Quy hoạch sông Hồng: Những điểm sáng tích cực
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản trả lời kiến nghị cử tri gửi HĐND thành phố. Phía HĐND thành phố ngày 25/3/2022 cho rằng, phía UBND đã phê duyệt quy hoạch sông Hồng và sông Đuống. Văn bản trả lời chỉ rõ, phía UBND Thành phố Hà Nội sẽ giao cho UBND quận Long Biên tổ chức triển khai lập quy hoạch đô thị sông Hồng chi tiết tỷ lệ 1/500 để xác định chính xác khu vực được tồn tại, bảo vệ và khu vực cần phải di dời... Việc này nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và đảm bảo khả năng thoát lũ của tuyến sông Hồng, sông Đuống theo quy hoạch.
Ngày 18/2/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 257 phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và Quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Để có thể thực hiện tốt quy định cũng như đảm bảo an toàn đối với việc phòng chống lũ và đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch đã có đưa ra một số giải pháp liên quan tới phòng chống lũ lụt. Chỉnh trang cửa sông Đuống: xây dựng công trình chỉnh trị, điều tiết đoạn cửa vào sông Đuống để khống chế, ổn định tỷ lệ phân lưu mùa lũ từ sông Hồng sang sông Đuống ở mức từ 30-32%; quản lý sử dụng bãi sông: từng bước thực hiện di dời một số khu dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi xảy ra lũ lớn, trong đó có khu vực Bắc Cầu...
Với kiến nghị của cử tri, phía người dân phố Bắc Cầu (Long Biên, Hà Nội) chưa đồng thuận đối với việc di dời, phía ngườidân đề nghị nâng cấp kè quanh làng và cho phép người dân không phải di dời để có thể đảm bảo được ổn định sinh sống như cũ. Liên quan tới vấn đề này, phía UBND thành phố Hà Nội cũng đã trả lời cụ thể. Theo đó, khu vực phố Bắc Cầu (Ngọc Thuỵ, Long Biên) hiện tại đã được đầu tư xây dựng kè hộ chân chống sạt lở và hiện tại tuyến kè vẫn ổn định. Đối với kiến nghị trên của cử tri, phía UBND quận Long Biên có đã có báo và phía UBND thành phố Hà Nội đã giao cho Sở Xây dựng tổng hợp và báo cáo để xem xét theo quy định.
Đồ án quy hoạch đô thị sông Hồng, các khu vực dân cư hiện có gồm: Thượng Cát, Liên Mạc, Nhật Tân, Tứ Liên, Hoàng Mai, Thanh Trì 1, Thanh Trì 2, Chu Phan, Tráng Việt, Tàm Xá, Ngọc Thụy, Long Biên - Cự Khối, Đông Dư - Bát Tràng sẽ được tồn tại, bảo vệ khi triển khai quy hoạch đô thị sông Hồng. Theo quy hoạch đô thị sông Hồng, ở các khu vực này sẽ được xây dựng mới các công trình, nhà ở theo quy hoạch cũng như sẽ được cải tạo, được sử dụng thêm bãi sông Hồng để bố trí tái định cư (không quá 5% diện tích khu dân cư hiện có). Đối với khu vực dân cư này, quy hoạch đô thị sông Hồng cũng đã chỉ rõ rằng phía chính quyền địa phương cũng như cơ quan quản lý xác định ranh giới cụ thể làm cơ sở để quản lý đất đai, quy hoạch và đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật hiện hành, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
Với các chuyên gia, quy hoạch đô thị sông Hồng sẽ là một trong những lực đẩy mạnh giúp kinh tế Hà Nội nhất là lĩnh vực bất động sản phát triển. Ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, với quy hoạch đô thị sông Hồng, Hà Nội sẽ là “đầu tàu” của cả nước về thị trường bất động sản. Rất nhiều chuyên gia cũng nhận định rằng, đồ án quy hoạch đô thị sông Hồng là một trong những cột mốc đáng quan trọng để Thủ đô Hà Nội thực hiện trọn vẹn giấc mơ thành phố hai bên bờ sống Hồng.
Thế nhưng quy hoạch đô thị sông Hồng cũng đặt ra không ít thách thức. Theo đó, bản vẽ quy hoạch phân khu thực địa phải theo sự phát triển của thời đại: các công trình phải chất lượng, đô thị xanh thông minh, không gian đáng sống nhưng vẫn giữ được nét văn hoá đặc trưng. Đây được xem là một trong những bài toán cũng như bước tiến quan trọng để tạo điểm nhấn đột phá không chỉ nâng tầm cảnh quan và còn là bước phát triển quan trọng để đưa Thủ đô lên một tầm cao mới.
Hiện tại khi chỉ mới công bố quy hoạch đô thị sông Hồng và triển khai đường vành đai 4, bất động sản đã có bước “chuyển mình” – tăng giá. Theo đó, bất động sản ở những khu vực này như Mê Linh đã tăng giá mạnh mẽ và có nơi ghi nhận sự tăng giá một cách bất hợp lí. Có những chỗ chưa được đầu tư thế nhưng giá đất lại ngang ngửa ở những khu vực đắt đỏ ở Hà Nội.
"Quy hoạch đô thị sông Hồng có vai trò cực kỳ quan trọng, trong việc phát triển thị trường bất động sản của Hà Nội. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan quy hoạch đang là một trong những nguyên nhân làm tăng giá đất đai, có trường hợp lợi dụng quy hoạch để tăng giá đất bất hợp lý. Do đó, khi Hà Nội đưa ra bản quy hoạch mới, cần lưu ý tới các trường hợp, giá đất tăng ảo", ông Nguyễn Văn Đính Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định.
Hiện tại, Đông Anh đang là một trong những điểm sáng quan trọng trong “bản đồ” quy hoạch đô thị sông Hồng. Đây là một trong những quận/huyện sở hữu nhiều tiềm năng phát triển đối với không chỉ bất động sản Thủ đô mà còn ở những vùng phụ cận. Đối với lực đẩy phát triển trong tương lai, phía các cơ quan chức năng cũng cần có những sự quan tâm sát sao để quá trình thực thi, triển khai trong tương lai đạt được những hiệu quả nhất định.