Thị trường mua sắm dành cho doanh nghiệp: Bài toán cần được giải!
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp bất động sản làm sao "thở" khi 3 dòng vốn chính đều tắc?Chuyển đổi số trong lĩnh vực BĐS - Doanh nghiệp Proptech sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủNhiều lãnh đạo doanh nghiệp dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ sớm rơi vào suy thoáiThị trường mua sắm của doanh nghiệp (B2B) trên thế giới diễn biến như thế nào?
Theo Nhịp sống kinh tế, trong báo cáo chuyên sâu về Thương mại điện tử B2B, thị trường thương mại điện tử B2B trên toàn cầu đạt 14,9 nghìn tỷ USD vào năm 2020, so với thị trường B2C cao gấp 5 lần. Các doanh nghiệp trên thế giới đều đã quen thuộc với mô hình giao dịch thương mại điện tử B2B thông qua các giao dịch nổi tiếng như Amazon Business, Tendersinfo, Rakuten hay Alibaba.com.
Những nền tảng này chính là nơi tập trung rất đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ở mọi lĩnh vực đồng thời cũng là nền tảng mà đông đảo doanh nghiệp thường xuyên sử dụng để tìm nhà cung ứng. Thậm chí, có những hệ thống lớn còn chia nhỏ theo từng thị trường ngách với các chuyên ngành tập trung. Theo đó, các hệ thống ngách này sẽ thường tập trung vào các sản phẩm, dịch vụ thuộc một chuyên ngành đặc trưng. Điều này cũng đã giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm kiếm một đối tác theo nhu cầu. Nhìn chung, thị trường mua sắm tư nhân ở trên thế giới rất sôi động với nhiều nền tảng, hệ thống quản lý tập trung từ đa dạng mọi lĩnh vực cho đến những hệ thống chuyên sâu tập trung chủ yếu vào thị trường ngách.
Đánh giá về thị trường mua sắm của doanh nghiệp Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam, nếu như cách đây khoảng hơn chục năm, việc mua sắm chuyên nghiệp vẫn còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp nhà nước thì trong vài năm trở lại đây, sự phát triển của khối doanh nghiệp tư nhân nên thị trường mua sắm của doanh nghiệp cũng đã có nhiều khởi sắc. Theo đó, một số doanh nghiệp đã sử dụng các nền tảng nước ngoài như Alibaba, Tendersinfo với mục đích tìm nhà cung cấp. Tuy nhiên thì những nền tảng nảy lại không được phổ biến tại Việt Nam nên không có nhà thầu, nhà cung ứng tại Việt Nam. Các nền tảng nước ngoài hiện nay chỉ phục vụ tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có kinh nghiệm lâu năm. Trong khi đó, thị trường mua sắm của các doanh nghiệp tư nhân lại rất đa dạng, rải rác ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khác lại thường đăng tải lên website của họ, các trang rao vặt hoặc các trang báo mạng. Đây được xem là một việc làm không mang lại hiệu quả cao mà con gây tốn nhiều thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp. Nguyên nhân là gì website doanh nghiệp,m trang rao vặt hoặc các trang báo mạng đều là những nơi cung cấp nhiều thông tin khác nhau, không phải nhà cung cấp nào cũng thường xuyên lên đây.
Trong Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021 do VECOM thực hiện cho thấy, quy mô thương mại điện tử B2C tại thị trường Việt Nam là 13,2 tỷ USD trong khi đó quy mô của B2B thì lại không có số liệu rõ ràng. Nhiều chuyên gia đã dự đoán rằng quy mô thị trường thương mại điện tử B2B có thể lên đến 66 tỷ USD nhưng cũng sẽ rất khó để có thể thống kê chính xác được con số này bởi vì các giao dịch đều nằm rải rác và không tập trung vào một nền tảng nào. Rõ ràng, thị trường mua sắm tư nhận tại Việt Nam ghi nhận tăng trưởng rất lớn, giao dịch B2B cũng diễn ra một cách thường xuyên và có nhiều doanh nghiệp mong muốn sẽ có được những nền tảng kết nối tập trung nhưng dường như chưa có thể đáp ứng được yêu cầu này.