Quy tắc “chi tiêu 1%” tiết kiệm siêu hiệu quả dành cho những người thu nhập dưới 10 triệu
Bạn có bao giờ cảm thấy hối hận hay xấu hổ vì chi tiêu quá nhiều? Thực tế, việc chi tiêu không tiết kiệm, thiếu kiểm soát dẫn đến nhiều hệ quả. Nó ngăn cản bạn khỏi những mục tiêu tài chính cũng như tiết kiệm trong tương lai.
Ngoài ra, việc chi tiêu vô bổ, không mang lại niềm vui và trải nghiệm khiến bạn cảm thấy thiếu thốn. Những lúc như thế, bạn cần phải có phương pháp tiết kiệm phù hợp để áp dụng.
Câu trả lời đã được giải đáp bởi Chris Browning. Anh chính là host của Podcast Popcorn Finance và là một nhà phân tích tài chính. Anh từng nghe qua nhiều chiến lược sáng tạo được mọi người áp dụng để hạn chế chi tiêu. Trong đó, cuộc trò chuyện mà anh yêu thích nhất là từ Glen James. Glen James là host của My Millennial Money - một trong những Podcast tài chính hàng đầu của Úc.
Quy tắc chi tiêu 1%: Mua hay không mua?
Cuộc trò chuyện bàn luận về cách tiêu tiền vào những điều mình yêu thích mà không “vung tiền quá tay”. Tại đây, James đã chia sẻ với Chris về quy tắc chi tiêu 1% của mình. Quy tắc này được anh rút ra sau khi một vị khách mua một chiếc Apple Watch có giá 1,300$ (khoảng 30 triệu đồng).
Theo James, lúc đầu vị khách của anh không định mua một chiếc đồng hồ đắt đỏ như thế. Vì vậy, vị khách đó đã tới gặp James, mong muốn anh tìm giúp một cách thích hợp để tiết kiệm và quản lý chi tiêu.
Do đó, James đã đưa ra quy tắc “chi tiêu 1%”. Quy tắc này có thể hiểu đơn giản như sau: Bạn muốn chi tiêu cho một thứ gì đó không cần thiết. Nếu thứ đồ này có giá vượt quá 1% tổng thu nhập hàng năm thì không vội mua ngay. Bạn hãy đợi một ngày trước khi mua.
Trong thời gian này, bạn hãy tự hỏi bản thân rằng: Mình có thực sự cần món đồ này không? Mình có thể mua món đồ này không? Mình sẽ thực sự sử dụng nó? Khi mua xong liệu mình có hối hận? Sau một đêm ngon giấc, nếu bạn vẫn kiên định với ý nghĩ ban đầu thì hãy tiếp tục mua hàng. Nếu không, bạn dành số tiền đó để tiết kiệm cho những mục tiêu khác.
Ví dụ, tổng lương 1 tháng của bạn là 10 triệu đồng. Bạn đang mua một tấm thảm có giá 500.000 đồng. Số tiền này lớn hơn 1% tổng thu nhập của bạn. Vì thế, bạn sẽ không mua ngay mà giành một ngày để suy nghĩ và đưa ra quyết định. Dù tấm thảm nhà bạn đã cũ sờn thì số tiền 500.000 đồng vẫn đáng để suy ngẫm.
Bạn hãy suy nghĩ thật kỹ về quyết định của mình. Hoặc, bạn có thể chuyển hướng, không mua nữa mà tìm những lựa chọn khác có giá thành hợp lý hơn.
Quy tắc tuyệt vời để tiết kiệm và quản lý chi tiêu
Theo James, quy tắc chi tiêu 1% là cách đơn giản, hiệu quả với những ai muốn kiểm soát chi tiêu một cách nhanh nhất. Phương pháp này phù hợp với những người có thu nhập trung bình, giúp họ tạo được giới hạn an toàn.
Nếu có mức thu nhập cao, quy tắc này có thể sẽ không hiệu quả. Nguyên nhân bởi, 1% khi đó vẫn là con số khá lớn. Ngược lại, đối với những người có thu nhập thấp thì 1% cũng có thể là quá nhiều. Khi đó, James gợi ý nên đặt giới hạn nhỏ hơn ở mức 0,5%. Theo anh, dù tỷ lệ phần trăm là bao nhiêu, nó cần phải dựa trên tình hình tài chính, nhu cầu, mục tiêu và ưu tiên của mỗi người.
Quy tắc chi tiêu cũng có nhiều biến thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đặt ra một giới hạn nghiêm ngặt. Phương pháp 1% được nhiều người tin tưởng và sử dụng vì phù hợp với tài chính và cảm xúc chi tiêu của họ. Quy tắc này giống như một lời nhắc nhở nên tiết kiệm. Mua gì cũng phải suy nghĩ thật kỹ, thiết lập ranh giới cũng như xác định các giới hạn trước khi chi tiền.
THAM KHẢO THÊM:
- Mua bán Nhà riêng Quận Tây Hồ, Hà Nội mới nhất
- Mua bán Nhà mặt phố Quận Tây Hồ, Hà Nội mới nhất
- Mua bán Đất Quận Tây Hồ, Hà Nội mới nhất
Những bí quyết tiết kiệm khác dành cho mức thu nhập trung bình
Ngoài quy tắc chi tiêu 1% ở trên, những người có mức lương trung bình còn có thể áp dụng nhiều bí quyết tiết kiệm khác.
Đặt hạn mức chi tiêu
Với mức lương 5-10 triệu/tháng, bạn cần phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý, rõ ràng. Đừng ngại ngần xây dựng một kế hoạch chi tiêu khoa học, tỉ mỉ dựa trên mức thu nhập thực tế. Bạn cũng cần phải phân bổ số tiền kiếm được phù hợp cho mọi chi tiêu trong tháng, đặt kèm thêm hạn mức.
Ngoài ra, bạn cần chú ý đến những khoản chi tiêu nhỏ. Đôi khi, đó là những thứ không cần thiết nên không phải chi tiền. Thay vào đó, hãy ưu tiên thanh toán những khoản cần thiết để cân đối ngân sách.
Trích lương vào tài khoản tiết kiệm
Ngay khi nhận được lương, bạn có thể trích ngay 5-10% để tiết kiệm. Khoản này sẽ dùng để sau này gom góp mua nhà, mua xe hoặc cho việc đầu tư. Với những chi tiêu còn lại, bạn nên dành tiền bằng cách gửi vào tài khoản tiết kiệm điện tử. Bằng cách này, bạn có thể dùng ngay bất cứ khi nào mình cần.
Tiết kiệm tiền thưởng
Những khoản tiền thưởng bạn có thể trích 50% hoặc toàn bộ vào tài khoản tiết kiệm. Sau một khoảng thời gian, thành quả thu về sẽ khiến bạn bất ngờ. Dù đây chỉ là một khoản tiền nhỏ nhưng “tích tiểu thành đại”. Việc sở hữu một khoản tài chính với bạn không còn là điều khó khăn nữa.
Ghi chú chi tiêu hàng ngày
Trước khi đi mua sắm, bạn nên học cách ngồi xuống và lên danh sách các thứ cần mua. Điều này giúp bạn mua đúng, mua đủ và tránh mua dư, mua thiếu.
Nếu có kế hoạch cụ thể trong đầu, bạn có thể tạo một bảng tính Excel với các nội dung như: Khoản thu, khoản chi, những thứ cần chi,… để tránh bị dụ dỗ mua những thứ không liên quan.
Cắt giảm chi tiêu
Bạn có thể dùng phương tiện công cộng để tiết kiệm tiền. Thay vì ăn ngoài, bạn nên mua đồ ăn về nấu nướng. Việc này vừa đảm bảo vệ sinh lại tiết kiệm chi phí, đầy đủ dinh dưỡng.
Những món đồ có thể tận dụng thì đừng vội bỏ đi. Tái sử dụng đồ dụng là cách tiết kiệm và bảo vệ môi trường vô cùng hay ho.
Tiêu trong định mức, không vay mượn
Ngoại trừ trường hợp bất khả kháng, tốt nhất không nên vay mượn. Nếu bạn không kiếm được lợi nhuận từ cách xoay vòng tiền, việc vay mượn càng khiến cuộc sống thêm khó khăn. Hiểu đơn giản, nợ nần sẽ không giúp bạn tiết kiệm được tiền.
Trên đây là những bí quyết tiết kiệm dành cho người có mức lương trung bình. Bạn có thể áp dụng ngay để xem kết quả ra sao nhé!