meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sau 5 năm, giá bất động sản tại Tây Hồ Tây tăng gấp đôi

Thứ năm, 13/07/2023-13:07
Khu vực Tây Hồ Tây (thuộc 2 quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm) là khu vực phát triển “nóng” về hạ tầng của Hà Nội hiện nay, điều này khiến giá của nhiều phân khúc bất động sản như căn hộ, shophouse, biệt thự tại đây tăng 70 - 100% trong vòng 5 năm trở lại đây. 

Hơn trăm triệu đồng/m2

Theo VnExpress, tại thị trường thứ cấp, các tòa căn hộ tại tổ hợp N01 tại khu ngoại giao đoàn, quận Bắc Từ Liêm như dự án Lạc Hồng Lotus, Phú Mỹ Complex trước đó đã mở bán với mức giá từ 28 - 35 triệu đồng/m2. Đến nay, giá bán của các căn hộ này đã tăng hơn 70%, đạt mức 55 - 60 triệu đồng/m2. Tại dự án 6th Element cũng ghi nhận diễn biến tương tự, ở dự án nằm trong khu đô thị Tây Hồ Tây này mức giá khởi bán cách đây 5 năm từ 35 đến 40 triệu đồng/m2, nhưng hiện nay giá bán cũng tăng lên 60 - 65 triệu đồng/m2. 

Vào năm 2019, dự án chung cư cao cấp H9CT1 trong khu đô thị Starlake Tây Hồ Tây có mức giá bán kỷ lục tại khu vực này với mức giá 60 -70 triệu đồng/m2. Ở thị trường thứ cấp, một số căn hộ ba phòng ngủ có diện tích hơn 110 m2 được chào bán với giá 10,5 - 11,5 tỷ đồng, tương đương với mức giá lên đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi m2. Đây là dự án do Tập đoàn Daewoo E&C Hàn Quốc là chủ đầu tư. 


Tổ hợp Chung cư cao cấp H9CT1 Starlake do Tập đoàn Daewoo E&C Hàn Quốc là chủ đầu tư tại Tây Hồ Tây từng thiết lập giá bán kỷ lục 60 - 70 triệu đồng/m2.
Tổ hợp Chung cư cao cấp H9CT1 Starlake do Tập đoàn Daewoo E&C Hàn Quốc là chủ đầu tư tại Tây Hồ Tây từng thiết lập giá bán kỷ lục 60 - 70 triệu đồng/m2.

Tại thị trường sơ cấp, vào năm 2022 một dự án đã thiết lập giá mới tại khu vực này, mức giá hơn trăm triệu đồng/m2. Đây là dự án tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, được định hướng theo phân khúc hạng sang, đơn vị phát triển là một công ty tại Singapore. Ở phân khu đầu tiên mới mở bán có giá trung bình khoảng 145 triệu đồng m2. Cũng tại dự án này, vào đầu năm nay, loại căn hộ kết hợp văn phòng (officetel), sở hữu 50 năm được bán với mức giá bình quân 63 triệu đồng/m2. 

Theo anh Hùng, môi giới tại các dự án quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm cho biết, mức giá bán trăm triệu đồng/m2 đối với các căn hộ trước đây chỉ tập trung ở một số dự án có vị trí hiếm tại quận Ba Đình như Vinhomes Metropolis (Liễu Giai) hay Sun Grand City (Thụy Khuê). Tuy nhiên, mức giá này hiện đang xuất hiện ngày càng nhiều tại Tây Hồ Tây ở cả thị trường thứ cấp và sơ cấp, mặc dù thanh khoản chậm và yếu giống diễn biến chung của toàn thị trường. 


Khu shophouse trên mặt đường Nguyễn Văn Huyên đang được rao bán từ 460-560 triệu đồng/m2, trước đó vào năm 2020 mức giá vào khoảng 300-320 triệu đồng/m2
Khu shophouse trên mặt đường Nguyễn Văn Huyên đang được rao bán từ 460-560 triệu đồng/m2, trước đó vào năm 2020 mức giá vào khoảng 300-320 triệu đồng/m2

Theo anh Hùng, không chỉ phân khúc căn hộ, sản phẩm biệt thự, shophouse khu vực phía Tây Hồ Tây tăng giá hơn 70% trong 3 năm trở lại đây mà những phân khúc khác cũng ghi nhận tăng giá. Cụ thể như một số căn shophouse khu Starlake mặt đường Nguyễn Văn Huyên đang được rao bán từ 460-560 triệu đồng/m2, trước đó vào năm 2020 mức giá vào khoảng 300-320 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, phân khúc này chủ yếu là sản phẩm thứ cấp và nhu cầu rao bán cũng nhỏ giọt.

Tăng giá mạnh so với mặt bằng chung

Theo dữ liệu của Savills, từ năm 2021 đến nay, giá bán bất động sản tại Tây Hồ Tây tăng mạnh hơn so với mặt bằng chung của thị trường Hà Nội. Cụ thể, giá căn hộ sơ cấp tại quận Tây Hồ tăng 27%, quận Bắc Từ Liêm tăng 21% mỗi năm, trong khi mức tăng trung bình toàn thành phố là 17% một năm. Ở phân khúc thấp tầng, giá sơ cấp tại quận Tây Hồ tăng 13%, còn quận Bắc Từ Liêm tăng trung bình 17% một năm.

Theo môi giới bất động sản, giá địa ốc tại khu vực Tây Hồ Tây luôn ở mức cao trong 5 năm gần đây là do lợi thế hạ tầng, cộng đồng cư dân nước ngoài sinh sống và nhiều tiện ích cao cấp như trường học, trung tâm thương mại. Trong giai đoạn 2020 - 2022 giá bất động sản tại khu vực này tăng mạnh nhất nhờ tuyến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, thông tin quy hoạch trụ sở của 36 bộ, ngành và sự xuất hiện của trung tâm thương mại Lotte, trung tâm nghiên cứu phát triển của Samsung đã khiến giá bất động sản tại Tây Hồ Tây neo ở mức cao. 


Trung tâm nghiên cứu phát triển Samsung là trung tâm có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn này.
Trung tâm nghiên cứu phát triển Samsung là trung tâm có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn này.

Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đánh giá, mức tăng trưởng của bất động sản phía Tây Hồ Tây trong 5 năm qua tương xứng với tốc độ phát triển tại khu vực này. Tại đây còn quy tụ nhiều chủ đầu tư lớn, có kinh nghiệm phát triển các dòng bất động sản cao cấp nên định vị được “thương hiệu riêng”. Do đó, trong nhiều năm qua, nhiều phân khúc như chung cư, biệt thự, shophouse tại đây vẫn tăng trưởng ổn định và neo ở mức cao, với nhóm khách hàng đặc thù, thuộc giới thượng lưu.

Theo ông Thanh, với sự hoàn chỉnh hơn về hạ tầng giao thông, quy hoạch, tiện ích thì bất động sản tại khu vực Tây Hồ Tây còn rất nhiều tiềm năng phát triển trong vòng 5 - 10 năm tới. Ngoài ra, ngoài nhóm khách hàng ở thực, theo ông, khu vực này chỉ dành cho nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn, vốn lớn, đầu tư theo chiều sâu.

Còn theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc cấp cao Savills Hà Nội, giá bất động sản của khu vực Tây Hồ Tây được hưởng lợi trực tiếp từ tốc độ phát triển hạ tầng, thông tin quy hoạch, các tiện ích. Tuy nhiên, bà đưa ra lưu ý các chủ đầu tư nên có đánh giá khách quan về các lợi thế của dự án sắp ra mắt để có sự đầu tư đúng mức và giá bán phù hợp trong bối cảnh thị trường đang ở giai đoạn khó khăn về thanh khoản. Còn ở góc độ người bán thứ cấp, muốn giao dịch thành công cũng cần cân nhắc điều chỉnh giá hợp lý khi có khách thiện chí.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

2 giờ trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

18 giờ trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

18 giờ trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

1 ngày trước

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

1 ngày trước