meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thế Giới Di Động vẫn tính đóng thêm hàng trăm cửa hàng Bách Hoá Xanh, hụt hơi trước ngưỡng doanh thu 30.000 tỷ đồng

Thứ ba, 02/08/2022-11:08
Hàng trăm cửa hàng Bách Hoá Xanh sẽ tiếp tục bị đóng cửa.

Mạnh tay tái cấu trúc

Gần đây, nhiều cửa hàng Bách Hoá Xanh đã treo biển xả kho giảm giá sốc đến 50%, một số cửa hàng khác lại treo bảng tạm đóng cửa để nâng cấp. Tính đến ngày 14/7, website bán hàng của Bách Hóa Xanh chỉ còn hiển thị 1.824 cửa hàng hoạt động. Con số này đã giảm đi 316 địa điểm so với lúc cao điểm có đến 2.140 cửa hàng vào cuối tháng 4. Và hiện tại con số cửa hàng Bách Hoá Xanh vẫn đang tiếp tục giảm thêm khi tính đến tối ngày 12/, con số chỉ còn 1.952 cửa hàng, tức giảm thêm 188 cửa hàng.


Hàng trăm cửa hàng Bách Hoá Xanh vẫn tiếp tục bị đóng cửa
Hàng trăm cửa hàng Bách Hoá Xanh vẫn tiếp tục bị đóng cửa

Nguồn gốc của điều này là do Thế Giới Di Động bắt đầu tiến hành thay đổi layout cho chuỗi siêu thị Bách Hoá Xanh theo tiêu chuẩn mới. Theo đó, ông lớn này sẽ chỉ tập trung vào 2.000-3.000 SKUs có nhu cầu tiêu dùng cao và thường xuyên, đồng thời xây dựng chính sách hàng hóa mới, biến Bách Hoá Xanh thành lựa chọn hàng đầu về sản phẩm tươi sống của người nội trợ. Đồng thời, cũng sẽ thẳng tay đóng cửa các cửa hàng hoạt động không hiệu quả. Đây là những cửa hàng gặp các vấn đề như: hạn chế về vị trí và diện tích không thể thay đổi; Tỷ lệ chi phí thuê trên doanh thu quá cao, khó đạt điểm hòa vốn ngay cả khi doanh thu cửa hàng tiếp tục tăng; Không tối ưu về logistics (lợi nhuận từ cửa hàng không đủ bù chi phí kho vận do cách xa trung tâm phân phối).

Chỉ trong 2 tháng, 1.500 cửa hàng Bách Hóa Xanh đã được thay "áo mới", mức doanh thu trung bình đạt 1,2 tỷ đồng/cửa hàng. Đến 22/7, MWG đã cơ bản hoàn tất thay layout mới cho toàn bộ cửa hàng hiện hữu. 

Về doanh số, chuỗi minmart này vẫn tăng 12% so với quý đầu năm dù đã đóng hàng trăm cửa hàng trong tháng 5 và 6, và Thế Giới Di Động dự kiến sẽ tiếp tục thu hẹp số điểm bán về khoảng 1.700-1.800 địa điểm đến hết quý III.

Ngưỡng khó doanh thu 30.000 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính quý II mà Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa công bố, doanh nghiệp này có doanh thu tăng trưởng 8%, đạt mức 34.337 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí lãi vay và bán hàng tăng vọt khiến lợi nhuận sau thuế giảm 7%, về còn 1.130 tỷ đồng.

Lũy kế từ đầu năm, tập đoàn bán lẻ này ghi nhận doanh thu thuần tăng 13%, đạt 70.804 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chỉ nhích nhẹ 1%, lên 2.576 tỷ. Tuy vậy, đây vẫn là mức lãi bán niên cao nhất trong lịch sử hoạt động của Thế Giới Di Động.

Năm nay, cổ đông Thế Giới Di Động đề ra mục tiêu kinh doanh cao kỷ lục với doanh thu thuần 140.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế 6.350 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa năm tài chính, công ty ghi nhận tiến độ doanh thu đạt 51% và lợi nhuận mới hoàn thành 41%.

Xét chi tiết, doanh thu của chuỗi Bách Hóa Xanh trong nửa đầu năm nay cũng giảm 4%, về mức 12.800 tỷ đồng, đóng góp hơn 18% tỷ trọng vào doanh thu hợp nhất. Riêng doanh số quý II đã giảm 8% so với cùng kỳ (năm ngoái tăng cao nhờ hưởng lợi dịch bệnh Covid-19) và tăng 12% so với quý I.


Doanh thu của Bách Hoá Xanh trong nửa đầu năm 2022 đã giảm 4%
Doanh thu của Bách Hoá Xanh trong nửa đầu năm 2022 đã giảm 4%

Chuỗi thegioididong.com và Điện Máy Xanh đóng góp 38.000 tỷ đồng, chiếm 80,5% tổng doanh thu hợp nhất của công ty và tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, nhờ gia tăng thị phần điện thoại và điện máy.

Tuy nhiên, tính riêng quý II, doanh số hai chuỗi bán lẻ hàng công nghệ này chỉ còn tăng 12% so cùng kỳ và giảm 11% từ mức đỉnh ghi nhận vào quý IV/2021.

Trên thực tế, sản lượng bán hàng của Bách Hóa Xanh vẫn tăng trưởng từ tháng 4 đến nay bất chấp sự gián đoạn của việc đóng cửa, nâng cấp. Các chi phí phát sinh một lần từ việc đóng cửa hàng dự kiến tác động ngắn hạn đến lợi nhuận trong quý II và III.

Nhưng để có thể đạt được mức doanh thu 30.000 tỷ đồng có lẽ Bách Hoá Xanh sẽ phải rất vất vả. Mặc dù, chuỗi này đã có sự phát triển thần tốc từ mức hơn 250 tỷ đồng năm 2016 thì thần tốc leo lên hơn 28.200 tỷ đồng trong năm ngoái (tức mở rộng gấp 112 lần chỉ sau 5 năm). Nhưng thị trường bán lẻ vẫn được xem là một đại dương rộng lớn nhưng chủ yếu vẫn nằm ở các khu chợ truyền thống, các cửa hàng hiện đại cũng đang phân mảnh bởi đến nay vẫn chưa có đơn vị có thể chi phối thị trường.

Theo dữ liệu từ Kantar, sau đại dịch COVID-19, thị phần FMCG kênh siêu thị mini tăng mạnh lên 10%, gần gấp đôi mức 5-6% trước tháng 5/2021. Giá trị chi tiêu theo kênh siêu thị cũng tăng trưởng 20% ở các thành phố trọng điểm và 32% ở khu vực nông thôn, cho thấy sự chuyển dịch sang các kênh hiện đại.

Dù vậy, điều ngạc nhiên là hầu hết chuỗi bách hóa hiện đại đều chững lại ngay ngưỡng cửa doanh số 30.000 tỷ đồng, mặc cho quy mô thị trường vẫn đang rất rộng mở và cơ hội chiếm lấy thị phần cao từ chợ truyền thống.


Bách Hoá Xanh sẽ khó có thể đạt được ngưỡng doanh thu 30.000 tỷ đồng
Bách Hoá Xanh sẽ khó có thể đạt được ngưỡng doanh thu 30.000 tỷ đồng

Chẳng hạn hệ thống siêu thị WinMart/WinMart+ của Wincomerce chỉ mất 3 năm để tăng tốc từ doanh thu 17.000 tỷ lên gần 31.000 tỷ vào năm 2020. Tuy nhiên, ngưỡng cản ngưỡng khiến chuỗi này ngừng lại khi giảm nhẹ về 30.900 tỷ đồng trong năm 2021.

Hay một ông lớn khác là Saigon Co.op. Nhà bán lẻ lâu đời này cũng đã đạt mức doanh thu 30.000 tỷ vào năm 2017 nhưng sau đó hạ nhiệt khi chỉ tăng trưởng dưới một con số, trong khi các đối thủ mới vươn lên mạnh mẽ.

Đến năm 2021, Saigon Co.op vẫn chỉ thu về 30.671 tỷ đồng trong năm ngoái, giảm 7,8% so với năm liền trước. Tổng giám đốc Nguyễn Anh Đức lý giải cho việc "quanh quẩn" ở doanh thu trên 30.000 tỷ đồng là ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài làm doanh thu ngành bán lẻ suy giảm so với cùng kỳ.

Một đối thủ sừng sỏ khác là Go! của Central Retail cũng bị mắc kẹt trong khoảng doanh thu này. Chuỗi có giai đoạn tăng trưởng thần tốc nhờ các thương vụ thâu tóm Nguyễn Kim, BigC hay Lanchi Mart để cán mốc doanh thu hơn một tỷ USD vào năm 2019.

Chuỗi bán lẻ của đại gia Thái Lan tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2020 lên quy mô khoảng 32.000 tỷ đồng để rồi gặp khó trước ngưỡng mới, suy giảm về 27.365 tỷ đồng trong năm 2021.

Có thể thấy mốc trên 30.000 tỷ đồng là ngưỡng mà các đơn vị lớn bắt đầu gặp khó khăn để mở rộng thêm thêm, đà tăng trưởng chậm lại và thậm chí là thụt lùi. Bách Hóa Xanh là cái tên mới nhất vấp "bẫy doanh thu" ngành bán lẻ thực phẩm. Không chỉ vậy, chuỗi này còn đang trong quá trình tái cơ cấu, đóng cửa hàng loạt cửa hàng khiến việc mở rộng đã bắt đầu chậm lại và thậm chí suy giảm kể từ đầu năm 2022.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước