Thị trường trầm lắng, môi giới BĐS rơi vào cảnh "bỏ thì thương, vương thì tội"
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường trầm lắng, cả nhà đầu tư lẫn môi giới BĐS nơm nớp lo "mất tết"Môi giới ồ ạt chuyển nghề: Thời điểm vàng để thanh lọc môi giới địa ốcMôi giới tìm hướng đổi nghề
Từ 2-3 tháng gần đây, một số môi giới nhà đất không có thu nhập bởi không có giao dịch. Thậm chí, một số người còn phải gánh cả những khoản phí quảng cáo và marketing đã bỏ ra từ trước.
Trước tình cảnh này, nhiều người đã buộc phải bỏ nghề, một số đội, nhóm tại các sàn giao dịch không trụ được cảnh khó cũng đã tan rã. Theo chia sẻ từ một số nhân viên môi giới, việc họ ra đi hầu hết đều được các chủ sàn giao dịch vui vẻ chấp thuận, bởi với tình hình hiện tại, việc nuôi số lượng lớn nhân viên là điều rất khó khăn. “Bỏ thì thương, vương thì tội” là từ ngữ miêu tả chung của nghề môi giới hiện nay.
Anh Nguyễn Văn Phúc, một môi giới bất động sản tại vùng ven Hà Nội và các địa phương lân cận. Vào nghề được một năm, anh mất gần nửa năm để làm quen với nghề, vừa có những giao dịch đầu tiên, chưa kịp ổn định thì thị trường chững lại. Gần 4 tháng nay, không có nổi một giao dịch, anh Phúc gần như không còn động lực làm việc.
Qua lời kể của anh Phúc, năm 2021, trong khi anh vẫn phải chật vật làm thêm giờ mới đủ chi tiêu cuộc sống gia đình, thì bạn bè của anh lại kiếm bội tiền nhờ sốt đất. Thậm chí, nghề môi giới còn giúp nhiều người còn mua được nhà, đổi được xe.
“Thời điểm đó, nhiều bạn bè cũng rủ đi làm môi giới nhà đất. Nhưng đến cuối năm 2021 đầu năm 2022, tôi mới xin nghỉ việc ở công ty để chuyển nghề. Khi đó, nhờ một số mối quan hệ, tôi được phân công làm tư vấn tại các khu vực vùng ven, vì theo những người đi trước chịu khó đi làm xa thì cơ hội có khách hàng, chốt giao dịch và hoa hồng cũng sẽ khác với làm việc ở nội đô”.
Bắt đầu một công việc hoàn toàn mới, anh Phúc gặp khá nhiều khó khăn, từ tìm kiếm khách hàng, tư vấn rồi đến giao dịch. Thời gian đầu, khi thị trường bất động sản chưa có nhiều sóng gió, anh Phúc cũng có những giao dịch đầu tiên và bắt đầu có thu nhập . Tuy nhiên, ngày vui chẳng được bao lâu, thị trường bất động sản đột ngột “quay xe” hạ nhiệt. Cũng từ đó, suốt mấy tháng nay, anh Phúc không có thêm bất cứ giao dịch nào.
Môi giới chờ đợi một cuộc giải cứu thị trường bất động sản
Nhiều người làm nghề môi giới bất động sản bày tỏ mong muốn Nhà nước sẽ sớm có những động thái mới để tháo gỡ khó khăn cho thị trường địa ốc hiện nay.Đất nền ven đô vắng khách, môi giới bất động sản như “ngồi trên đống lửa”
Giai đoạn 2016 - 2021, thị trường bất động sản vô cùng sôi động, đặc biệt là vào dịp cuối năm. Tuy nhiên, sang đến cuối năm 2022, thị trường đất nền ven đô Hà Nội lại đi ngang và có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều môi giới than thở đang như “ngồi trên đống lửa” vì không có giao dịch.Đáng buồn, do quá nhiều người ký gửi, nhờ bán sản phẩm nên anh Phúc và các đồng nghiệp vẫn được giao KPI, nhưng hầu hết không ai hoàn thành được. Cụ thể, một tháng, các nhân viên môi giới tại sàn này sẽ phải chốt được 4 giao dịch, để hoàn thành được cột mốc này, anh Phúc đã bỏ ra một khoản tiền khá lớn, chi trả cho hạng mục quảng cáo.
“Một thời gian dài không có giao dịch, cộng thêm áp lực KPI khiến tôi rất mệt mỏi. Gọi tất cả khách cũ và cả chạy quảng cáo nhưng không có kết quả. Bây giờ chỉ có những người muốn bán với tìm đến văn phòng”, anh Phúc nói.
Chán nản, anh quyết định thôi việc với dự tính sẽ về quê xin làm tại các khu công nghiệp. “ Tình hình khó khăn quá nên tôi xin nghỉ để đi làm công nhân, dù lương thấp hay cao cũng vẫn có đồng ra đồng vào”, anh Phúc tâm sự.
Không chỉ mất nghề
Tương tự với trường hợp trên, anh Trung - môi giới bất động sản tại khu vực Hoà Lạc (Hà Nội) chia sẻ, thị trường bất động sản từ đầu quý II tới nay trầm lắng, người mua ít nhưng người bán nhiều.
“Làm môi giới được hơn 2 năm, được xếp vào danh sách môi giới tại công ty. Thời gian đầu đi làm, có những tháng mình kiếm được cả mấy trăm triệu, thu nhập gia đình từ đó cũng ổn định hơn”, anh Trung nhớ lại.
Có thu nhập khá, thấy nhiều người đổi đời nhờ nhà đất và đầu tư lướt sóng. Anh Trung dồn hết vốn liếng ôm đất chờ thời, thời gian đầu, tổng thu nhập từ đi làm và đầu tư đất, anh phất lên như diều gặp gió. Thế nhưng, chỉ được một thời gian, thị trường bắt đầu lao đao, số đất anh sở hữu không bán được, công việc của anh cũng dừng lại từ đấy.
Cụ thể, anh Trung chia sẻ: “Thời điểm trước, khi dễ làm ăn, nhiều người muốn bán đất, bán nhà có khi không cần tới người môi giới. Vì nhiều lý do, nhiều tháng gần đây nhà đất hầu như không bán được cho ai, kể cả đất của mình và cả nhà đất khách hàng nhờ bán, bọn mình không có bất cứ giao dịch nào”.
Nếu như những đồng nghiệp khác chỉ dừng lại ở việc thất nghiệp, không có giao dịch không có lương, thì anh Trung còn đối mặt với nguy cơ mất cả hạnh phúc gia đình. Để có tiền đầu tư, ngoài số tiền tiết kiệm được, anh vay cả bạn bè, người thân và cả ngân hàng. Đến nay, khi lãi suất tăng cao, nhà đã bán, xe đã bán, chỉ đủ tiền để trả những khoản vay cho người thân, còn vay ngân hàng thì anh không còn khả năng chi trả. “Mọi chuyện rơi vào tình thế cùng cực khi tài chính của mình không còn đủ để đóng tiền học cho các con, mâu thuẫn gia đình cũng vì thế mà xảy ra nhiều hơn”.
Thị trường đột ngột chững lại sẽ khiến cho các môi giới bị ảnh hưởng, nhất là những môi giới chưa có nhiều kinh nghiệm. Nghiêm trọng hơn, như trường hợp của anh Trung, không có nhiều tính toán dài hạn, cộng thêm nguồn vốn tích lũy không có khiến cuộc sống của anh gần như bị đảo lộn hoàn toàn.
Người có vốn vẫn chờ ngày thị trường sôi động
Hiện nay, theo tìm hiểu, vẫn còn một số ít nhân viên môi giới vẫn bám trụ với nghề, bởi họ có nhiều vốn tích lũy hơn. Mặc dù giai đoạn thị trường “bất động” cũng sẽ khiến họ gặp nhiều khó khăn. Nhưng với kinh nghiệm nhiều năm và cả sự khôn ngoan, họ đủ sức để xoay chuyển tình hình hiện tại. Đối với tệp nhân viên này, đây là khoảng thời gian thử thách.
Chị Phan Ngọc, nhân viên kinh doanh một sàn giao dịch có trụ sở tại Hà Nội cho biết, 5-6 tháng nay, nhóm chị Ngọc vẫn có giao dịch nhưng số lượng chỉ bằng một phần rất nhỏ so với giai đoạn trước. Để duy trì cuộc sống, cố gắng không sử dụng vào khoản tiết kiệm từ trước, chị Ngọc bán online thêm một số mặt hàng để có đồng ra đồng vào. Chị kể, nhiều đồng nghiệp không trụ được khó khăn đã chuyển sang làm các nghề khác do nhiều tháng liền không có giao dịch. “Có bạn thì nghỉ hẳn để đổi nghề, nhưng có bạn thì vẫn hi vọng thị trường ổn để quay trở lại”.
Với những người quyết tâm ở lại như chị Ngọc, các lãnh đạo sàn cũng tạo điều kiện để họ có thêm thu nhập khi tìm thêm các sản phẩm có tiềm năng giao dịch ở thời điểm hiện tại. Nếu như trước đây họ chỉ phân phối dòng sản phẩm thấp tầng cao cấp có giá trị hàng chục tỷ đồng thì bây giờ sẽ tập trung vào các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực của người dân như căn hộ chung cư.
Thị trường khó, giai đoạn thanh lọc nhân sự
Giai đoạn thị trường sôi động, nóng sốt đất xảy ra ở hàng loạt địa phương dẫn đến sự bùng nổ nhân sự của nghề môi giới. Kèm theo đó, mức hoa hồng khủng của mỗi giao dịch thành công khiến nghề này có sức hút riêng.
Khi thị trường trầm lắng, khó khăn, nhân sự của ngành có xu hướng là nghỉ việc, bỏ nghề là điều dễ hiểu. Đây được đánh giá là giai đoạn để ngành môi giới bất động sản thanh lọc nhân sự. Từ đây, các đơn vị tuyển dụng cũng nên có những kế hoạch dài hơi, bài bản hơn trong công tác tuyển dụng, đào tạo người, tránh tình trạng tuyển dụng một cách dễ dàng, ồ ạt như thời gian trước.
Bởi, theo những người làm nghề lâu năm như chị Ngọc, “môi giới bất động sản là một nghề khắt khe, đòi hỏi nhiều kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm chuyên môn mới có thể tạo niềm tin cho khách hàng để tư vấn bán những sản phẩm giá trị lớn. Ngoài ra, sự kiên trì, bền bỉ, tận tâm cũng là điều không thể thiếu”.