Quý 2/2023, FPT ước lãi kỷ lục hơn 2.200 tỷ đồng
BÀI LIÊN QUAN
FPT động thổ trung tâm công nghệ hơn 2.000 tỷ đồng: Đặt mục tiêu đưa Quy Nhơn thành trung tâm AI của ĐNÁ, thu hút hàng nghìn nhân sự công nghệ trên thế giớiApple Store mở cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam có ảnh hưởng đến FPT Shop, Thế giới Di động hay CellphoneS?Những điều cần biết về ông Hoàng Việt Anh - tân Chủ tịch FPT TelecomTheo Nhịp Sống Thị Trường thông tin, mới đây Công ty Cổ phần FPT (mã chứng khoán: FPT) đã công bố kết quả kinh doanh của 6 tháng đầu năm nay với nhiều con số ấn tượng. Theo đó, doanh thu của công ty trong nửa đầu năm ước đạt 24.166 tỷ đồng, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, lợi nhuận trước thuế là 4.339 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2022 đã tăng 19,3%. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 3.003 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã ghi nhận mức tăng trưởng 20,6%, tương ứng với con số lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 2.732 đồng, tăng 19,8% so với năm trước.
Nếu tính riêng trong quý 2 năm nay, FPT ước đạt lợi nhuận trước thuế là 2.218 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 19,4%. So với quý liền trước, con số này đã cao hơn gần 5%. Điều đáng nói, đây chính là mức lợi nhuận trước thuế cao nhất mà công ty này từng đạt được trong một quý.
Tình hình kinh doanh theo từng khối của FPT ra sao?
Xét về tình hình kinh doanh theo từng khối trong 6 tháng đầu năm, tiếp tục giữ vai trò chủ chốt của FPT là khối Công nghệ (bao gồm Dịch vụ Công nghệ Thông tin trong nước và Dịch vụ Công nghệ Thông tin nước ngoài). Mảng này đóng góp đến 59% doanh thu của cả công ty cùng với 46% lợi nhuận trước thuế của toàn Tập đoàn. Cụ thể, doanh thu của khối Công nghệ FPT trong 6 tháng đầu năm là 14.202 tỷ đồng và 2.005 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, so với cùng kỳ năm trước đã tăng trưởng lần lượt 25,1% và 26,3%.
Đáng chú ý, doanh thu của Dịch vụ Công nghệ Thông tin tại nước ngoài là 11.227 tỷ đồng trong nửa đầu năm, so với cùng kỳ năm 2022 đã tăng 30,2%. Lợi nhuận trước thuế tăng 34,6%, đạt 1.834 tỷ đồng. Những thị trường trọng điểm của FPT đều giữ được đà tăng trưởng cao, đặc biệt là thị trường Nhật Bản dù đồng Yên bị mất giá, so với cùng kỳ thị trường này đã tăng trưởng 39,1%.
Tăng trưởng này chủ yếu đến từ nhu cầu chi tiêu lớn cho mảng công nghệ thông tin của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là chi tiêu cho chuyển đổi số. Đây cũng là lĩnh vực mà xứ sở hoa anh đào đang dần bị tụt lại so với Mỹ nói riêng và các quốc gia phương Tây nói chung sau một khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Bên cạnh những yếu tố khách quan như về nhu cầu thị trường, FPT trong thời gian qua đã tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa tỷ giá (currency hedging), đồng thời điều chỉnh tăng giá bán bám sát với sự biến động của đồng Yên Nhật, đảm bảo sự tăng trưởng tốt của thị trường Nhật Bản.
Bên cạnh đó, ‘ông lớn’ này còn đẩy mạnh những hoạt động để thúc đẩy kinh doanh phát triển, bao gồm việc mở thêm các văn phòng mới và tăng cường ký kết với nhiều tập đoàn lớn. Được biết, mới đầu tháng 6 năm nay, doanh nghiệp này đã mở văn phòng thứ 15 tại Nhật Bản. Ngày 23/6, FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Honda, tiến tới việc phát triển những cơ hội công tác thuộc lĩnh vực quản trị dịch vụ công nghệ thông tin trên phạm vi toàn thế giới.
Trong 6 tháng đầu năm nay, doanh thu chuyển đổi số từ các thị trường nước ngoài của FPT đạt 4.886 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2022 đã tăng trưởng 40%. Doanh thu mảng này chủ yếu tập trung vào các công nghệ mới như Cloud, AI/Data Analytics, ... Cũng trong khoảng thời gian này, FPT ghi nhận khá nhiều đơn hàng lớn đến từ thị trường nước ngoài. Doanh thu ký mới được ghi nhận là 15.017 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng trưởng 28,6%. Trong đó, doanh nghiệp này có 3 dự án lớn với quy mô hơn 5 triệu USD.
Khác với diễn biến khả quan ở trên, Dịch vụ Công nghệ thông tin trong nước vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt do nhu cầu sụt giảm từ khối khách hàng doanh nghiệp. Trong nửa đầu năm, doanh thu từ mảng này của FPT là 2.975 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng 9%. Lợi nhuận trước thuế giảm 24,3% so với cùng kỳ và đạt 171 tỷ đồng. Trong khoảng thời gian này, doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh việc hợp tác với khối chính phủ và các bộ ban ngành, khối doanh nghiệp nước ngoài cũng như các ngành kinh tế ít bị ảnh hưởng, mục tiêu duy trì mức tăng trưởng của tập đoàn. Tính đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp này đã xúc tiến việc ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số với tổng cộng gần 30 địa phương trên toàn quốc.
Đối với khối Dịch vụ Viễn thông, kết quả kinh doanh của FPT trong nửa đầu năm nay tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số. Cụ thể, doanh thu khối Dịch vụ Viễn thông trong 6 tháng đầu năm là 7.423 tỷ đồng, tăng trưởng 10,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 1.475 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 14,5%.
Ngoài ra, nhu giáo dục ngành công nghệ thông tin tăng mạnh trong nửa đầu năm nay đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy doanh thu của mảng Giáo dục. Doanh thu mảng này của FPT là 2.754 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2022 đã tăng 42%.