Quỹ đầu tư phát triển theo Thông tư 200
BÀI LIÊN QUAN
Thông tin nghị định 147 về quỹ đầu tư địa phươngThông tin về quỹ đầu tư mạo hiểm AltherQuỹ đầu tư phát triển được thành lập trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức nhằm duy trì hoạt động của các doanh nghiệp một cách tối ưu và phát triển. Nguồn tài chính của quỹ đầu tư và phát triển ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự bền vững của một doanh nghiệp. Vì thế, quỹ đầu tư và phát triển đóng vai trò cực kì quan trọng và có tính chất đa dạng, những mục tiêu cuối cùng chính là tạo ra những tiến bộ về mặt khoa học kĩ thuật cũng như mang lại lợi nhuận ổn định cho doanh nghiệp. Các quy định về việc thành lập quỹ đầu tư phát triển cũng như quy định về cơ chế hoạt động của quỹ này dựa vào.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 191/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
– Nghị định số 32/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015.
– Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
1. Quỹ đầu tư phát triển là gì?
Quỹ đầu tư phát triển được dùng để đầu tư cho các doanh nghiệp với mục đích phát triển mạnh mẽ. Những nguồn vốn được sử dụng để xây dựng và đóng góp cho quỹ đầu tư phát triển sẽ được tính toán một cách cẩn thận và cân đối từ chính nguồn chi phí của doanh nghiệp hợp lý. Quỹ này được dùng để đầu tư vào mục đích phát triển kinh doanh, mang đến những lợi ích lớn hơn thông qua việc tính toán chi tiêu phù hợp với hoạt động vận hành, kinh doanh. Đây là một loại chi phí cực kì cần thiết để vận hành bộ máy của doanh nghiệp. Một số công việc cần sử dụng đến quỹ đầu tư phát triển có thể kể đến như:
– Đổi mới các trang thiết bị, máy móc thông qua đó có thể cải thiện năng suất lao động, chất lượng sản phẩm nâng cao, đồng đều. Từ đó đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp nhờ việc đẩy kịp các sản phẩm ra thị trường.
– Áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào công việc, giúp cải thiện đáng kể bộ mặt doanh nghiệp, tạo ra lợi thế vượt trội hơn hẳn so với các đối thủ khác trên thị trường. Việc áp dụng khoa học kĩ thuật cũng góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động.
– Nguồn vốn của quỹ đầu tư còn hỗ trợ việc bổ sung nguồn vốn, phân phối lợi nhuận hiệu quả… Vì bất cứ doanh nghiệp nào cũng Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn, phân phối lợi nhuận,… Các doanh nghiệp thường cân đối phần lợi nhuận nhất định cho quỹ này. Nhằm tạo nguồn tài chính ổn định và đủ lớn cho các nhu cầu đầu tư cho phát triển.
Tầm quan trọng của quỹ đầu tư phát triển đối với doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp thì quỹ đầu tư phát triển hết sức quan trọng vì nó mang đến những tác động trong việc tìm kiếm sự phát triển bền vững. Có thể thấy các quốc gia đứng đầu thế giới có nền khoa học kĩ thuật và kinh tế phát triển vượt trội, bởi họ có thể áp dụng được những điều đó vào trong ngành công nghiệp của mình, đảm bảo tận dụng tối đa các nguồn chi phí và nguồn lực một cách hiệu quả, mang đến lợi ích cao trong công việc.
Quỹ sẽ phải đảm bảo được nguồn vốn duy trì nhất định khi được trích từ ngân sách của doanh nghiệp. Nguồn lãi thu về mỗi năm sẽ được trích ra một phần để nhập vào quỹ đầu tư phát triển, đảm bảo cho việc bất cứ khi nào doanh nghiệp cần cũng có thể một nguồn vốn dự trữ, bởi lẽ đây là những khoản đầu tư khá lớn và tốn kém. Song, những doanh nghiệp có tiềm lực đủ lớn sẽ không phải lo lắng về vấn đề này. Đồng thời, đây cũng là nguồn cung mang đến sự hoàn thiện và phát triển trong nhân lực và vật lực.
Quỹ đầu tư phát triển được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, nghĩa là khoản lợi nhuận thực tế chưa được xác định cho bất cứ nghĩa vụ cụ thể nào. Vì vậy, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể lên kế hoạch sử dụng các khoản này với những dự án còn đang dang dở. Bên cạnh đó, quỹ đầu tư phát triển được sử dụng nhiều nhất trong việc mở rộng địa bàn, sản xuất để phát triển nâng cao lợi nhuận.
2. Quy định về sử dụng nguồn vốn của quỹ đầu tư phát triển
Trong Nghị định 191/2015/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP đã quy định:
Doanh nghiệp nhà nước phân phối lợi nhuận còn lại theo thứ tự với sự quan tâm hàng đầu là trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào lợi nhuận thực tế thì các số liệu và doanh thu sẽ được điều chỉnh một cách phù hợp, điều này sẽ đảm bảo nguồn lợi nhuận được chia ra một cách hợp lý cho hai quỹ khác theo thứ tự.
– Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp.
– Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên.
Sau khi thực hiện trích lập các quỹ quy định đều được nộp về ngân sách Nhà nước theo quy định. Do đó, có thể thấy được sự ưu tiên hàng đầu và tầm quan trọng của các quỹ đầu tư phát triển. Trường hợp nếu như các yếu tố duy trì hay ổn định không phải mục đích cuối cùng thì Nhà nước sẽ có những chính sách thay đổi bền vững, phù hợp với các điều kiện của doanh nghiệp. Chính điều đó sẽ mang đến những lợi nhuận đầu tư bền vững và lâu dài.
Mục đích sử dụng quỹ đầu tư phát triển
Đối với mỗi doanh nghiệp thì quỹ đầu tư phát triển đóng vai trò cực kì quan trọng hỗ trợ cho mọi hoạt động, đồng thời, dựa vào mục đích sử dụng của các quỹ đầu tư phát triển để thấy được sự cần thiết của quỹ này như sau:
– Quỹ đầu tư phát triển được sử dụng để mở rộng và phát triển kinh doanh, giúp doanh nghiệp tiếp cận với những khả năng mới. Đồng thời, quỹ đầu tư phát triển hỗ trợ doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đặt ra, mang đến những cơ hội mới tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp.
– Hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới trong hệ thống máy móc, thiết bị, dây chuyền. Áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật, tiết kiệm chi phí đào tạo nguồn lực. Đồng thời, quỹ đầu tư cũng sẽ cải thiện chất lượng của sản phẩm đầu ra đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đã cam kết với khách hàng.
– Giúp đổi mới được môi trường và điều kiện làm việc, đảm bảo năng suất lao động tối ưu của nhân viên. Mang đến một môi trường làm việc lành mạnh, thoải mái, kích thích sự học hỏi của mọi người.
– Đây cũng là nguồn chi phí hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ thuật, nghiệp vụ cho nhân viên của doanh nghiệp. hỗ trợ chi phí tham gia đào tạo nghề cho những nhân viên có nhu cầu nâng cao năng lực. Bên cạnh đó, đây cũng là một nguồn bổ sung vốn khi cần thiết đối với doanh nghiệp.
3. Nguyên tắc hạch toán quỹ đầu tư phát triển
Cách hạch toán của quỹ đầu tư phát triển cũng phải được thực hiện theo các quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC. Theo quy định, quỹ đầu tư phát triển được hạch toán sẽ gọi là TK 414. Một số nguyên tắc phải tuân thủ tuyệt đối khi hạch toán quỹ đầu tư phát triển trong quá trình hình thành và hoạt động như sau:
– Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Tính chất sử dụng cũng cần thực hiện theo kế hoạch. Tính chất khả thi cho các hoạt động đầu tư. Giúp cho nguồn quỹ được sử dụng có hiệu quả cao. Các tăng hay giảm quỹ mang đến tính chất cho nhu cầu đầu tư. Với các ghi nhận càng cụ thể, giúp cho việc quản lý và tính toán nguồn quỹ càng hiệu quả.
– Quỹ đầu tư phát triển được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Là khoản chi được sử dụng với nhiệm vụ đầu tư cho doanh nghiệp. Được sử dụng vào việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Mang đến các phát triển lâu dài và đảm bảo tính bền vững trong giá trị có thể khai thác.
– Việc trích và sử dụng quỹ đầu tư phát triển phải theo chính sách tài chính hiện hành đối với từng loại doanh nghiệp hoặc quyết định của chủ sở hữu. Theo các kế hoạch và lộ trình thực hiện cụ thể. Khi các mục tiêu trong đầu tư được xác định cụ thể. Và các cách thức phân bổ quỹ đảm bảo theo lộ trình. Cân đối giữa các nguồn chi với các lợi ích có thể đạt được.
– Nếu doanh nghiệp không tiếp tục trích Quỹ dự phòng tài chính. Chủ sở hữu doanh nghiệp ra quyết định chuyển số dư Quỹ dự phòng tài chính vào Quỹ đầu tư phát triển. Tức là các mục tiêu cho đầu tư phát triển cần được đảm bảo. Với các quỹ khác nhau được lập ra, việc không thực hiện quỹ có thể không gây các ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài, cần thực hiện chiến lược trong đầu tư phát triển. Chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo trong nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Cũng như tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn để kết quả kinh doanh hiệu quả hơn.
Quỹ đầu tư phát triển được thành lập và hoạt động hiệu quả trong các doanh nghiệp nhưng cần phải tuân thủ tuyệt đối về các quy định đã được đặt ra. Muốn hoạt động một cách có hiệu quả thì những tổ chức này cũng cần phải tuân thủ những nguyên tắc của doanh nghiệp.