meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở nước ta như thế nào? 

Thứ năm, 24/03/2022-14:03
"Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác" - thấm nhuần lời căn dặn trong di chúc của vua Trần Nhân Tông cũng như hiểu được giá trị của nguồn tài nguyên vô giá như "tấc vàng" của đất đai, nên pháp luật nước ta đã đặt ra nhiều cơ chế chặt chẽ nhằm thống nhất sự quản lý. Trong số đó, quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp đã được đặt ra cụ thể và hợp lý, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là gì?

Hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp chính là giới hạn mức tối đa mà Nhà nước quy định đối với từng nhóm đất nông nghiệp mà những chủ thể có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, để chuyển quyền sử dụng đất từ người đang sử dụng đất sang cho hộ gia đình hay cá nhân có nhu cầu.

Cụ thể thì các loại đất được áp dụng cho hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng này sẽ bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân nhằm để sử dụng cho mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với những hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo như thỏa thuận có ở trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.


Hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là gì?
Hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là gì?

Một thuật ngữ thường được sử dụng cho định nghĩa này đó là chuyển quyền từ bên "bán" sang  bên "mua".

Điều kiện nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp

Cá nhân và những hộ gia đình cần phải đáp ứng các điều kiện sau nếu muốn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Thứ nhất, theo Điều 191 Luật Đất đai, cá nhân, hộ gia đình không thuộc trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

  • Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất như người chuyển nhượng không đáp ứng các điều kiện để thực hiện quyền chuyển nhượng theo Điều 188 Luật đất đai (người sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất đang có tranh chấp, quyền sử dụng đất đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án, đất đã hết thời hạn sử dụng đất) mà thực hiện chuyển nhượng.
  • Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.
  • Hộ gia đình, cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng nơi có đất muốn nhận chuyển nhượng là đất nông nghiệp thuộc khu vực rừng phòng hộ, trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng.

Thứ hai, diện tích đất mà cá nhân, hộ gia đình nhận chuyển nhượng phải nằm trong hạn mức nhận chuyển nhượng đối với nhóm đất nông nghiệp do pháp luật quy định.


Để có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cá nhân và các hộ gia đình phải đáp ứng các điều kiện mà luật quy định
Để có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cá nhân và các hộ gia đình phải đáp ứng các điều kiện mà luật quy định

Để có thể nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cá nhân và các hộ gia đình phải đáp ứng các điều kiện mà luật quy định

Điều cần lưu ý: khi cá nhân, hộ gia đình muốn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh nông nghiệp bên cạnh những điều kiện trên thì còn cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 139 Luật đất đai.

Cụ thể: 

Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận chuyển nhượng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Và phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa nước theo quy định của Chính phủ nếu đó là diện tích đất trồng lúa nước.

Hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp

Căn cứ theo Điều 130 Luật đất đai thì hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân, hộ gia đình là không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân, hộ gia đình đối với mỗi loại đất do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng thời kỳ và theo từng vùng.

Cụ thể thì hạn mức này được hướng dẫn tại Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

a) Hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là loại đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối

Không quá 30 ha cho mỗi loại đất đối với các Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gồm: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Cà Mau, Cần ThơKhông quá 20 ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.


Hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp
Hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp

b) Hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là đất trồng cây lâu năm

Không quá 100 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng

Không quá 300 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi

c) Hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp thuộc loại đất rừng sản xuất là rừng trồng:

Không quá 150 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng

Không quá 300 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi

d) Hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp đối với một số trường hợp đặc biệt

  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất.
  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất như quy định trên.
  • Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất vượt hạn mức nhận chuyển nhượng theo quy định trên mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/07/2007 thì phần diện tích đất vượt quá hạn mức được tiếp tục sử dụng như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền
  • Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất vượt hạn mức nhận chuyển nhượng theo quy định trên mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01/07/2007 đến trước ngày 01/07/2014 thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất và chỉ chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần diện tích vượt hạn mức nhận chuyển quyền.

Từ bài viết trên có thể hiểu rằng, người nhận chuyển nhượng phải đảm bảo đúng về hạn mức nhận chuyển nhượng không vượt quá hạn mức mà nhà nước quy định cũng như thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến hạn mức chuyển quyền sử dụng đất phải nộp nghĩa vụ tài chính khi tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

17 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

17 giờ trước

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

17 giờ trước

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

17 giờ trước

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

17 giờ trước