meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mách bạn cách quy đổi mác bê tông sang cấp độ bền

Thứ ba, 07/06/2022-10:06
Mác bê tông là một thuật ngữ không còn xa lạ trong lĩnh vực xây dựng từ dân dụng tới công nghiệp. Tuy nhiên, một số khách hàng muốn tìm hiểu hay có nhu cầu sử dụng chúng vẫn chưa biết cách quy đổi mác bê tông sang cấp độ bền như thế nào? Nhằm giúp quý khách có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, cũng như cập nhật thêm những thông tin bổ ích khác, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau nhé!

Mác bê tông là gì?

Mác bê tông là khả năng chịu nén của mẫu bê tông và là con số lấy bằng cường độ trung bình của mẫu thử chuẩn theo đơn vị là kg/ cm2. Mẫu thử chuẩn được hiểu là khối lập phương cạnh 15cm và có ký hiệu là M

Theo tiêu chuẩn (TCVN 3105:1993), mẫu này được dùng để đo cường độ là một mẫu bê tông với hình lập phương có kích thước 15×15×15 cm được bảo dưỡng ở điều kiện tiêu chuẩn trong 28 ngày kể từ khi trộn bê tông. Sau đó, chúng được đưa vào máy nén bê tông nhằm đo lực nén phá hủy mẫu, đơn vị của mác bê tông được tính bằng MPa (N/mm²) hay daN/cm² (kg/cm²).

Ví dụ, khi ta nói rằng mác bê tông 250 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông với kích thước tiêu chuẩn. Chúng được bảo dưỡng ở điều kiện tiêu chuẩn, được nén trong 28 ngày và đạt 250 kg/cm².





Mác bê tông được hiểu đơn giản khả năng chịu nén của mẫu bê tông
Mác bê tông được hiểu đơn giản khả năng chịu nén của mẫu bê tông

Cấp độ bền của bê tông là gì?

Tại Việt Nam ngày nay đang áp dụng tiêu chuẩn mới, thường không hay dùng ký hiệu mác bê tông (M). Thay vào đó, cấp độ bền của bê tông (B) được sử dụng thay cho Mác bê tông (M) khá nhiều. 

Cấp độ bền của bê tông được xác định dựa trên kết quả nén mẫu bê tông hình trụ. Có nghĩa là thay vì trước đây, họ dùng mẫu lập phương thì ngày nay đã sử dụng mẫu hình trụ thay thế. Theo tiêu chuẩn đã sử dụng cấp độ bền chịu nén của bê tông thay thế cho mác bê tông tại TCVN 356 - 2005 và TCVN 5574 - 1991.

Cấp độ bền bê tông được định nghĩa là giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu nén tức thời. Chúng có ký hiệu là B và được tính bằng đơn vị MPa. và 1Mpa = 10kg/ cm2. Phân biệt cấp độ bền chịu nén của bê tông (B), có các loại như: cấp B3,5, B5, B7,5, B10, B12,5, B15, B20, B25, B30, B35, B40, B45, B50, B55, B60,…

Bên cạnh đó còn có khái niệm cấp độ bền chịu kéo của bê tông được ký hiệu bằng chữ Bt. Đây là giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu kéo tức thời của mẫu bê tông, được tính bằng đơn vị MPa cùng với xác suất không dưới 95%. 

Đồng thời, chúng phải xác định trên các mẫu kéo tiêu được chế tạo (mẫu lập phương kích thước tiêu chuẩn 15x15x15cm) và được bảo trì trong điều kiện tiêu chuẩn cùng với thí nghiệm nén ở 28 ngày tuổi. Phân biệt cấp độ bền chịu kéo của bê tông (Bt), có các loại cấp Bt0,5, Bt0,8, Bt1,2, Bt1,6, Bt2,0, Bt2,4, B2,8, Bt3,2, Bt3,6, B40, Bt4,0.





Cấp độ bền của bê tông (B) được sử dụng thay cho Mác bê tông (M) khá nhiều
Cấp độ bền của bê tông (B) được sử dụng thay cho Mác bê tông (M) khá nhiều

Tìm hiểu đôi nét về quy đổi mác bê tông

Mác bê tông được ký hiệu riêng theo tiêu chuẩn của Việt Nam và còn được sử dụng cho đến ngày nay. Mác bê tông được phân làm nhiều loại khác nhau như: c20, c30, c40,…

Theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993 và TCVN 4453:1995, mẫu thử này được sử dụng nhằm đo cường độ là bê tông có hình dạng lập phương cùng với kích thước của các cạnh tương ứng là 150x150x150mm. Toàn bộ khối lập phương đó đều được bảo dưỡng, bảo trì trong một điều kiện tiêu chuẩn theo các quy định của TCVN đã đề cập, và ở độ tuổi 28 ngày khi khối bê tông được ninh kết.

Trải qua quá trình trên, mẫu bê tông sẽ được đưa vào máy nén sau đó tiến hành đo ứng suất nén hủy mẫu. Do đó, để xác định được cường độ chịu nén chính xác của mẫu bê tông thì cần dựa vào đó với đơn vị tính là kg/cm2 (daN/cm2)  hoặc N/mm2 (MPa).

Bảng quy đổi mác bê tông là một từ khóa được khá nhiều khách hàng tìm kiếm. Đây là loại bảng được đưa ra nhằm xác định cường độ chịu nén của bê tông. Với các thông số cơ bản như:

  • Cấp độ bền của bê tông có kí hiệu là: B
  • Cấp độ bền bao gồm cấp độ bền: B3.5, B5, B7.5, B10, B12.5, B15, B20, B25, B30, B35, B40, B45, B50, B55, B60.
  • Đơn vị tính của mác bê tông: Mpa tương đương 1Mpa = 10kg/cm2




Mác bê tông được ký hiệu riêng theo tiêu chuẩn của Việt Nam và còn được sử dụng cho đến ngày nay
Mác bê tông được ký hiệu riêng theo tiêu chuẩn của Việt Nam và còn được sử dụng cho đến ngày nay

Mác bê tông và cấp độ bền của bê tông có mối tương quan như nào?

Mối tương quan giữa mác bê tông (M) và cấp độ bền (B) được thể hiện qua công thức cụ thể sau: B=α(1-1,64υ)M

Trong đó:

  • B: cấp độ bền chịu nén bê tông
  • M: mác bê tông (theo cường độ chịu nén)
  • α = 0,1
  • υ = 0,135 (hệ số biến động khí nén)

Từ đó, suy ra  B=0,0778M





Mác bê tông và cấp độ bền của bê tông có mối tương quan mật thiết với nhau
Mác bê tông và cấp độ bền của bê tông có mối tương quan mật thiết với nhau

Bảng quy đổi mác bê tông sang cấp độ bền chuẩn nhất

Hiện nay, đối với các công trình xây dựng thay vì ghi mác bê tông 100#, 200#, 250#,… mác bê tông sẽ được ghi theo cấp độ bền B (ví dụ như B7.5, B10, B12.5,…). Điều ấy có thể gây lúng túng và khó khăn cho các kỹ sư giám sát. Chính vì vậy, để dễ hiểu và dễ nhớ hơn, trung tâm thí nghiệm LAS-XD 508 đã trích bảng quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B) theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993 để các bạn tiện theo dõi, cụ thể như sau:

Cấp độ bền (B)

Cường độ chịu nén (Mpa)

Mác bê tông (M)

B3.5

4.50

50

B5

6.42

75

B7.5

9.63

100

B10

12.84

 

B12.5

16.05

150

B15

19.27

200

B20

25.69

250

B22.5

28.90

300

B25

32.11

 

B27.5

35.32

350

B30

38.53

400

B35

44.95

450

B40

51.37

500

B45

57.80

600

B50

64.22

 

B55

70.64

700

B60

77.06

800

B65

83.48

 

B70

89.90

900

B75

96.33

 

B80

102.75

1000





Bảng quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B) theo tiêu chuẩn sẽ giúp bạn dễ đọc hơn
Bảng quy đổi mác bê tông (M) tương ứng với cấp độ bền (B) theo tiêu chuẩn sẽ giúp bạn dễ đọc hơn

Bảng quy đổi mác bê tông C sang M chuẩn Việt Nam

Những kết cấu bê tông tại chỗ được coi là đạt yêu cầu về mác thiết kế hoặc chuẩn quy định trong thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu, từng mác thực tế không được nhỏ hơn mác thiết kế. Tuy nhiên, chúng phải không có mẫu nào trong số các tổ mẫu có kết quả thí nghiệm nhỏ hơn 85% mác thiết kế.

Trong lĩnh vực xây dựng, có khá nhiều đơn vị dùng thuật ngữ thi công khác nhau như: có nơi dùng mác bê tông, có nơi thì dùng cấp độ bền bê tông,... nhưng nhìn chung chúng có điểm chung là đều chỉ cường độ chịu nén của bê tông. 

Những thông số mỗi nơi nên sẽ có chút khác biệt, bảng quy đổi mác bê tông sang cấp độ bền hay bảng quy đổi mác bê tông C sang M ở đây đều để thể hiện sự tương quan giữa các đại lượng nêu ở trên. Đồng thời, việc quy đổi đơn vị với nhau còn nhằm mục đích thể hiện chính xác cường độ nén mà bê tông có thể chịu được.

Theo tiêu chuẩn của liên minh Châu Âu (EC2), cấp bền của bê tông ký hiệu là C. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng tham khảo bảng quy đổi mác bê tông C sang M của Việt Nam ngay sau đây:

Cấp cường độ bê tông

Tiêu chuẩn Châu Âu

Tiêu chuẩn Trung Quốc

Cường độ nén mẫu trụ D15x30cm – fck,cyl (Mpa)

Cường độ nén mẫu lập phương 15cm – fck,cub (Mpa)

Cường độ nén lập phương 15cm – fcu,k (Mpa)

C8/10

8

10

C12/15

12

15

15

C16/20

16

20

20

C20/25

20

25

25

C25/30

25

30

30

C35

28,6

35

35

C30/37

30

37

C40

32

40

40

C35/45

35

45

45

C40/50

40

50

50

C45/55

45

55

55

C50/60

50

60

60

C65

53,6

65

65

C55/67

55

67

C70

56,9

70

70

C60/75

60

75

75

C80

65

80

80

C70/85

70

85

C80/95

80

95

C90/105

90

105

C100/115

100

115

Những quy định về lấy mẫu bê tông chi tiết

Các mẫu kiểm tra cường độ bê tông được lấy ở chính nơi đổ bê tông và được bảo dưỡng ẩm theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993. Những mẫu thí nghiệm đã xác định cường độ bê tông sẽ được lấy theo từng tổ, mỗi tổ bao gồm ba viên mẫu được lấy cùng một thời điểm và ở cùng một chỗ theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 3105:1993. Kích thước từng viên mẫu chuẩn là  150x150x150mm. Cụ thể, số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng như sau:

  1. Đối với các bê tông khối lớn: cứ 500m3 thì lấy một tổ mẫu khối lượng bê tông trong một khối đổ > 1000m3. Còn cứ 250m3 thì lấy một tổ mẫu khối lượng bê tông trong một khối đổ < 1000m3.
  2. Đối với các móng lớn: cứ 100m3 bê tông thì lấy một tổ mẫu, tuy nhiên không được ít hơn một tổ mẫu cho một khối móng.
  3. Đối với bê tông móng bệ máy: có khối đổ lớn hơn 50m3 thì lấy một tổ mẫu, nhưng vẫn lấy một tổ mẫu khi khối lượng nhỏ hơn 50m3.
  4. Đối với khung và các kết cấu móng như cột, dầm, bản, vòm,...: cứ 20m3 bê tông sẽ lấy một tổ mẫu
  5. Trong trường hợp đổ bê tông các kết cấu đơn chiếc với khối lượng nhỏ hơn thì khi cần vẫn lấy một tổ mẫu.
  6. Đối với bê tông nền, mặt đường như đường ô tô, đường băng,...: cứ 200m3 bê tông sẽ lấy một tổ mẫu. Tuy nhiên, nếu khối lượng bê tông < 200m3 vẫn phải lấy một tổ mẫu.
  7. Để kiểm tra khả năng chống thấm nước của bê tông, cứ 500m3 thì lấy một tổ mẫu. Nhưng nếu khối lượng bê tông nhỏ hơn vẫn phải lấy một tổ mẫu.




Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng của bê tông
Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng của bê tông

Cách để chọn lựa mác bê tông phù hợp với công trình

Các công trình kiến trúc được thiết kế và dựng bài bản ngày từ ban đầu. Mác bê tông đã được các kỹ sư kết cấu quyết định và đưa ra một sự lựa chọn kỹ càng. Khi bản vẽ được phác ra, cần phải ghi rõ ràng và cụ thể công trình cần sử dụng bao nhiêu mác bê tông. Từ đó, các kỹ sư công trình sẽ dựa vào đó mà trộn cấp phối bê tông theo tỷ lệ nhất định sao cho phù hợp.





Mác bê tông cần được chọn lựa một cách kỹ càng
Mác bê tông cần được chọn lựa một cách kỹ càng

Kết luận

Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về cách quy đổi mác bê tông sang cấp độ bền. Hy vọng rằng, qua bài viết này, quý bạn đã giải đáp được những thắc mắc của mình cũng như chọn được loại mác bê tông phù hợp với công trình của mình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

Biệt thự hiện đại 3 tầng phủ lam gỗ lấy ý tưởng từ lũy tre làng

Ngắm toàn bộ không gian Dinh thự Hoàng A Tưởng trước khi thay màu áo mới

Chia tay Đà Lạt mộng mơ, đôi vợ chồng trẻ tìm chốn bình yên trong ngôi nhà nhỏ bên đồi

Quảng Ninh: Ngôi nhà gạch đỏ sở hữu khoảng sân vườn, mặt nước đan xen đón ánh sáng

Thiết kế không gian mở dành cho gia đình 3 thế hệ có chế độ sinh hoạt khác biệt

Khám phá dinh thự cổ Huỳnh Kỳ Trà Vinh đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Ngôi nhà sở hữu không gian kín đáo, ấm áp khác biệt với mặt tiền "hớ hênh"

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

13 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

13 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

13 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

13 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

13 giờ trước