meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thời điểm nào bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng mới hết “ngủ đông”?

Thứ ba, 18/04/2023-14:04
DKRA nhận định, trong quý đầu năm nay, thị trường địa ốc tại Đà Nẵng và các vùng phụ cận vẫn trong tình trạng trầm lắng, thanh khoản thấp. Nguồn cung mới và sức cầu trên địa bàn giảm đáng kể. 

Theo báo Công Luận, báo cáo về thị trường bất động sản Đà Nẵng của DKRA trong quý I/2023 cho rằng, việc chậm cấp phép dự án mới và thành tra đồng loạt những dự án trên địa bàn và vùng phụ cận đã khiến nhiều dự án bị tạm dừng triển khai. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn tới cả nguồn cung cũng như thanh khoản trên thị trường địa ốc trong thời gian qua. 


Thị trường bất động sản TP. Đà Nẵng trong những tháng qua gặp khó khăn
Thị trường bất động sản TP. Đà Nẵng trong những tháng qua gặp khó khăn

Thị trường bất động sản trên địa bàn TP. Đà Nẵng trong những tháng qua liên tục gặp khó khăn. Nguyên nhân do các doanh nghiệp kinh doanh BĐS khó tiếp cận vốn vay tín dụng, không huy động được vốn khách hàng, thanh khoản trên thị trường thấp… dẫn tới các doanh nghiệp kinh doanh BĐS thiếu vốn buộc phải giãn tiến độ hay tạm dừng triển khai thực hiện dự án. 

Cụ thể, đối với phân khúc đất nền, thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận ghi nhận trong quý đầu năm có 2 dự án mở bán với nguồn cung khoảng 33 nền, giảm khá nhiều so với quý I/2022. 

Trong quý giao dịch được khoảng 5 nền, tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới là 15%, chỉ bằng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt bằng giá trên thị trường thứ cấp giảm từ 8 - 12% so với quý I/2022. 

Quảng Nam là khu vực có nhiều dự án mở bán nhất khi chiếm khoảng 90,9% nguồn cung mới của thị trường. Riêng với Thừa Thiên Huế vẫn không ghi nhận thêm sản phẩm mở bán mới. Mặt bằng giá sơ cấp gần như không biến động so với lần mở bán trước đó. 

Đối với phân khúc căn hộ có 2 dự án mở bán trong quý đầu năm, nguồn cung mới có khoảng 126 căn, giảm 28% so với quý IV/2022, nhưng tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn cung mới trong quý I chủ yếu tập trung ở thị trường Đà Nẵng, trong khi đó Quảng Nam và Thừa Thiên Huế vẫn đang khan hiếm, không có sản phẩm mới nào bán ra. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới trong khoảng 23%, tương đương với 29 căn đã bán, giảm 335 so với cùng kỳ năm ngoái. 


Nguồn cung các phân khúc chỉ tập trung tại Đà Nẵng và Quảng Nam
Nguồn cung các phân khúc chỉ tập trung tại Đà Nẵng và Quảng Nam

Sản phẩm nhà phố/biệt thự mới trên thị trường Đà Nẵng và vùng phụ cận đã giảm đáng kể trước động thái thanh tra hàng loạt dự án bất động sản toàn thị trường. Trong 3 tháng qua, nguồn cung mới nhà phố/biệt thự chỉ tới từ một dự án duy nhất tại Quảng Nam, với 12 căn mở bán, bằng 18% so với quý I/2022. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới là 42%, tương đương 5 căn, giảm 86% so với cùng kỳ năm ngoái. 

So sánh với những quý trước, đây là mức tiêu thụ thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Mặt bằng giá bán trên thị trường sơ cấp tăng nhẹ 2 - 3% so với quý cuối năm 2022 và tăng 14% so với cùng kỳ. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết cho thuê, giãn lịch thanh toán… để kích cầu thị trường. 

Tại thị trường thứ cấp Đà Nẵng và vùng phụ cận, thanh khoản đang rất thấp, giao dịch chỉ diễn ra tại các dự án đã bàn giao trước đó, đã hoàn thiện về pháp lý và giá bán dưới 5 tỷ đồng/căn. 

Loại hình bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa có thêm nguồn cung mới mở bán trong quý vừa qua ở tất cả các phân khúc. Đa số nguồn cung trên thị trường ở thời điểm này đến từ lượng hàng tồn kho của các dự án đã mở bán trước đó. Mặt bằng giá bán sơ cấp biến động không nhiều. 

Với loại hình biệt thự nghỉ dưỡng, thị trường cũng chưa có thêm nguồn cung mở bán mới trong 9 tháng liên tiếp. Sức cầu trên toàn thị trường đang ở mức rất thấp, đã có hơn 60% dự án đóng giỏ hàng, không có giao dịch nào phát sinh. Mặt bằng giá bán sơ cấp dao động từ 9,1 - 131 tỷ đồng/căn. Xu hướng chia sẻ doanh thu tiếp tục áp dụng rộng rãi, dự kiến sẽ dần thay thế hình thức chia sẻ lợi nhuận vì có sự minh bạch về dòng tiền. 


Biệt thự nghỉ dưỡng chưa có thêm nguồn cung mở bán mới trong 9 tháng liên tiếp
Biệt thự nghỉ dưỡng chưa có thêm nguồn cung mở bán mới trong 9 tháng liên tiếp

Trong quý I/2023, chưa ghi nhận nguồn cung mới của phân khúc condotel do nhiều chủ đầu tư đang rất thận trọng trong việc triển khai bán hàng. Tính lũy kế đến hết Quý I/2023, thị trường có khoảng 669 căn condotel tồn kho. Giá bán sơ cấp condotel không biến động nhiều so với quý trước đó hay cùng kỳ năm trước. Thanh khoản sơ cấp có sự trầm lắng vì các dự án hầu như đều đóng giỏ hàng. 

Theo dự báo của DKRA, nguồn cung phân khúc đất nền quý II/2023 sẽ tăng nhẹ so với quý I, dao động từ 90 - 120 nền, chủ yếu phân bổ tại Quảng Nam và Đà Nẵng. Còn tại Thừa Thiên Huế vẫn ghi nhận tình trạng khan hiếm nguồn cung mới. 

Mặt bằng giá bán sơ cấp đang ở mức ổn định so với quý đầu năm, sẽ khó có thêm đợt tăng giá trong ngắn hạn. Những dự án có vị trí tốt, hoàn thiện pháp lý, đáp ứng nhu cầu thị trường… sẽ rất thu hút sự quan tâm của người mua ở thực và các nhà đầu tư.

Nguồn cung mới căn hộ chung cư trong quý II/2023 có thể tăng nhẹ so với quý trước, dao động ở mức 200 - 300 căn, chủ yếu tập trung tại Đà Nẵng. 

Thời gian qua đã có nhiều chính sách tháo gỡ của Chính phủ, động thái hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước giúp sức cầu chung dần hồi phục. Tuy nhiên vẫn khó có sự đột biến trong ngắn hạn. Tỷ trọng nguồn cung căn hộ hạng A và căn hộ hạng sang dự báo vẫn tăng trong quý II này. 

DKRA nhấn mạnh: “Tuy nhiên, phân khúc chủ đạo trên thị trường vẫn là các căn hộ hạng B và hạng C với giá bán giao động từ 30 - 40 triệu đồng/m2. Mặt bằng giá bán trên thị trường sơ cấp vẫn neo cao trước áp lực chi phí đầu vào, chi phí pháp lý dự án, lãi vay…”. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Nhà ở xã hội: Không chỉ khó làm, còn khó cả bán

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

Vĩnh Phúc sắp đấu giá 67 ô đất, khởi điểm từ 960 triệu đồng

Nhà ở xã hội: Xa trung tâm, lợi nhuận thấp, ai dám đầu tư?

TS. Cấn Văn Lực: Nhà nước cần can thiệp để điều chỉnh giá bất động sản

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước