meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Roger Federer giải nghệ sau khi tích lũy hơn 1 tỷ đô từ quần vợt

Thứ sáu, 16/09/2022-16:09
Không nhiều vận động viên trở thành huyền thoại ở lĩnh vực của mình. Số người kiếm được 1 tỷ đô lại càng ít hơn nữa. Roger Federer là cái tên hiếm hoi nằm trong số đó.

Roger Federer tuyên bố gác vợt ở tuổi 41, vào ngày 15/9. "Ở tuổi 41 và chơi hơn 1.500 trận trong 24 năm. Quần vợt đối xử với tôi hào phóng hơn những gì tôi hình dung, và bây giờ tôi cần chấp nhận đã tới lúc kết thúc sự nghiệp”, anh nói trong thông cáo chính thức trên mạng xã hội.

Vậy quần vợt đã hào phóng với Federer như thế nào? Đó là hai thập kỷ thi đấu với 103 danh hiệu, 310 tuần ở vị trí số một thế giới, bao gồm kỷ lục 237 tuần liên tiếp. Anh là người đầu tiên cán mốc 20 Grand Slam, vô địch 8 Wimbledon, 6 Australia Open, giữ kỷ lục 5 lần liên tiếp vô địch US Open, giành Roland Garros năm 2009. Chưa hết, tay vợt huyền thoại người Thụy Sỹ cũng giành 6 danh hiệu ATP Finals, huy chương Bạc đơn nam Olympic 2012 và huy chương Vàng đôi nam Olympic 2008.


Federer từng giành 103 danh hiệu và 310 tuần ở vị trí số một thế giới.
Federer từng giành 103 danh hiệu và 310 tuần ở vị trí số một thế giới.

Còn gì nữa không? Tất nhiên là có. Nhờ quần vợt, Federer thuộc nhóm rất ít vận động viên trong lịch sử kiếm được 1 tỷ đô la trong sự nghiệp thi đấu. Chính xác anh đã tạo dựng khối tài sản 1,09 tỷ đô. Ngay cả khi không xuất hiện ở giải nào kể từ Wimbledon hồi tháng 7/2021, Federer vẫn kiếm được 90 triệu đô, nhiều hơn bất cứ vận động viên nào khác trong vòng 12 tháng qua.

Trong con số hơn 1 tỷ đô kia, có khoảng 130 triệu đến từ tiền thưởng chính thức suốt 2 thập kỷ cầm vợt. Còn lại các hợp đồng tài trợ, thương mại, phí xuất hiện ở các giải đấu hoặc sự kiện sinh lợi trên toàn thế giới. Nếu Federer không phải người Thụy Sỹ, anh còn có thể kiếm được nhiều hơn nữa. Đất nước chỉ có 8,6 triệu dân không phải thị trường lớn để thu hút nhiều đối tác thương mại.

Điều này đã được đề cập bởi Regis Brunet, người đại diện đầu tiên của Federer, từ khi anh còn chưa phải tay vợt số một hành tinh. “Vì cậu đến từ Thụy Sỹ, một quốc gia nhỏ bé, để kiếm được rất nhiều tiền, lọt vào tốp 10 thế giới là không đủ”, ông nói. Đó là lý do Brunet thúc đẩy Federer phải trở thành người xuất sắc nhất, thống trị BXH ATP không chỉ một mà nhiều năm liên tiếp.


Federer kiếm được 130 triệu đến từ tiền thưởng chính thức suốt 2 thập kỷ cầm vợt.
Federer kiếm được 130 triệu đến từ tiền thưởng chính thức suốt 2 thập kỷ cầm vợt.

Cũng chính Brunet khiến Federer nhận thức được giá trị của mình. Thời điểm cuối năm 2002, khi Federer vẫn chưa giành Grand Slam đầu tiên, Brunet đã nhất quyết đưa anh ra khỏi tầm kiểm soát của công ty quản lý thể thao IMG. Công ty này chìa ra cho Federer bản hợp đồng tài trợ 600.000 đô mỗi năm từ Nike. Đó là một khoản lớn và Federer cũng như bố anh rất muốn ký. Brunet một mực cự tuyệt.

“Tại sao chúng ta phải chấp nhận con số 600.000 đô trong khi Federer sắp trở thành tay vợt số một thế giới?”, ông ta nói. Vì vậy Brunet khuyên Federer rời khỏi IMG để thành lập đội ngũ quản lý của riêng mình. Có điều bố của Federer vẫn quá nóng vội, ký hợp đồng trị giá 1,75 triệu đô với Nike. Con số này vẫn chưa xứng tầm, song phải đến vài năm sau họ mới nhận ra điều đó.

Năm 2005, IMG có bộ máy lãnh đạo mới. Federer đồng ý quay trở lại với những ưu đãi hậu hĩnh hơn. Từ khoản thu nhập 14 triệu đô, tay vợt người Thụy Sỹ bỏ túi 40 triệu đô mỗi năm. Đó là một phần của các hợp đồng béo bở với hãng xe Mercedes-Benz, đồng hồ Rolex và chocolate Lindt. Hợp đồng với Nike cũng tăng vọt lên thành 10 triệu mỗi năm, một kỷ lục trong giới quần vợt. Có những khi Federer cùng người đại diện mới Tony Godsick tự cố gắng tối đa hóa tiềm năng thương mại. Họ kết thân với huyền thoại làng golf Tiger Woods, qua đó ký được hợp đồng dài hạn với hãng dao cạo râu Gillette.


Tay vợt người Thụy Sĩ là thỏi nam châm thu hút các nhà tài trợ.
Tay vợt người Thụy Sĩ là thỏi nam châm thu hút các nhà tài trợ.

Đến năm 2013, thu nhập hàng năm của Federer ước tính đạt 71,5 triệu đô, trở thành vận động viên kiếm tiền nhiều thứ hai thế giới, chỉ sau Woods. Nhưng đây vẫn chỉ là điểm khởi đầu. Cùng với tài năng trên sân quần vợt, anh còn kiếm được nhiều hơn thế trong các năm tiếp theo.

Một trong những yếu tố khiến Federer trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà tài trợ, chính là sự tận tâm. Anh không bao giờ vướng vào các bê bối, không ngừng gặt hái thành công, đồng thời luôn dành nhiều thời gian nhất có thể để phục vụ các kế hoạch quảng bá của đối tác. Anh sẵn sàng lắng nghe các ý tưởng của họ, vui vẻ xuất hiện ở những sự kiện và quan tâm tới từng chi tiết nhỏ.

Vào một lần tới thử giày mới ở trụ sở chính của Nike tại Beaverton, khi bước ra khỏi tòa nhà và chuẩn bị rời đi, đột nhiên Federer nói rằng anh phải quay lại. Lý do là anh quên chưa nói lời cảm ơn với các nhân viên giúp anh mang giày. Vì vậy, một ngôi sao hàng đầu, một huyền thoại sống đã rảo bước trở lại, qua hàng rào an ninh chỉ để cảm ơn những nhân viên cấp thấp.

Sự cuốn hút của Federer lớn đến mức Uniqlo, nhà bán lẻ quần áo của Nhật Bản, chấp nhận trả cho anh 30 triệu đô mỗi năm kể cả khi anh giải nghệ. Tất cả tạo nên khối tài sản khổng lồ mà tay vợt người Thụy Sỹ đang sở hữu, cho phép mua bất cứ thứ gì anh thích, và mua rất nhiều. Bạn sẽ không thể biết Federer đang sở hữu bộ sưu tập bất động sản đồ sộ ở nhiều nơi trên thế giới.


Căn nhà bằng gỗ trong khu trượt tuyết Lenzerheide-Valbella.
Căn nhà bằng gỗ trong khu trượt tuyết Lenzerheide-Valbella.

 
 

Biệt thự trị giá 7,5 triệu đô nhìn ra hồ Zurich.
Biệt thự trị giá 7,5 triệu đô nhìn ra hồ Zurich.

Năm 2008 anh đã mua một ngôi nhà ở làng Valbella, Thụy Sĩ, nằm trong khu trượt tuyết Lenzerheide-Valbella rộng lớn ở bang Graubunden. Đó là ngôi nhà gỗ theo phong cách Thụy Sĩ và được bao quanh bởi khuôn viên rộng lớn có sân tennis. Từ lâu nơi đây trở thành địa điểm nghỉ dưỡng yêu thích của Federer sau mỗi giải đấu căng thẳng.

Tại Zurich, thành phố lớn nhất Thụy Sĩ và là trung tâm tài chính sôi động nhất thế giới, Federer còn có một một ngôi nhà kính tuyệt đẹp trị giá 7,5 triệu đô với tầm nhìn tuyệt đẹp ra Hồ Zurich. Căn biệt thự xa hoa này có 3 tầng, với một căn riêng biệt dành cho bố mẹ anh nếu họ tới. Ngoài ra còn có hồ bơi, khu spa, phòng tập thể dục hạng nhất cùng hầm ngầm để xe chứa dàn xế khủng.


 
 

Căn biệt thự đắt giá ở Dubai của Federer.
Căn biệt thự đắt giá ở Dubai của Federer.

Nhưng Thụy Sĩ đôi khi quá lạnh và khắc nghiệt để có thể tập luyện. Vì thế Federer đã sắm một căn hộ xa hoa ở Dubai, nơi anh có thể tập dưới ánh mặt trời và bầu không khí trong lành. “Có những lúc trời rất nóng, gần như 39 độ C mỗi ngày. Nhưng tôi thích ở đây bởi sự yên bình và mang tới điều kiện tốt cho việc luyện tập cũng như thư giãn”, anh nói.

Dĩ nhiên Federer còn nhiều ngôi nhà khác nằm rải rác khắp châu Âu, song anh không phải mẫu người thích phô trương. Thay vào đó, anh tập trung tận hưởng sự hào phóng mà quần vợt mang lại.

Tam Vịnh
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

5 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

5 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước