meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sau đại dịch, mua sắm trực tuyến vẫn được người tiêu dùng châu Á ưu ái

Thứ năm, 03/11/2022-22:11
Thời điểm hiện tại, đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã dần được kiểm soát, đồng nghĩa với việc nhiều người mua sắm lựa chọn quay lại với việc mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng truyền thống và trung tâm thương mại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy người tiêu dùng châu Á vẫn ưu tiên thói quen mua sắm trực tuyến hơn.

Một khi những tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 đã dần lắng xuống, những khảo sát mới cũng chỉ ra, lượng người mua sắm quay trở lại những cửa hàng truyền thống đang ngày càng tăng lên. Tuy nhiên có thể thấy được rằng, những người mua sắm tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) vẫn rất ưu ái những trải nghiệm bán lẻ trên các thiết bị di động, theo thông tin từ Tech Wire Asia.

Điều này hoàn toàn trái ngược khi so sánh với kết quả của các cuộc khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, những người đam mê mua sắm sẽ ưu tiên cho những trải nghiệm tham quan và mua hàng trực tiếp tại các cửa hàng truyền thống, trong đó có cả việc thử đồ tại cửa hàng cũng như được các nhân viên tư vấn hỗ trợ.  


Thực tế cho thấy người tiêu dùng châu Á vẫn ưu tiên thói quen mua sắm trực tuyến hơn. Ảnh minh họa
Thực tế cho thấy người tiêu dùng châu Á vẫn ưu tiên thói quen mua sắm trực tuyến hơn. Ảnh minh họa

Mới đây, Zebra Technologies đã phát hành nghiên cứu hàng năm về người mua sắm trên toàn cầu lần thứ 15, kết quả cho thấy dù người tiêu dùng vẫn yêu tích với việc mua sắm trở lại tại các cửa hàng truyền thống, nhưng những người tiêu dùng tại khu vực APAC dường như đã quen thuộc với việc tự mua sắm trong bối cảnh sử dụng công nghệ nhiều hơn trước cho mục đích này, từ việc so sánh giá cả ở từng cửa hàng cho đến việc thanh toán, tất cả đều được thực hiện ở trên thiết bị di động.

Trong bối cảnh đại dịch đang dần được kiểm soát cùng với lượng người đổ về những trung tâm mua sắm ngày càng đông, tuy nhiên theo như kết quả của cuộc khảo sát với 4.000 người tại khu vực APAC của Zebra Technologies cho thấy, có đến 68% trong số này từ chối việc mua hàng ngay lập tức vì lạm phát cùng với các bất ổn về kinh tế. Tuy nhiên, hầu hết họ cũng sẽ quay trở lại các cửa hàng trong một ngày không xa.

Đáng chú ý, tỷ lệ 68% này cũng đề cập đến việc họ muốn tiết kiệm khoảng thời gian đi lại đến những cửa hàng truyền thống. Vì thế, họ lựa chọn việc tăng cường sử dụng những dịch vụ tự phục vụ và duy trì thói quen mua sắm trực tuyến được hình thành từ thời kỳ đại dịch Covid-19 nổ ra.  

Trong số những người tham gia cuộc khảo sát, có đến khoảng 47% cho biết, bản thân đang sử dụng những tùy chọn tự thanh toán, khoảng 46% cho biết đang chọn những phương tiện thanh toán mà không dùng tiền mặt. Ngoài ra, khoảng một nửa số người được hỏi nhấn mạnh, họ yêu thích việc thanh toán bằng điện thoại thông minh hoặc những thiết bị di động khác. Khoảng 48% người được hỏi cho biết họ đã quen với việc thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này cũng phản ánh sự sụt giảm đối về phương thức thanh toán truyền thống bằng tiền mặt.

Có thể thấy được rằng, đây là một sự thay đổi lớn trong khu vực APAC. Thực tế cho thấy, tiền mặt vẫn là thứ được sử dụng nhiều nhất, thế nhưng có vẻ phương thức thanh toán truyền thống này đang dần trôi vào dĩ vãng. Tình trạng sử dụng công nghệ tự động tăng lên đồng nghĩa với việc số lượng nhân viên ở các quầy thanh toán cũng đang có xu hướng giảm xuống. 


Thực tế cho thấy, tiền mặt vẫn là thứ được sử dụng nhiều nhất, thế nhưng có vẻ phương thức thanh toán truyền thống này đang dần trôi vào dĩ vãng. Ảnh minh họa
Thực tế cho thấy, tiền mặt vẫn là thứ được sử dụng nhiều nhất, thế nhưng có vẻ phương thức thanh toán truyền thống này đang dần trôi vào dĩ vãng. Ảnh minh họa

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có đến gần 80% những nhà bán lẻ ở APAC coi việc thanh toán bằng tay là không cần thiết. Hơn 50% số người tham gia khảo sát đã chuyển đổi không gian bán lẻ hiện tại sang những không gian tự phục vụ. Có thể thấy, việc những đơn vị bán lẻ bổ sung những không gian phục vụ đã khiến người mua sắm phụ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị di động trong quá trình mua hàng; số lượng người mua sắm tại APAC đang kiểm tra hàng bán, giá chiết khấu cùng với phiếu giảm giá trực tuyến đang cao hơn so với trước đây.  

Thời điểm hiện tại, có đến khoảng 51% người dùng dùng điện thoại thông minh của mình để tìm các giao dịch như vậy trên toàn thế giới.

Mong muốn về việc tăng cường trải nghiệm mua sắm 

Thực tế cho thấy, thời điểm hậu Covid-19, cứ 10 người mua sắm thì có đến 8 người mong chờ các nhà bán lẻ sẽ cho ra mắt những công nghệ mới, giúp họ tăng cường trải nghiệm mua sắm một cách liền mạch và ưu tiên sự thuận tiện khi giao hàng. Đáng chú ý, có đến khoảng 73% người được hỏi có yêu thích sự thoải mái của việc giao hàng tận nơi; đồng thời 64% sẽ đi theo con đường không tiếp xúc (nhận hàng tại cửa hàng theo đơn đặt hàng của họ, báo cáo cho biết.

Tham gia khảo sát, có đến gần một nửa số lượng các nhà bán lẻ đang tiến hành sửa đổi không gian cửa hàng nhằm có thể chứa đựng được xe bán tải phù hợp với sự thay đổi sở thích của người mua. Bên cạnh đó, số lượng đặt hàng trên thiết bị di động cũng cho thấy mức tăng trưởng theo cấp số nhân đối với các nhóm tuổi nhất định.

Đáng chú ý, không chỉ có 8/10 người mua sắm trực tuyến đang dần chuyển sang các kênh bán lẻ di động, phần lớn những người thuộc về thế hệ millennials (những người sinh ra từ đầu thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990) coi việc mua sắm trực tuyến thông qua điện thoại thông minh là phương tiện mua hàng yêu thích.


Phần lớn những người thuộc về thế hệ millennials (những người sinh ra từ đầu thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990) coi việc mua sắm trực tuyến thông qua điện thoại thông minh là phương tiện mua hàng yêu thích. Ảnh minh họa
Phần lớn những người thuộc về thế hệ millennials (những người sinh ra từ đầu thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990) coi việc mua sắm trực tuyến thông qua điện thoại thông minh là phương tiện mua hàng yêu thích. Ảnh minh họa

Chính vì thế, George Pepes - Trưởng nhóm APAC Vertical Solutions Lead for Retail and Healthcare của Zebra Technologies nhận định rằng: “Với sự hội tụ của các kênh bán lẻ ngày nay, các nhà bán lẻ sẽ cần phải đẩy mạnh hơn nữa để đáp ứng kỳ vọng mới của người mua sắm và đảm bảo trải nghiệm liền mạch trên các nền tảng trực tuyến cũng như ngoại tuyến của họ. Khi lĩnh vực bán lẻ hướng đến tương lai của sự hoàn thiện, các nhà bán lẻ phải trao quyền cho các tổ chức sở hữu công nghệ phù hợp để họ thực hiện tốt các nhiệm vụ này”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

2 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

2 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

2 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

2 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước