số hồ sơ gốc này rơi vào tay người khác thì đều có thể gặp hãng vận chuyển để nhận hàng.
Hiện tại, các doanh nghiệp trong vụ việc đang vô cùng lo lắng và hoang mang, các doanh nghiệp hi vọng trong thời gian sớm nhất các cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết được vụ việc. Đồng thời, nếu các lô hàng xuất hiện tại Ý đề nghị sẽ chỉ giao hàng khi có xác nhận từ doanh nghiệp chủ hàng tại Việt Nam.