meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 13/3: VN-Index giảm nhẹ phiên đầu tuần, thanh khoản cải thiện

Thứ hai, 13/03/2023-17:03
Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch đầu tuần lùi về dưới mốc tham chiếu trước sự thận trọng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, lực cầu gia tăng cuối phiên sáng đã giúp chỉ số đảo chiều thành công. Song trạng thái giằng co khiến VN-Index vẫn đóng cửa giảm nhẹ.

Chứng khoán giảm nhẹ phiên đầu tuần

Theo Tin nhanh chứng khoán, không nằm ngoài nhận định của giới phân tích, dường như sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) không có tác động lây lan lớn ở châu Á nói cung và Việt Nam nói riêng. Thị trường chứng khoán trong nước vẫn tiếp nối đà giảm nhẹ trong phần lớn thời gian của phiên sáng bởi áp lực bán chiếm ưu thế. Tuy nhiên, lực cầu tăng về cuối phiên đã giúp chỉ số VN-Index đảo chiều hồi phục cùng thanh khoản sôi động.

Tuy nhiên, tâm lý giằng co giữa bên mua và bên bán đã khiến chỉ số chính khó tiến xa và tạm dừng phiên sáng trong đà tăng nhẹ, với điểm tựa chính đến từ nhóm cổ phiếu bluechips.

Bước sang phiên chiều, thị trường rung lắc, VN-Index liên tục đổi sắc và biến động trong biên độ hẹp. Mặc dù rổ VN30 vẫn giữ được sắc xanh và cổ phiếu bất động sản tiếp tục khởi sắc, nhưng áp lực bán chiếm ưu thế khiến thị trường vẫn chìm trong sắc đỏ và VN-Index kết phiên trong trạng thái điều chỉnh nhẹ.

Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 114 mã tăng và 288 mã giảm, VN-Index giảm nhẹ 0,2 điểm (-0,02%) xuống 1.052,8 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 625,07 triệu đơn vị, giá trị đạt hơn 11.225,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 22,9% về khối lượng và 28,37% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 10/3.


VN-Index giảm nhẹ phiên đầu tuần. Nguồn FireAnt
VN-Index giảm nhẹ phiên đầu tuần. Nguồn FireAnt

Nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn ngược dòng và là nhóm tăng tốt nhất thị trường nhờ sự đóng góp tích cực của bộ đôi nhà Vingroup, trong đó, VHM kết phiên tăng 4,4% và đứng tại vùng giá 44.750 đồng/cổ phiếu và VRE tăng 3,9% lên mức 29.100 đồng/cổ phiếu.

Bên cạnh đó, NVL cũng duy trì được đà tăng tốt khi kết phiên tăng 3,3%, đứng tại mức giá 11.000 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh đạt 14,77 triệu đơn vị. Ngoài ra, một số mã tăng tốt khác như TDH tăng 4,4%, CII tăng 2,6%.

Ngược lại, cổ phiếu hưởng lợi tốt trong tuần trước là du lịch và trải trí lại quay đầu điều chỉnh, trở thành nhóm giảm sâu nhất thị trường với HOT nằm sàn, NVT giảm 5,22%, VNG giảm 3,7%; hay trên HNX có OCH giảm 5,06%, SGH giảm 7,55%. Ngoại từ DAH và DSN vẫn giữ được mức tăng nhẹ.

Nhóm trụ cột ngân hàng không thoát khỏi trạng thái giảm nhẹ bởi tác động của những mã lớn như TCB giảm 4,7%, BID giảm 1,91%, VCB giảm 0,65% hay STB giảm sâu nhất khi để mất 3,85%. Các mã khác như SHB, MSB, OCB, VIB, ACB, MBB đều giảm hơn 1%, trong khi vẫn ngược dòng thành công tăng nhẹ 0.34%.

Điểm sáng của nhóm ngân hàng vẫn thuộc về cổ phiếu VPB khi có phiên tăng điểm thứ 6 liên tiếp. Đóng cửa, cổ phiếu VPB tăng 6% lên mức giá cao nhất ngày là 19.400 đồng/cổ phiếu, cùng với thanh khoản vượt trội lên tới hơn 41,36 triệu đơn vị, gấp gần 4 lần so với thanh khoản trung bình 10 phiên gần đây.

Nhóm cổ phiếu thép điều chỉnh nhẹ với bộ ba HPG, HSG và NKG giảm trên dưới 1%. Cụ thể, HPG khớp 20,93 triệu đơn vị, HSG khớp lệnh xấp xỉ 20 triệu đơn vị, còn NKG giảm nhiệt khi khớp 8,54 triệu đơn vị.

Nhóm chứng khoán không ghi nhận nhiều chuyển biến, trong đó điểm sáng thuộc về cổ phiếu VCI khi kết phiên tăng 2% lên mức 28.400 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 6,73 triệu đơn vị, các mã còn lại phân hóa trong biên độ khá hẹp.


Đối diện với những thông tin không mấy tích cực, nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực điều chỉnh ngay từ đầu phiên. Nguồn Vietstock
Đối diện với những thông tin không mấy tích cực, nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu áp lực điều chỉnh ngay từ đầu phiên. Nguồn Vietstock

Sàn HNX có 46 mã tăng và 122 mã giảm, HNX-Index giảm 2,01 điểm (-0,97%) xuống 205,85 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 50,57 triệu đơn vị, giá trị 744,78 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,05 triệu đơn vị, giá trị 69,74 tỷ đồng.

Đóng cửa, UPCoM-Index giảm 0,4 điểm (-0,52%) xuống ngưỡng 76,38 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 23,56 triệu đơn vị, giá trị hơn 288 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận có thêm 0,9 triệu đơn vị, giá trị 7,89 tỷ đồng.

Trên thị trường phái sinh, 3 hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 giảm và chỉ 1 hợp đồng tăng, trong đó VN30F2303 đáo hạn trong tuần này đã giảm 1,8 điểm, tương đương -0,2% xuống 1.048 điểm, khớp lệnh gần 319.610 đơn vị, khối lượng mở 49.620 đơn vị.

Thanh khoản sàn HoSE cải thiện 135 so với phiên cuối tuần trước, giá trị khớp lệnh đạt xấp xỉ 8.853 tỷ đồng.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 860 tỷ đồng

Trái ngược với diễn biến giằng co của VN-Index, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục trở thành điểm sáng khi mua ròng 856 tỷ đồng trên toàn thị trường, đây là giá trị giải ngân mạnh tay nhất kể từ phiên 21/12.

Trên HoSE, khối ngoại mua ròng hơn 841 tỷ đồng. Trong đó, HPG được mua ròng mạnh nhất sàn với giá trị khoảng 98 tỷ đồng. Xếp ở vị trí tiếp theo là SSI, VHM, POW là những cổ phiếu được mua ròng trên 80 tỷ đồng mỗi cổ phiếu. Ngược lại, STB là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 53 tỷ đồng. Ngoài ra, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 và NLG bị khối ngoại bán mạnh với giá trị 19 tỷ đồng trên HoSE.


Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 860 tỷ đồng, giải ngân mạnh tay nhất sau gần 3 tháng
Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 860 tỷ đồng, giải ngân mạnh tay nhất sau gần 3 tháng

Trên HNX, nhà đầu tư ngoại mua ròng khoảng 21 tỷ đồng. Tại chiều mua, TNG và IDC là những cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với lần lượt 14 và 12 tỷ đồng. Ngoài ra, PVS cũng được rót ròng nhẹ khoảng 3 tỷ đồng. Trong khi đó, SHS bị bán ròng mạnh nhất 7 tỷ, PLC bị bán ròng khoảng 1 tỷ đồng,...

Trên UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng xấp xỉ 7 tỷ đồng. Trong đó, VTP và QNS bị xả mạnh nhất khoảng 4 tỷ đồng, xếp ở vị trí tiếp theo còn có BSR, ACV, MML,... với giá trị chỉ vào trăm triệu đồng. Tại chiều mua, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh với giá trị khoảng 600 triệu đồng, ngoài ra họ còn tìm tới QTP, MCH, ABI, MFS,... với giá trị mua ròng khoảng 200-300 triệu đồng mỗi mã.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước