meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sau khi trở thành công ty đại chúng, Công ty Dược liệu Việt Nam (VIETMEC) chuẩn bị niêm yết trên HNX

Thứ hai, 01/08/2022-00:08
Tháng 5 năm nay, sau khi chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng, CTCP Dược liệu Việt Nam (VIETMEC) đã chính thức trở thành công ty đại chúng. Đồng thời, công ty này cũng chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán HNX.

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã thông báo về việc chấp thuận cho CTCP Dược liệu Việt Nam (VIETMEC) được niêm yết với mã chứng khoán DVM. Bên cạnh đó, số lượng chứng khoán niêm yết của VIETMEC là 35,65 triệu đơn vị, con số này tương ứng với vốn điều lệ là 356,5 tỷ đồng.

Được biết, tiền thân của CTCP Dược liệu Việt Nam là CTCP Dược liệu Đông Hán. Công ty này được đăng ký doanh nghiệp vào năm 2011, vốn điều lệ ban đầu là 3,1 tỷ đồng với hoạt động kinh doanh chính là buôn bán dụng cụ y tế, nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.

Trước đó, vào ngày 09/05/2022, CTCP Dược liệu Việt Nam đã hoàn tất việc chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Cụ thể, số lượng chào bán thành công là 8,65 triệu cổ phiếu (tương đương 100% dự kiến) ở mức giá 18.000 đồng/cổ phiếu. Đến ngày 18/05, VIETMEC chính thức trở thành công ty đại chúng.


Ngày 09/05/2022, CTCP Dược liệu Việt Nam đã hoàn tất việc chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng với 8,65 triệu cổ phiếu (tương đương 100% dự kiến) ở mức giá 18.000 đồng/cổ phiếu. Ảnh minh họa
Ngày 09/05/2022, CTCP Dược liệu Việt Nam đã hoàn tất việc chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng với 8,65 triệu cổ phiếu (tương đương 100% dự kiến) ở mức giá 18.000 đồng/cổ phiếu. Ảnh minh họa

Kể từ khi thành lập, sau 11 năm hoạt động cùng 9 lần tăng vốn, thời điểm hiện tại vốn điều lệ của VIETMEC là 356.5 tỷ đồng. Tính đến 26/05/2022, DVM đang có tổng cộng 221 cổ đông, trong đó cổ đông cá nhân trong nước là 220, sở hữu 98.5% cổ phần và 1 tổ chức trong nước sở hữu 1.5% cổ phần còn lại.

Có thể nói, trong giai đoạn thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế có nhiều biến động tiêu cực, việc CTCP Dược liệu Việt Nam vẫn có thể chào bán thành công 8,65 triệu cổ phiếu với lượng đăng ký mua gần gấp 6 lần lượng cổ phiếu chào bán đã cho thấy sức hút của công ty đối với các cổ đông đến từ chiến lược phát triển bền vững. Bên cạnh đó còn có kết quả của sự tăng trưởng ổn định, bền vững của VIETMEC từ giai đoạn 2018 cho đến nay. 

Cuối năm 2018, CTCP Dược liệu Việt Nam đã xây dựng nhà máy sản xuất với các dây chuyền sản xuất khép kín, hiện đại,  đạt tiêu chuẩn GMP – WHO và GMP-HS do Bộ Y tế Việt Nam cấp tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Thời điểm hiện tại, công ty cũng sở hữu nhiều sản xuất dạng viên nang cứng, nang mềm, viên đặt, cốm, viên nén bao phim, siro, thuốc nước… Đặc biệt, VIETMEC còn sở hữu dây chuyền chiết xuất các sản phẩm bột cao cả dạng khô, đặc và lỏng nhưng vẫn giữ nguyên được loạt chất quý giá từ những nguồn dược liệu gốc và đảm bảo chuẩn hóa được các tiêu chuẩn.

VIETMEC mang trong mình chiếc lược phát triển bền vững đã và đang tập trung vào việc triển khai, mở rộng các vùng trồng dược liệu với quy mô lớn trải dài từ Bắc vào Nam. Những vùng trồng dược liệu của công ty tập trung tại các tỉnh có nguồn tài nguyên đất đai phù hợp như: Lào Cai, Phú Thọ, Ba Vì (Hà Nội), Nghệ An, Thanh Hóa, Lâm Đồng… đảm bảo tiêu chuẩn GACP – WHO. Điều này giúp CTCP Dược liệu Việt Nam có thể tự chủ được nguồn cung, ổn định được chất lượng dược liệu dùng cho việc sản xuất thuốc cũng như giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. 

Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng qua từng năm 

Không chỉ chú trọng đầu tư nhà máy và phát triển các vùng nguyên liệu, VIETMEC cũng không ngừng gia tăng vốn điều lệ, từ 50 tỷ đồng năm 2018 đã lên mức 356,5 tỷ đồng vô cùng ấn tượng như thời điểm hiện tại. Cũng theo đó, tổng tài sản của CTCP Dược liệu Việt Nam được mở rộng gấp đôi sau 3 năm, đến cuối năm 2021 rơi vào khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. 


Ngay trước thềm niêm yết trên sàn chứng khoán, VIETMEC ghi nhận mức doanh thu kỷ lục năm 2021 lên tới 1.049 tỷ đồng, so với năm trước đã tăng hơn 24%
Ngay trước thềm niêm yết trên sàn chứng khoán, VIETMEC ghi nhận mức doanh thu kỷ lục năm 2021 lên tới 1.049 tỷ đồng, so với năm trước đã tăng hơn 24%

Qua mỗi năm, kết quả kinh doanh của công ty càng khởi sắc với doanh thu và lợi nhuận ấn tượng. Ngay trước thềm niêm yết trên sàn chứng khoán, VIETMEC ghi nhận mức doanh thu kỷ lục năm 2021 lên tới 1.049 tỷ đồng, so với năm trước đã tăng hơn 24%. Sau khi khấu trừ hết tất cả các chi phí, lãi ròng của công ty là hơn 50 tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm trước. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân năm cũng tăng ở mức 2 chữ số. Thành tích ấn tượng này được ghi nhận kể từ khi nhà máy GMP-WHO được đưa vào hoạt động.

Thời điểm hiện tại, CTCP Dược liệu Việt Nam vẫn đang tiếp tục hoàn thiện việc lắp đặt, chạy thử cũng như đưa vào khai thác các dây chuyền sản xuất mới hơn, hiện đại hơn trong thời gian sắp tới.

Năm nay, dù nền kinh tế cả trong lẫn ngoài nước vẫn còn nhiều khó khăn. Bất chấp biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, dịch bệnh vẫn còn phức tạp cùng suy thoái kinh tế ngày càng nặng nề, HĐQT VIETMEC vẫn tự tin đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh tăng trưởng so với năm trước. Cụ thể, năm 2022 công ty đặt mục tiêu doanh thu trên 1.119 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên mức 65 tỷ đồng. 

Theo nhận định của SSI Research, trong nửa đầu năm nay kết quả kinh doanh của các công ty dược phẩm tại Việt Nam sẽ được thúc đẩy bởi mức tăng trưởng cao nhờ doanh thu tốt tại các kênh nhà thuốc. Đến cuối năm, sự phục hồi mạnh của số lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện cùng với hoạt động đấu thầu nhà thuốc bình thường trở lại sẽ tiếp tục thúc đẩy doanh thu tăng cao. So với cùng kỳ, tăng trưởng doanh thu toàn ngành trong nửa cuối năm nay có thể tăng ở mức 13%, gần như phục hồi về mức doanh thu trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. 


Với những nền tảng này, việc Công ty Dược liệu Việt Nam (VIETMEC) chuẩn bị niêm yết trên sàn HNX với mã chứng khoán DVM sẽ góp phần làm phong phú khẩu vị của các nhà đầu tư, mang tới triển vọng tươi sáng cho ngành dược tại Việt Nam
Với những nền tảng này, việc Công ty Dược liệu Việt Nam (VIETMEC) chuẩn bị niêm yết trên sàn HNX với mã chứng khoán DVM sẽ góp phần làm phong phú khẩu vị của các nhà đầu tư, mang tới triển vọng tươi sáng cho ngành dược tại Việt Nam

Chưa kể, nền kinh tế đang tiến tới thời kỳ lạm phát cao khiến cho các nhà đầu tư cảm thấy lo ngại về tác động của giá nguyên liệu đầu vào tới lợi nhuận của ngành. Thông qua các báo cáo tài chính của những công ty niêm yết tại Việt Nam cho thấy, chi phí đầu vào của hầu hết các công ty dược phẩm đều có tỷ trọng khá giống nhau. Cụ thể, chi phí nguyên vật liệu là 60%, chi phí nhân công là 20%, chi phí quảng cáo và tiếp thị là 10%. còn lại 4% khấu hao, 3% chi phí R&D và 3% thuộc chi phí logistics & các chi phí khác.

Dù chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng chi phí nguyên vật liệu lại được chia nhỏ thành nhiều loại hoạt chất cũng như dược phẩm khác nhau. SSI Research nhận định rằng, dù trong môi trường lạm phát tăng cao nhưng hoạt động kinh doanh dược phẩm ít chịu ảnh hưởng hơn. Đồng thời, dược phẩm cũng là ngành có chi phí đầu vào ổn định hơn so với các ngành khác.

Với những nền tảng này, việc Công ty Dược liệu Việt Nam (VIETMEC) chuẩn bị niêm yết trên sàn HNX với mã chứng khoán DVM sẽ góp phần làm phong phú khẩu vị của các nhà đầu tư, mang tới triển vọng tươi sáng cho ngành dược tại Việt Nam. Đồng thời, có thể khẳng định rằng DVM là một trong những cổ phiếu phòng thủ hấp dẫn trong giai đoạn thị trường chứng khoán đang đầy biến động thách thức như hiện nay.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

6 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

6 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

6 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

6 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

6 giờ trước