meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quý 2/2023, nhiều doanh nghiệp vận tải biển báo cáo lợi nhuận giảm mạnh, quý 3 kỳ vọng tươi sáng hơn

Thứ bảy, 19/08/2023-08:08
Ông lớn trong ngành là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, mã chứng khoán: MVN) mới đây đã báo cáo kết quả kinh doanh của quý 2/2023 với doanh thu đạt 3.364 tỷ đồng và 366,8 tỷ đồng lợi nhuận ròng, so với thực hiện năm trước đã lần lượt giảm 14,6% và 46%. 

Theo Nhịp Sống Thị Trường, các doanh nghiệp vận tải biển sau 2 năm 2021-2022 bùng nổ đã gặp nhiều khó khăn trong nửa đầu năm nay. Từ tháng 9/2022, giá cước vận tải biển liên tục lao dốc. Số liệu từ Drewry cho thấy, chỉ số giá cước vận chuyển container thế giới (WCI) thời điểm hiện tại đã giảm 77,5% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, chỉ số WCI mới nhất ở mức 1.536,86 USD/container 40 feet, so với mức đỉnh 10.377 USD đạt được hồi tháng 9/2021 đã giảm đến 85%, song vẫn cao hơn 8% so với mức trung bình của năm 2019 (trước đại dịch) là 1.420 USD.


Chỉ số WCI mới nhất ở mức 1.536,86 USD/container 40 feet, so với mức đỉnh 10.377 USD đạt được hồi tháng 9/2021 đã giảm đến 85%, song vẫn cao hơn 8% so với mức trung bình của năm 2019 (trước đại dịch) là 1.420 USD
Chỉ số WCI mới nhất ở mức 1.536,86 USD/container 40 feet, so với mức đỉnh 10.377 USD đạt được hồi tháng 9/2021 đã giảm đến 85%, song vẫn cao hơn 8% so với mức trung bình của năm 2019 (trước đại dịch) là 1.420 USD

Với thị trường trong nước, giá cước vận tải biển container Bắc - Nam hiện nay ở mức khoảng 100.000 - 200.000 đồng/container 20 feet. Do đó, các phụ phí gần như chỉ đủ để bù đắp cho chi phí nâng và hạ container. Ngoài ra, các mặt hàng chủ đạo (như các loại vật liệu xây dựng) với vận tải thủy nội địa đã giảm mạnh trong thời gian qua, ảnh hưởng khá nhiều đến giá cước vận tải. 

Với những tuyến vận tải biển quốc tế, hiện tuyến vận tải từ TPHCM - Singapore có giá khoảng 1 - 1,5 triệu đồng/container 20 feet. Giá cước vận chuyển mỗi container tuyến TPHCM - Singapore với container 40 feet trong khoảng 2 - 2,6 triệu đồng; trong khi hồi giữa tháng 11 năm ngoái ở mức khoảng 9 - 11 triệu đồng/container 40 feet và khoảng 2 - 3 triệu đồng/container 20 feet.

Giá cước vận tải giảm là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp vận tải biển trong quý 2/2023 nói riêng và nửa đầu năm nay nói chung suy giảm. 

Mới đây, ông lớn trong ngành là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, mã chứng khoán: MVN) mới đây đã báo cáo kết quả kinh doanh của quý 2/2023 với doanh thu đạt 3.364 tỷ đồng và 366,8 tỷ đồng lợi nhuận ròng, so với thực hiện năm trước đã lần lượt giảm 14,6% và 46%. Thời điểm hiện tại, doanh nghiệp này đang lỗ lũy kế hơn 814 tỷ đồng.


Ông lớn trong ngành là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, mã chứng khoán: MVN) mới đây đã báo cáo kết quả kinh doanh của quý 2/2023 với doanh thu đạt 3.364 tỷ đồng và 366,8 tỷ đồng lợi nhuận ròng, lần lượt giảm 14,6% và 46% so với thực hiện năm trước
Ông lớn trong ngành là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, mã chứng khoán: MVN) mới đây đã báo cáo kết quả kinh doanh của quý 2/2023 với doanh thu đạt 3.364 tỷ đồng và 366,8 tỷ đồng lợi nhuận ròng, lần lượt giảm 14,6% và 46% so với thực hiện năm trước

Ngoài ra, 3 công ty con của VIMC nằm trong nhóm vận tải biển là Vosco (mã chứng khoán: VOS), Vinaship (mã chứng khoán: VNA) và Nosco (mã chứng khoán: NOS) là 3 cái tên ghi nhận lợi nhuận giảm nhiều nhất. Cụ thể, lãi ròng của Vosco trong quý 2/2023 ở mức hơn 1 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước lao dốc đến 90%. Trong quý vừa qua, Vinaship lãi chưa đến 500 triệu đồng, so với cùng kỳ đã giảm 98%. Thậm chí, Nosco còn báo lỗ 65 tỷ đồng, lỗ lũy kế 4.897 tỷ đồng tính đến ngày 30/6/2023.  

Chung cảnh ngộ, Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán: HAH) cũng báo cáo lợi nhuận quý 2/2023 giảm gần 60% so với cùng kỳ, đạt 97 tỷ đồng. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của HAH là 1.267 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế giảm 65% và đạt 206 tỷ đồng. Liên quan đến kết quả kinh doanh, phía Xếp dỡ Hải An giải trình và cho biết, kết quả sụt giảm là do sản lượng và doanh thu khai thác cảng giảm trong khoảng thời gian nâng cấp và sửa chữa mặt bãi. Sản lượng hàng vận chuyển giảm, giá cước biển cũng giảm theo, giá cho thuê tàu cũng lao dốc. Việc thêm tàu HA Rose khiến chi phí đội tàu tăng lên, kéo lợi nhuận khai thác tàu giảm. Chưa kể, HAH còn thua lỗ từ liên doanh Zim Hải An mới thành lập và hoạt động từ tháng 3.


Chung cảnh ngộ, Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán: HAH) cũng báo cáo lợi nhuận quý 2/2023 giảm gần 60% so với cùng kỳ, đạt 97 tỷ đồng do sản lượng và doanh thu khai thác cảng giảm trong khoảng thời gian nâng cấp và sửa chữa mặt bãi
Chung cảnh ngộ, Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán: HAH) cũng báo cáo lợi nhuận quý 2/2023 giảm gần 60% so với cùng kỳ, đạt 97 tỷ đồng do sản lượng và doanh thu khai thác cảng giảm trong khoảng thời gian nâng cấp và sửa chữa mặt bãi

Ngược diễn biến chung, PV Trans (mã chứng khoán: PVT) vẫn duy trì được đà tăng trưởng khi tăng 39% so với cùng kỳ, báo lãi 297 tỷ đồng nhờ tình hình thị trường vận tải dầu thô cùng dầu sản phẩm vẫn đang diễn biến tích cực. 

Vẫn đầu tư mạnh cho đội tàu

Dù thị trường vận tải biển đang gặp khó khăn, giá cước giảm, dư cung… các doanh nghiệp trong ngành vẫn lên kế hoạch đầu tư mạnh mẽ cho đội tàu đang có. Cụ thể, VIMC mới đây đã công bố kế hoạch đầu tư thêm 4 tàu container, từ 1.700 Teus đến 2.200 Teus cùng với 08 tàu hàng khô trọng tải đến 60.000 tấn (DWT); đồng thời thực hiện thanh lý 24 tàu với tổng trọng tải khoảng 617.000 tấn (DWT). Dự kiến tới năm 2025, tổng đội tàu VIMC sẽ có 40 tàu với tổng trọng tải lên đến 1,2 triệu tấn. Trong đó, trọng tải của đội tàu container là khoảng 200.000 tấn DWT (13.000 - 16.000 TEU), tương đương với 30% trọng tải đội tàu container Việt Nam.

Trong năm nay, công ty mẹ của PV Trans dự kiến đầu tư 164 triệu USD để mua thêm 6 tàu, đồng thời đầu tư ngoài hơn 190 triệu USD cho 12 tàu khác. Còn với Xếp dỡ Hải An, doanh nghiệp hiện đang có 11 tàu vận hành, dự kiến sẽ đón thêm 3 tàu mới trong năm nay. Nguyên nhân bởi, HAH thời điểm hiện tại đang có 3 tàu có sản lượng nhỏ và cũ; vì thế việc đóng tàu mới sẽ giúp trẻ hóa lực lượng này, đáp ứng được các quy định mới của hàng hải quốc tế. Ngoài ra, Xếp dỡ Hải An vẫn đang muốn mở rộng kinh doanh nên cần có một đội tàu lớn hơn. 

Nửa cuối năm kỳ vọng khởi sắc hơn

Sau khi trôi qua nửa đầu năm với nhiều khó khăn và thách thức, lãnh đạo của các doanh nghiệp vận tải biển đang kỳ vọng vào một tương lai khả quan hơn. Trong buổi tổng kết 6 tháng đầu năm của VIMC, ông Nguyễn Ngọc Cảnh - Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhận định, dự báo thị trường tàu hàng khô trong nửa cuối năm sẽ ghi nhận những chuyển biến tích cực hơn.


Theo dự báo, thị trường tàu container trong nửa cuối năm nay sẽ diễn biến chậm vì số lượng tàu đóng mới được giao ở mức cao nhưng nhu cầu vận chuyển hàng hóa vẫn ở mức thấp, dẫn đến nguồn cung dư thừa. Ảnh minh họa
Theo dự báo, thị trường tàu container trong nửa cuối năm nay sẽ diễn biến chậm vì số lượng tàu đóng mới được giao ở mức cao nhưng nhu cầu vận chuyển hàng hóa vẫn ở mức thấp, dẫn đến nguồn cung dư thừa. Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, các công ty nghiên cứu thị trường cho biết, tốc độ tăng trưởng của thị trường tàu hàng khô năm nay có thể đạt mức 1,5 - 2,5%. Nửa cuối năm, số lượng tàu đóng mới được giao ở mức cao sẽ tác động mạnh đến nguồn cung tàu, đồng thời giá giao ngay khó mà tăng trưởng lên mức cao như năm vừa qua.

Theo dự báo, thị trường tàu container trong nửa cuối năm nay sẽ diễn biến chậm vì số lượng tàu đóng mới được giao ở mức cao nhưng nhu cầu vận chuyển hàng hóa vẫn ở mức thấp, dẫn đến nguồn cung dư thừa. Nhiều khả năng, các hãng tàu sẽ tiếp tục giảm giá cước vận chuyển để có thể đảm bảo hoạt động của đội tàu. 

Trong khi đó, ông Vũ Ngọc Sơn, cựu Chủ tịch Hải An nhận định, thị trường vận tải container đang dần phục hồi sau giai đoạn khó khăn. Tháng 2 năm nay đã là đáy của thị trường vận tải. Thời điểm hiện tại, giá cước vận tải giao nhanh đã hồi phục về mức cân bằng trước đại dịch. Đồng thời, giá cho thuê tàu từ tháng 4 năm nay đã tăng 15% khi so sánh với mức đáy hồi tháng hai. Ví dụ, giá thuê tàu 1.700 TEU hồi tháng hai năm nay chỉ khoảng 14.000 USD, nhưng đến thời hiện tại đã tăng lên mức 16.500-17.000 USD.

Đối với thị trường vận tải, thị trường nội địa đang xảy ra sự dư thừa tàu. Giá cước trong năm 2022 tăng cao đã khiến cho nhiều doanh nghiệp cho thuê tàu, đến cuối năm khi hết hợp đồng, số lượng tàu này tiếp tục tham gia chạy nhiều tuyến trong nước, dẫn đến nguồn cung càng thêm dư thừa. Hậu quả, giá cước vận tải biển trong nước đã giảm đến 60%. Chưa kể, giá cước vận tải biển còn chịu tác động bởi tình hình sản xuất trong nước đã giảm sút từ cuối năm ngoái. Theo dự báo của ông Vũ Ngọc Sơn, thị trường vận tải nội địa có thể khởi sắc trở lại từ quý 3 năm nay.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

TP.HCM: Hơn 12.000ha đất dân cư xây dựng mới vẫn chờ hướng dẫn

Bình Phước sắp có Khu đô thị Suối Cam rộng hơn 2.000ha

Hà Nội: Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lĩnh Nam dài 3,4km sẽ khởi công tháng 6/2025

Dòng tiền đang đổ mạnh vào phân khúc biệt thự, nhà liền kề

Hà Nam: Dự án khu đô thị gần 4.800 tỷ chính thức về tay liên danh Taseco Land

Hải Phòng sẽ có sân bay quốc tế Tiên Lãng 10.000 tỷ, "chia lửa" cho sân bay Nội Bài và Cát Bi

Quảng Nam thanh tra 6 dự án bất động sản tại Phú Ninh, Duy Xuyên, Quế Sơn

Tin mới cập nhật

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Địa phương có thể điều chỉnh giá khởi điểm đấu giá đất nếu thấy không phù hợp

1 ngày trước

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

1 ngày trước

Nới rộng đối tượng mua NOXH miễn đáp ứng đủ điều kiện

1 ngày trước

Dự án 275 Nguyễn Trãi: Hoàng Huy khẳng định đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính

1 ngày trước

Bảng giá đất điều chỉnh ở TP. HCM dự kiến cao nhất 687 triệu đồng

1 ngày trước