meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thông tin quy hoạch, bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ Hà Nội chi tiết nhất

Thứ năm, 02/06/2022-14:06
Phúc Thọ là một huyện nằm ở ngoại thành Thủ đô Hà Nội. Dù không sở hữu vị trí trung tâm nhưng huyện Phúc Thọ có tốc độ phát triển kinh tế và xã hội ổn định và tiềm năng. Quy hoạch chung xây dựng huyện Phúc Thọ tầm nhìn 2021 - 2030 sẽ đưa Phúc Thọ trở thành trung tâm mới của Hà Nội. Bài viết dưới đây sẽ cập nhật đến bạn thông tin quy hoạch huyện Phúc Thọ chi tiết nhất.

Giới thiệu chung về huyện Quốc Thọ

Các nhà đầu tư tại Hà Nội luôn dành sự quan tâm lớn đến vấn đề quy hoạch huyện Phúc Thọ. Đây là nơi hội tụ những con sông gắn liền với truyền thống về lịch sử Việt Nam gồm: sông Tích, sông Hồng và sông Đáy. Địa phương có tiềm năng phát triển cao nhờ sở hữu cho mình vị trí địa lý, tốc độ đô thị hóa nhanh và những tuyến đường thuận lợi.


Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ luôn nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư
Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ luôn nhận được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư

Giới thiệu huyện: Phúc Thọ nằm ở phần ngoài cách trung tâm Hà Nội và được thành lập từ năm 1882 đến nay. Tên gọi Phúc Thọ đã có niên đại xấp xỉ 200 năm. Đây còn là một trong số các địa danh có thời gian ra đời sớm, gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam.

Vị trí địa lý: Huyện Phúc Thọ thuộc hữu ngạn sông Đáy và sông Hồng nằm cách trung tâm Thủ đô khoảng 35km về phía Tây Bắc của TP Hà Nội. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phúc Thọ, Hà Nội đạt 117 km2. Tổng dân số đô thị đạt khoảng 25.000 người và 193.000 người là dân số nông thôn. 

  • Phía Đông: Huyện Phúc Thọ giáp huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức.
  • Phía Tây: Huyện Phúc Thọ giáp thị xã Sơn Tây. 
  • Phía Nam: Huyện Phúc Thọ giáp huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai. 
  • Phía Bắc: Huyện Phúc Thọ giáp hải huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. 

Hành chính: Huyện Phúc Thọ chia làm 21 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Phúc Thọ và 20 xã: Hát Môn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Sen Phương, Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Đình.

Cơ sở hạ tầng: Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ Hà Nội đạt tổng diện tích địa chính khoảng khoảng 11.719,27 ha. Các thành phần gồm có đất tự nhiên đô thị khoảng khoảng 647,90 ha, chỉ tiêu khoảng 126,85m2/người. Bên cạnh đó còn có đất tự nhiên khu vực nông thôn là 11.071,37 ha, chỉ tiêu 102,46m2/người.

Hướng đi chính trong quá trình quy hoạch huyện Phúc Thọ Hà Nội nhằm kiến tạo nên vùng đô thị sinh thái bền vững. Đặc biệt hơn sau 10 năm hợp nhất cùng thủ đô Hà Nội đã giúp cho cơ sở hạ tầng của huyện Phúc Thọ đã nâng cấp lên rõ rệt. Những dự án nổi bật tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội gồm:

– Khu đô thị mới Thạch Phúc: Tổng diện tích quy hoạch là 507,68 ha trên địa bàn huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất. Trải dài 3.3km trên tuyến đường trục kinh tế Bắc – Nam. Dự án tập trung xây dựng các khu biệt thự và nhà ở thấp tầng. Kèm theo đó là công trình bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí… 

– Khu đô thị sinh thái Cẩm Đình: Theo bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ Hà Nội, khu đô thị tọa lạc tại mặt đường quốc lộ 32 và đường nối Hoàng Quốc Việt kéo dài, cách Cầu Diễn 15km. Xây dựng theo mô hình sinh thái đảm bảo chất lượng cảnh quan phong phú. Giao thông thuận lợi khi được kết nối với các tuyến đường phía Tây Hà Nội.

– Khu đô thị mới Tây Thăng Long: Dự án nằm tại khu vực Xã Long Xuyên và Võng Xuyên, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Nơi đây phát triển các khu vực sinh thái từ trung bình đến cao cấp. Trong đó bao gồm nhà thờ, chùa chiền, biệt thự, trung tâm thương mại, không gian văn hóa. 


Hình ảnh bản đồ quy hoạch không gian huyện Phúc Thọ đến năm 2030
Hình ảnh bản đồ quy hoạch không gian huyện Phúc Thọ đến năm 2030

Song hành cùng với tiến trình đô thị hóa không thể không kể đến hệ thống giao thông ổn định tại huyện Phúc Thọ. Thành phố Hà Nội đã chủ động đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng để xây dựng nên cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là vấn đề giao thông và thủy lợi. Huyện đã tích cực triển khai hoạt động nhựa hóa và bê tông hóa trên những tuyến đường trung tâm kết nối với địa bàn xã.

Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ Hà Nội được đầu tư chi tiết bao gồm: 138km đường giao thông chính, 134km đường trục giao thông thôn, 375 km đường làng, 60km trục chính, 152 kênh mương cấp 3 và cấp 4. Quy hoạch giao thông ranh giới hành chính sẽ là động lực thúc đẩy giao thương tại huyện Phúc Thọ.

Thông tin chi tiết về quy hoạch huyện Phúc Thọ Hà Nội

Huyện Phúc Thọ có khoảng 11.719,27 ha nằm trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch toàn bộ địa giới hành chính. Riêng thị trấn sinh thái Phúc Thọ được xem là trung tâm đầu não chính trị, hành chính, văn hóa, xã hội…Những dự án quy hoạch liên quan đến giao thông đô thị sẽ trở thành chủ đề thu hút đông đảo các nhà đầu tư. 

Quy hoạch giao thông huyện Phúc Thọ

Quy hoạch giao thông đối ngoại huyện Phúc Thọ

– Đường thủy:

Huyện Phúc Thọ sở hữu vị trí giao thoa giữa ba con sông bao gồm sông Hồng, sông Tích và sông Đáy. Địa phương nằm trong tuyến sông Hồng bắt đầu từ KM 255 (giáp ranh giữa xã Xuân Phú, Phúc Thọ, Hà Nội với xã Trung Hà, Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đến Km235+800 (giáp ranh giữa xã Vĩnh Ninh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc với xã Đường Lâm, Tx.Sơn Tây, Hà Nội).

– Đường bộ: 

Tại huyện Phúc Thọ có Quốc lộ 32 đi qua 4 tỉnh và thành phố bao gồm: Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu. Tuyến đường này có tổng chiều dài đạt 384 km. Quốc lộ 32 có điểm bắt đầu từ ngã tư Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Quy mô mặt cắt ngang rộng B=35m (4 làn xe cơ giới), gồm hai dải lòng đường xe chạy mỗi bên rộng 10,5m;dải phân cách giữa rộng 3,0m; hè đường mỗi bên rộng 5,5m.

Ngoài quốc lộ 32 thì huyện Phú Thọ còn có Tỉnh lộ 417, 418, 421 chạy qua. Tất cả đều là các tuyến đường huyết mạch có tác dụng kết nối Phúc Thọ với các vùng kinh tế. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho huyện trong quá trình giao lưu, liên kết với trung tâm thành phố Hà Nội và các huyện, thị lân cận.

Tuyến đường trục Tây Thăng Long đoạn qua địa phận huyện Đan Phượng và huyện Phúc Thọ. Ước tính tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 23 km. Trục Tây Thăng Long đóng vai trò là tuyến kết nối khu vực tây Hồ Tây và phía bắc cầu Thăng Long với Khu đô thị Sơn Tây.


Hình ảnh bản đồ quy hoạch giao thông huyện Phúc Thọ
Hình ảnh bản đồ quy hoạch giao thông huyện Phúc Thọ

– Đường vành đai:

Vành đai III là tuyến đường hỗ trợ người dân di chuyển trên các địa phương Phúc Thọ. Tuyến đường vành đai liên vùng phục vụ kết nối giao thông giữa Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng thủ đô, trong đó có cả huyện ngoại thành Phúc Thọ. 

Khu vực nút giao Quốc lộ 32 với đường Vành đai IV cũng liên quan đến bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ Hà Nội. Dự án có quy mô mặt cắt ngang được mở rộng từ B=35m lên thành B=50m. Mục đích của hạng mục này nhằm xây dựng cầu vượt, nút giao khác mức với đường Vành đai IV. 

Quy hoạch các tuyến đường cấp đô thị:

Tuyến đường tỉnh 419 trực thuộc huyện Phúc Thọ Hà Nội đã được cải tạo và nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III. Tức là tuyến đường có từ 2 đến 4 làn xe phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân.

Tuyến đường tỉnh 421b kết hợp cùng 419 kết nối theo hướng Bắc Nam hình thành lộ trình Tây Thăng Long. Từ đó mở ra cơ hội liên kết giữa huyện Phúc Thọ với các huyện,thị xã lân cận như Đan Phượng, Sơn Tây. 

Tuyến đường tỉnh 417, 418 đi qua thôn Tây (xã Phụng Thượng), thôn Phù Long (xã Long Xuyên) và UBND xã Xuân Phú, có điểm kết thúc gần sông Hồng. 


Cơ sở giao thông ổn định của huyện Phúc Thọ
Cơ sở giao thông ổn định của huyện Phúc Thọ

Quy hoạch các tuyến đường cấp khu vực:

Từ bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ Hà Nội cho thấy các tuyến đường liên huyện được nâng cấp đạt tiêu chuẩn loại III.I và loại IV. Bên cạnh đó còn có các tuyến đường liên tỉnh nhằm kết nối vùng nông thôn với thị trấn sinh thái Phúc Thọ. 

Quy hoạch các tuyến đường cấp nội bộ:

Tùy vào điều kiện sống của mỗi khu vực sẽ có hướng phát triển các đoạn, tuyến phù hợp. Kết hợp với quá trình xây dựng đường xá có hệ thống cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng. Tất cả nhằm đảm bảo khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu giao thông. Thúc đẩy tiềm lực phát triển kinh tế và xã hội của huyện Phúc Thọ. 

Các trạm bus và giao thông tĩnh:

– Trạm xe bus 1438: Đi qua Ngã tư Gạch – Thị trấn Phúc Thọ (Chiều đi Sơn Tây)

– Trạm xe bus 1148: Đối diện công an huyện Phúc Thọ

– Trạm xe bus 1149. Tại trường Mầm non thị trấn Phúc Thọ

– Trạm xe bus 20B: Tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Phúc Thọ

– Trạm xe bus 1147: Đối diện cửa hàng đồ gỗ Chúc Hiền, phố Quạt xã Đại Đồng. 

– Tram xe bus 1150: Đối diện hiệu sách nhân dân Phúc Thọ.

– Trạm xe bus 2001: Tại công ty TNHH Duy Thịnh

– Trạm xe bus 20B: Tại Ảnh viện áo cưới Lan Anh

Quy hoạch đô thị quận huyện Phúc Thọ

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phúc Thọ định hướng đến năm 2030 là chủ để thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư. Thành ủy thủ đô Hà Nội đã đưa ra chính sách phát triển nông nghiệp kết hợp cùng với việc xây dựng nông thôn mới.

Địa phương liên tục triển khai những chính sách quy hoạch nhằm phát huy cao độ tinh thần quy chế dân chủ. Đẩy mạnh công tác về đầu tư phát triển kinh tế gắn liền với xã hội. Hướng đi chung của toàn huyện Phúc Thọ thay đổi diện mạo hiện đại hóa cho nền nông nghiệp truyền thống. Thực hiện từng bước đi vững chãi nhằm kiến tạo đô thị sinh thái Phúc Thọ trong tương lai. 


Dự định quy hoạch huyện Phúc Thọ trở thành khu sinh thái của Thủ đô Hà Nội
Dự định quy hoạch huyện Phúc Thọ trở thành khu sinh thái của Thủ đô Hà Nội

Nhân dân cùng uy bản chỉ huy tại huyện Phúc Thọ liên tục ủng hộ cuộc vận động “3 sạch”. Áp dụng nguyên tắc thu gom rác thải trong từng thôn để đảm bảo vệ sinh môi trường. Trên địa bàn huyện Phúc Thọ có tổng cộng 41 điểm tập kết rác cách xa khu vực sinh sống của nhân dân. Địa phương cũng tiến hành nạo vét mương cống, cải tạo ao hồ, xây dựng các vườn hoa công cộng. 

Thời gian sắp tới sẽ là giai đoạn định hình khu đô thị sinh thái cho huyện Phúc Thọ. Đồng hành cùng việc nâng cao ý thức vệ sinh sẽ có hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội phát triển. Việc khai thác cảnh quan môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi diện mạo cho khu sinh thái mới. Sau quy hoạch, Phúc Thọ sẽ trở thành huyện vừa lưu giữ các giá trị truyền thống và vừa đa dạng hóa đô thị theo hướng tích cực. 

Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Phúc Thọ, tỷ lệ 1/10.000

Theo Quyết định, tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch toàn bộ địa giới hành chính huyện Phúc Thọ khoảng 11.719,27ha:

  • Đất tự nhiên đô thị sinh thái khoảng 647,9ha, chiếm 5,53% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 317,12ha, chỉ tiêu 126,85m2/người);
  • Đất tự nhiên khu vực nông thôn 11.071,37ha, trong đó Đất phục vụ đô thị khoảng 1.631,3ha; Đất xây dựng khu dân cư nông thôn khoảng 1.977,56ha, chỉ tiêu 102,46m2/người; Đất khác khoảng 2.049,8ha.

Dự báo dân số huyện Phúc Thọ tối đa đến năm 2030, khoảng 218.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 25.000 người, dân số nông thôn khoảng 193.000 người.


Sơ đồ Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch huyện Phúc Thọ
Sơ đồ Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng theo các giai đoạn quy hoạch huyện Phúc Thọ

Quy hoạch huyện Phúc Thọ gồm 2 định hướng lớn về phát triển không gian.

Với không gian đô thị (thị trấn sinh thái Phúc Thọ), là trung tâm đầu não chính trị, hành chính, văn hoá, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học, kỹ thuật, kinh tế, thương mại, dịch vụ của huyện.

Còn không gian khu vực nông thôn, được tôn tạo cảnh quan làng xóm truyền thống gắn liền với việc khai thác những hoạt động phục vụ du lịch tại nông thôn, ở các khu dân cư và làng nghề, điểm di tích văn hoá lịch sử; cải tạo, trùng tu, nâng cấp các công trình lịch sử, văn hoá, công trình tôn giáo, tín ngưỡng, công trình công cộng dân gian truyền thống;

Trong những khu đất ở nông thôn quy hoạch mới được cấp phép phát triển các dự án nhà ở, dự án xây dựng công trình công cộng; phát triển mô hình trang trại phục vụ nông nghiệp, áp dụng mô hình VAC trong sản xuất kinh tế hộ gia đình; phát triển các mô hình nông thôn tự xử lý được các vấn đề môi trường, sử dụng các nguồn năng lượng sạch; các cụm, điểm dân cư nông thôn thực hiện theo luật định và mô hình nông thôn mới gắn với đặc thù của Thủ đô.

Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ Hà Nội 

Theo dõi bản đồ quy hoạch chính là cách tốt nhất để nhà đầu tư cập nhật đầy đủ những thông tin về một khu vực. Trên bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ Hà Nội đã hiện hữu những dữ liệu về những tuyến đường, khu đô thị mới, khu trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội.


Bản đồ quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ
Bản đồ quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ

Quy hoạch chi huyện Phúc Thọ mục tiêu đến năm 2030 sẽ giúp thay đổi diện mạo chung của địa phương này. Tương lai xa hơn sẽ hứa hẹn tiềm năng về phát triển nền kinh tế, xã hội của Phúc Thọ sẽ gắn liền với thủ đô Hà Nội. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn trong quá trình kiếm tìm phương hướng đầu tư hợp lý.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

20 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

20 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước