meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Doanh nghiệp ngành vận tải biển gặp khó vì đơn hàng ít, giá cước giảm

Thứ năm, 03/08/2023-21:08
Giá cước chở hàng giảm xuống khiến nhiều doanh nghiệp vận tải biển phải thay đổi cách kinh doanh. Họ cho người nước ngoài thuê tàu, thế nhưng mức giá thuê cũng bị “ép” đến thê thảm.

Giá cước vận tải biển trên thế giới giảm liên tục

Giá cước vận tải biển trên thế giới đang ngày càng giảm sút trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều khó khăn. Không ngoại lệ, giá cước vận tải biển tại Việt Nam cũng bắt buộc phải giảm theo.

Theo tìm hiểu của Pháp Luật Việt Nam, giá cước vận tải biển container Bắc - Nam thời điểm hiện tại chỉ ở mức 100.000 đến 200.000 đồng cho một container 20 feet. Với mức này, các phụ phí gần như chỉ đủ để có thể bù đắp cho chi phí nâng và hạ container. Bên cạnh đó, mặt hàng chủ đạo của vận tải thủy nội địa như các vật liệu xây dựng đều đã giảm mạnh trong thời gian qua, điều này ảnh hưởng lớn đến giá cước vận tải. 


Giá cước vận tải biển trên thế giới đang ngày càng giảm sút trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh minh họa
Giá cước vận tải biển trên thế giới đang ngày càng giảm sút trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều khó khăn. Ảnh minh họa

Đối với các tuyến vận tải biển quốc tế, hiện nay tuyến vận tải từ TP Hồ Chí Minh sang Singapore đang có giá khoảng 1 đến 1,5 triệu đồng/container 20 feet. Ngoài ra, giá cước vận tải cho mỗi container tuyến TP Hồ Chí Minh sang Singapore với container 40 feet hiện đang dao động trong khoảng 2 đến 2,6 triệu đồng. Điều đáng nói, mức cước này vào thời điểm giữa tháng 11 năm ngoái là khoảng 9 đến 11 triệu đồng/container 40 feet và khoảng 2 đến 3 triệu đồng/container 20 feet.

Ngoài ra, có thời điểm giá cước của tuyến vận tải biển từ TP Hồ Chí Minh đi cảng biển của Trung Quốc đã giảm xuống mức âm. Thực tế, hãng tàu chỉ thu thêm phụ phí để có thể bù đắp chi phí.

Giá cước chở hàng giảm xuống khiến nhiều doanh nghiệp vận tải biển phải thay đổi cách kinh doanh. Họ cho người nước ngoài thuê tàu, thế nhưng mức giá thuê cũng bị “ép” đến thê thảm. Liên quan đến vấn đề này, một doanh nghiệp vận tải biển cho biết, mức cước thuê tàu ở thời điểm hiện tại so với thời kỳ cao điểm đã giảm đến hơn 50%. Cùng một loại tàu, giá cước thuê hiện nay ở mức khoảng 7.800 USD/ngày. Trong khi đó, vào khoảng cách đây khoảng hơn 1 năm, mức cước thuê là 16.000 USD/ngày.

Đáng chú ý, dù giá thuê tàu giảm nhưng nhiều doanh nghiệp vận tải biển của Việt Nam vẫn không ký tiếp được hợp đồng cho thuê tàu mới khi mà hợp đồng cũ hết hạn. Không còn cách nào khác, các chủ tàu Việt đành phải rút tàu về để chạy ở thị trường nội địa. Do đó, tình trạng cung vượt cầu xảy ra là điều hoàn toàn dễ hiểu. Hệ quả, tàu biển tại thị trường Việt Nam càng trở nên “ế ẩm”, giá cước giảm mạnh. 

Nhiều doanh nghiệp vận tải biển ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm sâu

Thời gian qua, tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn đã khiến nhiều doanh nghiệp vận tải biển ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm sâu.


Thời gian qua, tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn đã khiến nhiều doanh nghiệp vận tải biển ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm sâu. Ảnh minh họa
Thời gian qua, tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn đã khiến nhiều doanh nghiệp vận tải biển ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm sâu. Ảnh minh họa

Kết thúc quý 2 năm nay, Công ty CP Vận tải biển VN (Vosco) đạt doanh thu là 1.042,6 tỷ đồng. Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế ở mức khiêm tốn là 1,08 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm mạnh 99,6%. Được biết, đây là mức lợi nhuận thấp nhất của Công ty CP Vận tải biển VN kể từ quý 4 năm 2021. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của Vosco là hơn 1.561 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế là hơn 74 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 76,5%. 

Đồng cảnh ngộ, Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An cũng ghi nhận lợi nhuận giảm sâu trong quý 2 năm nay. Trong kỳ, doanh thu thuần của Xếp dỡ Hải An là hơn 611 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 34%. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này là 79,7 tỷ đồng, giảm 75% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Xếp dỡ Hải An là 1.267 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ; lãi sau thuế là hơn 206 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ năm trước.

Quý 2/2023, doanh thu của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) là 3.363 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2022 đã giảm 15%. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp cũng giảm 46%, đạt 635 tỷ đồng. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của công ty là 6.213 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ còn lợi nhuận trước thuế giảm 46%, đạt 1.120 tỷ đồng. 

Đại diện của vận tải biển Vosco cho biết, thị trường tàu hàng khô cùng với tàu container giảm mạnh trong kỳ này so với năm trước đã kéo kết quả kinh doanh của đội tàu khô cùng với tàu container giảm sút nghiêm trọng. Trong 6 tháng đầu năm, chỉ số tàu hàng khô Baltic Dry Index (BDI) thường xuyên duy trì quanh mức 1.000 điểm, thậm chí có thời điểm chỉ còn 530 điểm.


Đến năm 2025, thị trường vận tải container có thể phục hồi, sau đó khởi sắc hơn khi giá cước ổn định và cung - cầu của thị trường cân bằng hơn. Ảnh minh họa
Đến năm 2025, thị trường vận tải container có thể phục hồi, sau đó khởi sắc hơn khi giá cước ổn định và cung - cầu của thị trường cân bằng hơn. Ảnh minh họa

Pháp Luật Việt Nam dẫn lại lời lý giải của Vosco như sau: “Thị trường container sụt giảm mạnh dẫn đến việc nhiều tàu trước đây được cho thuê định hạn ra nước ngoài đã quay trở lại khai thác trên thị trường nội địa do không tiếp tục cho thuê được, làm cung tàu tăng lên. Trong khi nhu cầu vận chuyển sụt giảm do nhu cầu tiêu dùng và sản xuất hàng hóa giảm mạnh, dẫn đến việc giá cước vận chuyển giảm sâu”.

Liên quan đến vấn đề này, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam cho biết, kể từ nay cho đến hết năm, tình hình tài chính toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi, lãi suất tiền gửi vẫn có xu hướng ở mức cao, vì thế thị trường vận tải container cũng chưa thể hồi phục nhanh chóng.

Theo dự báo, kinh tế thế giới năm 2024 sẽ có sự phục hồi và tăng trưởng tốt hơn năm nay. Tuy nhiên, nguồn cung công suất vận tải container dự báo tăng mạnh nên giá cước nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm. Đến năm 2025, thị trường vận tải container có thể phục hồi, sau đó khởi sắc hơn khi giá cước ổn định và cung - cầu của thị trường cân bằng hơn.

 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

TP.HCM: Hơn 12.000ha đất dân cư xây dựng mới vẫn chờ hướng dẫn

Bình Phước sắp có Khu đô thị Suối Cam rộng hơn 2.000ha

Hà Nội: Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lĩnh Nam dài 3,4km sẽ khởi công tháng 6/2025

Dòng tiền đang đổ mạnh vào phân khúc biệt thự, nhà liền kề

Hà Nam: Dự án khu đô thị gần 4.800 tỷ chính thức về tay liên danh Taseco Land

Hải Phòng sẽ có sân bay quốc tế Tiên Lãng 10.000 tỷ, "chia lửa" cho sân bay Nội Bài và Cát Bi

Quảng Nam thanh tra 6 dự án bất động sản tại Phú Ninh, Duy Xuyên, Quế Sơn

Tin mới cập nhật

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Địa phương có thể điều chỉnh giá khởi điểm đấu giá đất nếu thấy không phù hợp

1 ngày trước

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

1 ngày trước

Nới rộng đối tượng mua NOXH miễn đáp ứng đủ điều kiện

1 ngày trước

Dự án 275 Nguyễn Trãi: Hoàng Huy khẳng định đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính

1 ngày trước

Bảng giá đất điều chỉnh ở TP. HCM dự kiến cao nhất 687 triệu đồng

1 ngày trước